RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

5 Cách Quản Lý Làm Giảm Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên

Advertisement

Nếu bạn muốn giữ chân những nhân viên xuất sắc, hãy nhìn lại cách quản lý cùng môi trường làm việc mà bạn đang tạo ra. Để đảm bảo nhân viên của bạn có sự tin tưởng về một môi trường phát triển toàn diện, Chefjob.vn sẽ bật mí cho bạn 5 cách quản lý làm giảm động lực làm việc mà mỗi người quản lý cần tránh.

Nếu bạn muốn giữ chân những nhân viên xuất sắc, hãy nhìn lại cách quản lý cùng môi trường làm việc mà bạn đang tạo ra. Để đảm bảo nhân viên của bạn có sự tin tưởng về một môi trường phát triển toàn diện, Chefjob.vn sẽ bật mí cho bạn 5 cách quản lý làm giảm động lực làm việc mà mỗi người quản lý cần tránh.


Quản lý không đúng cách sẽ làm giảm động lực làm việc của nhân viên – Ảnh: Internet

Thời điểm thị trường tuyển dụng trở nên đông đúc và cạnh tranh gay gắt, tìm kiếm nhân tài đã khó, để giữ chân được những người xuất sắc lại càng khó khăn hơn. Có những môi trường công sở mà nhân viên thoải mái và nỗ lực vượt trội trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những môi trường làm việc khiến nhân viên cảm thấy bế tắc, và một trong những yếu tố gây nên tình trạng này đến từ cách quản lý của lãnh đạo làm giảm động lực làm việc của nhân viên.

5 cách quản lý phổ biến dưới đây chính là tác nhân “phá hủy” động lực làm việc ở các văn phòng.

QUẢN LÝ THEO MỆNH LỆNH

Một điều cực kỳ “tối kỵ” nhưng lại rất phổ biến ở những người quản lý đó là dùng mệnh lệnh để quản lý nhân viên. Hãy thử đặt mình vào vị trí của nhân viên để hiểu được cảm giác khi bạn đưa ra ý kiến của mình nhưng không được ghi nhận và phải im lặng làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Đó là một sự không bình đẳng trong công việc.

Nếu nhân viên có thành tích tốt, công ty phải có hình thức khen thưởng hoặc động viên. Và ngược lại, nếu họ phạm phải sai lầm, tùy vào mức độ vi phạm để có những hướng giải quyết, kỷ luật theo quy định. Điều này tạo động lực cho nhân viên cố gắng làm việc hơn.

THIẾU SỰ GIAO TIẾP

Duy trì liên lạc, giao tiếp giữa nhân viên và quản lý là hành động cần thiết giúp bạn hiểu được nhân viên của mình hơn. Nếu thiếu sự giao tiếp với cấp dưới lâu ngày sẽ vô hình tạo một khoảng cách vô cùng lớn trong môi trường làm việc.

LÃNG PHÍ THỜI GIAN

Thực tế hiện nay ở một vài văn phòng, có những quản lý thường xuyên duy trì những cuộc họp không cần thiết, hoặc những email có nội dung không thật sự hữu ích. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian cũng như chất lượng công việc của mỗi người. Nếu trường hợp này lặp đi lặp lại nhiều lần, nhân viên dễ dàng có tình trạng chán nản.


Những buổi họp không thật sự hữu ích gây nhàm chán – Ảnh: Internet

Để đào tạo nhân viên sử dụng hiệu quả thời lượng làm việc mỗi ngày, chính người quản lý phải là người biết trân trọng thời gian trước tiên. Thay vì lãng phí thời gian vào những hoạt động vô bổ, bạn có thể tổ chức những buổi tập trung nhân viên để đào tạo về một kỹ năng mới nào đó, hoặc dành thời gian để nhân viên tập trung làm việc đạt chất lượng nhất.

THIẾU ĐỊNH HƯỚNG, TẦM NHÌN

Mỗi nhân viên khi bắt đầu bước vào một môi trường làm việc mới đều cần nhiều sự tìm tòi, học hỏi. Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, đòi hỏi quá trình hướng dẫn, định hướng phải rõ ràng, đúng mục tiêu. Nếu thiếu sự định hướng, kể cả nhân viên giỏi nhất cũng trở nên yếu kém.

Mỗi công ty đều có phong cách làm việc, văn hóa và mục đích hoạt động khác nhau, vậy nên mỗi nhân viên góp mặt trong đó phải có những kỹ năng phù hợp. Nhiệm vụ của những người lãnh đạo là truyền tải một thông điệp định hướng và tầm nhìn rõ ràng để nhân viên biết được họ nên tập trung vào những nội dung nào.

KHÔNG CÓ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN

Tất cả nhân viên đều cảm thấy mình cần học hỏi và rèn luyện mỗi ngày để phát triển kỹ năng. Môi trường làm việc chính là một điều quan trọng quyết định sự phát triển của mỗi cá nhân. Một môi trường phát triển sẽ giúp nhân viên tìm được con đường thăng tiến trong sự nghiệp của mình, họ cũng sẽ cảm nhận được những điều tốt đẹp nhất mà lãnh đạo và công ty luôn dành cho họ.

Và ngược lại, nếu môi trường thiếu tính phát triển sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán và trì trệ công việc. Nhân viên không tìm thấy những điều họ có thể học hỏi, lâu ngày sẽ có tư tưởng từ bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm một vị trí và môi trường làm việc mới.


Quản lý đúng cách để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng – Ảnh: Internet

Nhân lực chính là chìa khóa để mỗi doanh nghiệp vững bước tạo dựng thành công. Chefjob hy vọng với bài chia sẻ vừa rồi, các lãnh đạo sẽ tránh được những bước quản lý không hiệu quả, làm giảm động lực làm việc của nhân viên. Hãy nhớ rằng, nhân tài sẽ không ở lại lâu trong một môi trường tồi.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468