Chìa khóa thành công) Người biết tiết kiệ" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

5 bí quyết thông minh hơn khi chi tiêu

Advertisement

(Chìa khóa thành công) Người biết tiết kiệm sẽ trở nên giàu có. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể sống sung túc trong khi thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”? Làm thế nào có thể dành dụm được khoản tiền tiết kiệm trong khi vẫn có những chuyến du lịch hàng năm? 

Sau đây là 5 bí quyết chi tiêu thông minh sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

5 bí quyết thông minh hơn khi chi tiêu
5 bí quyết thông minh hơn khi chi tiêu 

1. So sánh giá khi mua sắm

So sánh giá khi mua sắm là điều căn bản để chi tiêu thông minh hơn. Chi trả nhiều hơn khoản mà bạn đang quyết định mua thứ gì đó mà chẳng dựa trên cơ sở nào cả ngoại trừ niềm tin rằng người bán đang bán giá hợp lý. Bạn thường chẳng lưu tâm đến việc liệu giá đưa ra có phải là giá tốt hay không.

Quan điểm cơ bản là đây: mức giá cho cùng một sản phẩm rất khác nhau, đôi khi khác nhau một cách đáng kể.

Dưới đây là những lời khuyên cho việc so sánh giá:

• Lên mạng: Bằng cách sử dụng internet, bạn có thể thường xuyên tìm được các mức giá tốt hơn và giảm bớt thời gian đầu tư cho việc so sánh giá khi mua hàng.

• Nhận thức về các khoản tiết kiệm cộng dồn. Đúng là việc tiết kiệm được vài đồng cho mỗi lần mua sắm có thể không xứng đáng với thời gian mà bạn bỏ ra để so sánh giá, nhưng việc liên tục mua hàng với số lượng lớn sẽ nhanh chóng được cộng dồn vào.

• Cảnh giác về các mánh lới quảng cáo bán lẻ. Các nhà bán lẻ có thể làm cho việc so sánh giá khó khăn hơn hoặc cố gắng làm giảm khả năng so sánh giá.

• Tự kiểm tra: nếu bạn còn hoài nghi về việc so sánh giá cả có xứng đáng với thời gian mình bỏ ra hay không hãy thực hiện cuộc thí nghiệm.

2. Theo dõi chi tiêu

Trước khi có thể cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí, bạn phải biết được đồng tiền đã đi đâu. Vì thế, việc theo dõi chi tiêu là bước đầu tiên cho việc xử lý tài chính cá nhân.

Việc theo dõi chi tiêu không phải là bài tập về quản lý tài chính cá nhân cẩn trọng quá mức. Nó cho phép bạn trám đầy những khe hở của sự chi tiêu phung phi và chuyển hướng đồng tiền đến các khoản ưu tiên thật sự. Và nó cũng sẽ chứng minh được các khoản phí nhỏ được cộng dồn lại như thế nào.

Hãy theo dõi chi tiêu hàng ngày trong 2 tháng, nhận thức rằng bạn sẽ bỏ lỡ một số chi phí mùa vụ nào đó, chẳng hạn như máy điều hòa hoặc nghỉ mát mùa hè.

3. Các chuẩn mực chi tiêu thông minh

Bạn có thể dựa vào các chuẩn mực sau đây để chi tiêu thông minh.

• Nhà cửa: Khoản chi trả thế chấp và chi phí có liên quan không nên vượt quá 29% tổng giá trị thu nhập hàng tháng của bạn.

• Nợ nần: Tổng các khoản chi trả tiền nợ không nên vượt quá 36% tổng thu nhập của bạn. Khoản này bao gồm: thế chấp, khoản nợ mua xe, thẻ tín dụng, nợ học phí và tiền cấp dưỡng,…

• Phương tiện đi lại: Đây sẽ là khoản tính gây sốc nhất cho hầu hết mọi người. Khoản này không nên vượt quá 7% tổng thu nhập.

• Sửa xe: Nếu chi phí sửa chữa ít hơn một nửa giá trị hiện hành của xe thì hãy sửa.

• Quà tặng dịp lễ. Không chi tiêu quá 1,5% tổng thu nhập mỗi năm của bạn.

• Bảo hiểm nhân thọ: Người trụ cột gia đình – người mà cả gia đình đều sống phụ thuộc vào người này có thể xem xét điều khoản bảo hiểm nhân thọ ngang bằng từ 6 đến 10 lần tổng thu nhập, cộng thêm các chi phí như nợ thế chấp, nợ tiêu dùng.

• Tài sản ròng. Tài sản ròng là thước đo cao nhất cho sự thành công về tài chính. Tất cả các khoản tiền mà bạn có, trừ đi tất cả các vật sở hữu của bạn. Nếu bạn trả dứt các khoản nợ, bạn sẽ còn lại những gì? Tài sản ròng của bạn phải ngang bằng với số tuổi của bạn nhân với thu nhập trước thuế chia cho 10.


4. Mua hàng đã qua sử dụng

Việc mua hàng đã qua sử dụng có thể là một quyết định hay hoặc dở tùy thuộc vào kết quả tiết kiệm được tiền hay lãng phí tiền. Nhưng sự khôn ngoan đối với việc mua lại sản phẩm đã từng được người khác sở hữu sẽ là chìa khóa để chi tiêu thông minh hơn.

Các tiêu chí đánh giá:

• Tiết kiệm: Mua hàng đã qua sử dụng thường có nghĩa là chấp nhận nhiều rủi ro hơn bởi vì bạn không thể trả hàng cho người bán lẻ hoặc cho nhà sản xuất.

• Mua hàng đã qua sử dụng có hoặc không hẳn là hạ thấp chất lượng. Ví dụ mua một chiếc bàn đã qua sử dụng làm bằng gỗ thật sẽ có chất lượng cao hơn là mua bàn mới bằng ván ghép.

• Chất lượng đã qua sử dụng: Một số mặt hàng không có sự khác biệt nào về chức năng giữa hàng đã qua sử dụng và hàng mới.

• Độ dài tuổi thọ: Tránh mua những mặt hàng có tuổi thọ quá ngắn.

5. Tiêu xài của trời cho: Đừng phung phí

Hàng ngày, có rất nhiều người vẫn phung phí số tiền thừa kế, bồi thường án phí, tiền thưởng, tiền hoàn thuế,… Đó là vì chi tiêu thông minh là điều rất khó và tiêu xài của trời cho một cách khôn ngoan lại càng khó hơn nữa.

Hãy tham khảo những lời khuyên sau:

Không làm gì cả.Nếu bạn không phải đối mặt với phá sản, đừng tiêu xài số tiền “trời cho” trong một thời gian – ít nhất là 3 tháng và tốt hơn là 6 tháng.

Đừng nghỉ việc và đừng tiêu xài xa xỉ. Hãy cất tiền vào nơi nào đó an toàn như gửi ngân hàng.
Tìm sự trợ giúp: Hãy phát triển mối quan hệ với các chuyên gia có thể giúp đỡ bạn. Tìm lời khuyên cho các vấn đề như bảo hiểm, thuế và kế hoạch bất động sản

Lập kế hoạch: Đứng đầu trong danh sách chi tiêu phải là hạng mục trả nợ, ngoại trừ nợ thế chấp và tạo ra quỹ khẩn cấp với trị giá từ 3-6 tháng.

Theo “hoclamgiau.vn”
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468