RaoVat24h
Quản trị kinh doanh

8 cách đưa bạn đến thành công trong kinh doanh trực tuyến

Advertisement

Với tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, chi phí thuê mặt bằng khá cao, để giảm chi phí thì kinh doanh trực tuyến sẽ là một sự lựa chọn tức thời. Trong thời kỳ bùng nổ Internet như hiện nay, việc kinh doanh qua web bán hàng trực tuyến, các website thương mại điện tử không phải là điều quá khó khăn.

8 cách đưa bạn đến thành công trong kinh doanh trực tuyến
1. THIẾT LẬP MỘT CƠ SỞ HẠ TẦNG VỮNG CHẮC MÀ TIẾT KIỆM

Bạn không cần thuê một chuyên gia HTML, một thiết kế hay một kỹ sư mạng để xây dựng một trang web thương mại điện tử. Bạn có thể tự xây dựng website bán hàng trực tuyến cho mình theo biểu mẫu sẳn có (lấy từ trên mạng) hoặc nhờ một công ty chuyên thiết kế trang web bán hàng online (ví dụ: siêu web,..)

2. TẠO SỰ THUẬN TIỆN CHO KHÁCH HÀNG KHI MUA SẮM

Cũng như những cửa hàng truyền thống luôn trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp họ nhanh chóng tìm được sản phẩm mà họ mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thể không quan tâm tới yếu tố này.

Hãy đảm bảo cho cửa hàng trực tuyến của bạn được tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Tuỳ thuộc vào sự đa dạng và số lượng những sản phẩm bạn cung cấp, hãy quan tâm tới sơ đồ trang web (site map) để định hướng cho các khách hàng một cách rõ ràng nhất cho website của mình.
Bạn cũng nên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì, và luôn chủ động tìm cách thay đổi và cải thiện.

Một ví dụ rất thú vị muốn chia sẻ với các bạn, đó là hãng Massachusetts Bay Trading Company (massbaytrading.com), chuyên kinh doanh trực tuyến những sản phẩm được sản xuất tại Massachusetts, Mỹ. Đồng sáng lập của công ty là Bob Nilsson cho biết khi cửa hàng trực tuyến được khai trương vào năm 2002, trên trang web có những hình ảnh tĩnh về các loại thẻ tín dụng khác nhau để cho khách hàng biết loại thẻ nào có thể dùng để thanh toán hàng hóa bán tại đây. Nhưng người sử dụng vẫn liên tục click chuột vào những hình ảnh đó vì họ nghĩ đây là một lựa chọn hàng hoá nào đó.

“Họ click chuột và đợi, nhưng rồi không gì xuất hiện cả”, Nilsson cho biết, “Sau đó chúng tôi nhận được rất nhiều lời phàn nàn về việc tốc độ trang web quá chậm”. Vì vậy, Nilsson quyết định xây dựng đường link dẫn từ những bức hình này tới trang hướng dẫn thanh toán và khách hàng đã hài lòng.

3. HIỂU RÕ VỀ KHÁCH HÀNG

Thông thường, những khách hàng mua sắm trực tuyến rất khác những khách hàng mua sắm tại cửa hàng. Sự tương tác với khách hàng trực tuyến của bạn là rất quan trọng. Bạn đừng quên nghiên cứu và xác định những khách hàng trực tuyến thông qua các cuộc điều tra trực tuyến, nhóm nghiên cứu hay đơn giản gọi điện cho khách hàng.

Bạn cũng cần xác định những sản phẩm/dịch vụ nào sẽ lôi cuốn các khách hàng mua sắm trực tuyến và từ đó hợp lý hoá cách chào hàng của bạn. Ngoài ra, những đề xuất sản phẩm miễn phí, giảm giá hay dùng thử,… cũng rất giá trị. Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, bạn phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.

4. DUY TRÌ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

“Khi bạn thiết kế một cửa hàng trực tuyến, sẽ rất dễ sa vào mong muốn đưa vào đó mọi thứ”, Karen Frishman, giám đốc tiếp thị của hãng Ruby Lane (rubylane.com), một trang web thương mại điện tử cho những nhà bán lẻ đồ gốm sứ, đồ cổ,…, cho biết, “Tất cả những hình ảnh động hay việc bổ sung thêm đồ hoạ trên trang web chỉ khiến tốc độ duyệt của trang web chậm đi. Một thiết kế rõ ràng và đơn giản là tốt hơn cả”.

Và bạn cũng đừng quên tích hợp vào bản thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình những dữ liệu tiếp thị ngoại tuyến. Mọi thứ ngoại tuyến nên được đưa vào đây.

5. ĐẢM BẢO YẾU TỐ NỘI DUNG THÍCH HỢP

Bạn cần có những miêu tả sản phẩm dễ đọc và dễ hiểu, các bức hình chất lượng cao, những hướng dẫn mua sắm và giao nhận rõ ràng.

Các nhà bán lẻ trực tuyến thường xuyên đăng tải những thông tin nghèo nàn, họ tự mình soạn thảo nội dung hay đưa lên những hình ảnh mờ nhạt, chất lượng thấp. Kết quả là bạn tạo ra một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, khiến các khách hàng kết luận rằng hàng của họ có chấp lượng thấp. Thay vào đó, bạn hãy thuê những chuyên gia viết quảng cáo, tiếp thị và sử dụng những nhà nhiếp ảnh kỹ thuật số có tay nghề cao. Sau đó xác định nội dung để công việc bán hàng được diễn ra tốt nhất.

Ví dụ, Pinxav, một công ty được thành lập từ năm 1927 chuyên sản xuất kem dưỡng da được bán cho các nhà bán lẻ chọn lọc. Chủ sở hữu công ty thế hệ thứ ba (theo phả hệ gia đình) Gregg Steiner một vài năm trước đây đã khai trương cửa hàng trực tuyến (pinxav.com).

Giờ đây, doanh thu bán hàng trực tuyến đã chiếm 10% tổng doanh thu của công ty. “Chìa khoá là những quảng cáo truyền khẩu”, Steiner cho biết. Để có được danh tiếng này, ông đã trông cậy vào việc truyền tải thật nhiều các nội dung hữu ích, bao gồm những lời khuyên chăm sóc da, công thức làm đẹp, so sánh sản phẩm,…. “Chúng tôi luôn hướng dẫn mọi người không chỉ về sản phẩm mà còn rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống quý báu khác”, Steiner nói.

6. XÂY DỰNG LÒNG TIN VÀ SỰ TÍN NHIỆM

Hãy thường xuyên tái khẳng định với các khách hàng rằng bạn sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân. “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và chuyên môn như thế nào”, Frishman cho biết, “Các khách hàng mong muốn biết rõ người mà họ đang mua hàng”.

Với một mức chi phí không đáng kể, bạn có thể đăng ký và có được những nhãn mác phê chuẩn từ các tổ chức tư vấn khách hàng như TRUSTe (www.truste.org) hay Better Business Bureau Online (www.bbbonline.org). Việc đưa ra đảm bảo hoàn tiền 100% cũng sẽ xoa dịu được nỗi băn khoăn của khách hàng.


7. TỐI ƯU HOÁ CÁC CƠ HỘI

Các công cụ tìm kiếm trực tiếp là phương thức nhanh chóng và tiết kiệm nhất để thu hút các khách hàng mới, nhưng với điều kiện trang web của bạn phải được thiết lập chuẩn xác. Điều đó đồng nghĩa với những “meta tags” (nhãn ghi) thích hợp và thông minh – tại đó cung cấp các thông tin được đưa vào những trang web cho phép các công cụ tìm kiếm trực tiếp tìm thấy bạn.

Việc này còn đồng nghĩa rằng bạn cần hiểu rõ hệ thống quản lý trang web để khi nào cần làm mới nội dung, bạn sẽ không đánh mất các từ khoá mà các công cụ tìm kiếm trực tuyến đã ghi nhận. Các chi tiết và thứ hạng tìm kiếm trực tuyến luôn thay đổi mỗi ngày. Trừ khi bạn có riêng cho mình những nhà chuyên môn kỹ thuật, còn bằng không hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia khác

8. LÀM MỚI, LÀM MỚI VÀ LÀM MỚI

“Những cửa hàng thành công của chúng tôi luôn là những cửa hàng năng động nhất”, Frishman cho biết, “Đó là những chủ cửa hàng trực tuyến luôn linh hoạt cập nhập thông tin, bổ sung hàng hoá mới, đăng tải những bức hình mới và cả không ngừng thay đổi bố cục trang web cho hấp dẫn hơn”. Đừng bao giờ “ngủ gật” trên thành công. Hãy thay đổi các cửa sổ hình hoạ của bạn, thay đổi giao diện trang chủ,… Hãy luôn cập nhập các sản phẩm mới, hay luân chuyển các sản phẩm từ những trang con ra trang chủ và ngược lại.

Bạn đừng quên những phần thưởng. Hãy nhớ đem lại cho các khách hàng trung thành một điều gì đó mới mẻ hay đặc biệt, chẳng hạn như lời mời giảm giá hay một món quà tặng nhỏ nào đó. Bạn cũng nên gửi đi những e-mail thông báo cho các khách hàng bất cứ khi nào bạn có sản phẩm mới hay hạ giá sản phẩm.

Ngoài ra, bạn sẽ cần đến những xúc tiến bán hàng khác, chẳng hạn như đặt đường link của cửa hàng trực tuyến lên tất cả các dữ liệu tiếp thị, quảng cáo – từ túi bán hàng đến danh thiếp kinh doanh và văn phòng phẩm.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468