Theo K" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing Seo

9 mẹo tăng lượt truy cập miễn phí từ Google News

Advertisement
Theo Kurt Loder, một nhà báo Mỹ, tin tức là những điều thú vị liên quan đến những gì đang diễn ra trên Thế Giới; xảy ra trong những lĩnh vực văn hóa, lôi kéo sự chú ý của nhiều độc giả.

Như vậy, những nội dung thông tin có trong trang web của bạn có như vậy không? Trang web của bạn có thường xuyên cập nhật những nội dung tin tức mới về các sự kiện đang diễn ra? Bạn thường xuyên đưa lên những tin tức về tình hình địa phương và những gì đang diễn ra trong một ngành nghề cụ thể? Bạn có thường xuyên post bài trên blog và tích cực trong việc viết nhận xét?

Phát triển nội dung tin tức có chất lượng cao là một công việc khá vất vả và đòi hỏi sự bền bỉ. Tuy vậy, bạn  nghĩ sao nếu tôi nói trang web của bạn có thể kiếm thêm 10% lượng truy cập từ Google mà không cần tốn thêm nhiều công sức? Liệu con số 20% có hấp dẫn đối với bạn? 30% hoặc hơn thì sao?

Ở đây, tôi hoàn toàn không nói về bất kỳ điều gì bất hợp pháp hay đen tối cả. Tôi chỉ đang đề cập đến việc làm thế nào để trang web của bạn có thể được tìm thấy trên Google Tin tức.


Hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc tối ưu hóa nội dung trang web của họ để lọt vào danh mục tìm kiếm web của Google, và điều đó thật tuyệt. Nhưng Google quản lý vô vàn các danh mục, và con đường tắt để đạt được ranking cao trong số vô vàn các danh mục này là thông qua việc kiếm thêm lượt truy cập từ Google.

Vậy làm cách nào đề làm được điều đó? Google thường bao gồm thêm một số mô-đun để đưa ra thêm các kết quả liên quan từ những danh mục khác (như Google Hình ảnh, Google Tin tức) trong trang kết quả tìm kiếm của Google – những trang tổng hợp và phổ biến được bộ máy tìm kiếm trả về.

Cách tăng lượt truy cập website


Do đó, Google Tin tức có thể là một mỏ vàng còn ẩn giấu nếu như trang web của bạn đạt được những tiêu chuẩn dành cho một trang tin tức của Google:

Trang web xuất hiện trên Google Tin tức cần đưa ra những tin tức cập nhật kịp thời về những vấn đề quan trọng hoặc hấp dẫn đối với độc giả. Những bài báo hướng dẫn, mục tư vấn bạn đọc, giới thiệu việc làm, hoặc những nội dung thông tin cần chính xác tuyệt đối như dự báo thời tiết, chứng khoán thường không được đề cập trên Google Tin tức.

Nếu trang web của bạn thường đưa lên những tin tức cập nhật, chính thống – thậm chí chỉ cần một tỉ lệ phần trăm tin tức trên tổng thể nội dung được cung cấp – bạn có thể được tham gia vào Google Tin tức.

Lợi ích của việc tham gia vào Google Tin tức là gì?

Tôi đã giúp đỡ vô số trang web chuẩn bị và được chấp nhận tham gia vào Google Tin tức. Sau khi được chấp nhận, tôi đã nhìn thấy CTR (Click qua tỉ lệ) của trang web đó trên Google ngày một cải thiện, với khoảng thêm 35% lượt truy cập đến từ Google Tin tức chỉ trong vòng vài tháng. Nhưng dĩ nhiên, con số này có thể thay đối đối với trang web của bạn.

Loại thông tin nào phù hợp để tham gia Google Tin tức?

Theo Google, tin tức có thể có nhiều hình thức. Dĩ nhiên, các bài báo dưới dạng văn bản từ các trang tin sẽ được khuyến khích nhiều hơn, nhưng Google Tin tức không chỉ giới hạn ở đó. Tôi đã thấy các tin dưới dạng trình chiếu các hình ảnh, và thậm chí là trang video cũng có thể xuất hiện trong danh mục của Google Tin tức.

Hơn nữa, thông tin không nhất thiết phải xuất phát từ trong nước, các địa phương, khu vực. Google Tin tức cũng sẵn sàng chấp nhận các tin lấy từ blog, những tin bài mỉa mai, hay những thông cáo báo chí.

 Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng bạn không nên để tâm đến những nội dung như tin cô đọng (round-ups), tin vắn, thư gửi biên tập viên, ý kiến, vv. Những mẩu tin này đều không có chất lượng cao và tập trung.

Nghĩ ra nội dung chính gốc

Điều quan trọng cần lưu ý là: họ sẽ chỉ chú ý đến những thông tin chính gốc. Hãy quên việc tập hợp các tập tin từ những bài báo ngoài vào trang web của bạn rồi mong những bài đó được chấp nhận vào Google Tin tức vì họ không cần những nội dung thông tin trùng lặp.

Và lời cảnh báo thêm là: Google Tin tức nhập trang web vào danh mục mà không tính phí, kể cả khi khi trang tin của bạn có 90% nội dung là được cung cấp, chỉ có 10% còn lại là nguyên gốc. Bạn sẽ làm việc với Google Tin tức để đưa 10% thông tin đó vào danh mục, và khi mà bạn đã dành được lòng tin, có thể họ sẽ bắt đầu đưa một mẫu thông tin tổng hợp (không phải nguyên gốc) từ trang web của bạn vào danh mục (điều này đã có tiền lệ), mặc dù họ nói chỉ chấp nhận những thông tin gốc. Nếu bạn biết cách chơi trò tung hứng với những quy luật của Google, thi thoảng bạn sẽ được lợi.

Google Tin tức thực ra không chú trọng đến thông tin quảng cáo một sản phẩm cụ thể, một tổ chức, hay bất cứ hình thức thương mại báo chí nào. Google có quan điểm rất rõ ràng về điều này. Nếu chẳng may những kiểu tin này xuất hiện trên Google Tin tức thông qua sitemap (mục lục tin trên trang web) của bạn, họ có thể sẽ cấm toàn bộ trang web của bạn trên Google Tin tức. Những thông tin không phù hợp này ít nhiều sẽ tạo ra lỗi số liệu (chúng ta sẽ bàn thêm về vấn đề này sau).

Làm sao để xuất hiện trên Google Tin tức?

Nhìn chung, một trang web phải áp dụng một số điều cụ thể để có thể được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google Tin tức.

Dù Google bảo vệ quyền được đưa bất kỳ tin tức nào họ nghĩ sẽ hứng thú với độc giả, quy trình yêu cầu, rà soát là cần thiết để một trang tin được đưa vào danh mục. Nếu không có đơn yêu cầu chính thức, trang tin sẽ chỉ được xuất hiện loáng thoáng trên Google Tin, và điều đó sẽ không thể giúp bạn dành được lượng CTR bạn muốn.

Khi bạn xem xét đơn yêu cầu của mình, có khả năng bạn sẽ phát hiện ra rằng có một số thứ bạn cần chuẩn bị cho trang web của mình trước khi đưa lên Google Tin tức. Bạn sẽ muốn sắp xếp lại trang web của mình trước khi yêu cầu Google Tin tức xét duyệt.

Mẫu đơn yêu cầu có thể hơi dài dòng. Bạn nên trả lời tất cả câu hỏi một cách thật lòng (nếu không, họ sẽ nhanh chóng tìm ra và từ chối đơn của bạn), và cẩn thận, tỉ mỉ rà soát những gì đã hỏi trước khi cho phép bạn nhấn nút Nộp đơn.

Lưu ý rằng trang tin của bạn tích cực chưa chắc đã đảm bảo Google chấp nhận bạn. Nếu bạn không nắm được các quy luật, họ sẽ từ chối đơn của bạn, và sau đó bạn sẽ phải đợi ít nhất 60 ngày trước khi có thể nộp đơn lại. Bạn nên chỉnh chu mọi thứ ngày từ ban đầu để có thể đạt được lượng truy cập cao càng sớm càng tốt.

Tốt nhất, vì chẳng tốn xu nào để nộp đơn tham gia, nên bạn sẽ phải chuẩn bị tốt và tối ưu hóa nội dung để được chấp nhận. Tuy nhiên, sau cùng thì những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.

Mẹo để thành công với Google Tin tức

Sau đây là các mẹo nhỏ tôi học được từ việc làm việc với Google Tin tức. Những mẹo này sẽ giúp trang web của bạn sẵn sàng để được chấp nhận trên Google Tin tức và đạt được thành công.

#1: Nghiên cứu hướng dẫn và đảm bảo trang web của bạn tuân thủ những hướng dẫn đó
Tài liệu về những hướng dẫn tổng thể về chất lượng, kỹ thuật của Google Tin tức nói chi tiết về những gì họ mong muốn từ trang web của bạn. Đọc kỹ những hướng dẫn này và đảm bảo trang web của bạn tuân thủ đầy đủ.

#2: Tạo một trang tin với thông tin liên lạc thực tế
Để tăng tính tin cậy, Google Tin tức yêu cầu bạn cung cấp URL (tên giao thức) để liên lạc (theo chuẩn Mỹ) trên trang web của bạn cùng với tên của tác giả và biên tập viên, địa chỉ, và số điện thoại/ email liên lạc. Chỉ mẫu trang web liên lạc không thôi chưa đủ để thay thế những yêu cầu này.

#3: Tạo Sitemap cho Google
Một trong những yêu cầu của Google Tin tức là URL của bạn có thêm 3 số phía sau. Điều đó có thể là một thay đổi khá phiền toái cho hệ thống quản lý thông tin (CMS) đối với nhiều trang.
Điều Google không làm rõ là: bạn có thể đi đường vòng với những yêu cầu này bằng việc tạo nên Sitemap dựa trên XML (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng).

Tôi thích lựa chọn này, khi Sitemap hoạt động như một trang quản lý các tin tức đưa lên cho Google Tin tức, bù đắp cho nhu cầu tìm kiếm nội dung tin của họ — không kể bạn phải cung cấp thông tin chính xác. Để chắc chắn bạn được lợi từ Sitemap, thực hiện những mẹo sau:

Thực hiện chính xác những nghi thức của Google Tin tức. Những nghi thức của Sitemap cho Google Tin tức XML được đưa ra trên trang Tạo Sitemap cho Google Tin tức. Trang web này vạch ra những thẻ nào bắt buộc và thẻ nào tùy chọn. Google ghi nhận công cụ của họ không tạo được một Sitemap phù hợp, vì vậy họ đưa ra danh mục các công cụ khác để giúp bạn làm công việc này.

Chỉ bao gồm URLs cho những thông tin chính gốc trong trang của bạn trên Sitemap. Nếu bạn trộn lẫn những thông tin tổng hợp với thông tin chính gốc vào trang web của mình, bạn cần tìm cách chia tách chúng thông qua thẻ, hoặc thư mục hoặc bất kỳ cơ chế nào hiện có – như vậy bạn có thể tạo ra một mục lục trong sạch chỉ bao gồm những URLs với nội dung chính gốc.

Hãy nhớ rằng nếu bạn liên tục đưa những URLs với nội dung tin tổng hợp lên Sitemap, Goolge sẽ có thể loại bỏ trang web của bạn trên danh mục của Google Tin tức.

Lưu ý: Nếu bạn muốn tạo nên chương trình đọc tin riêng để tìm kiếm (RSS feed for search), chứa đựng tất cả các URLs bạn đưa lên, bao gồm cả nội dung tin gốc và tin tổng hợp, ý tưởng đó không tồi. Hãy chỉ dùng tên giao thức chuẩn cho những trang đó. Bạn có thể nộp cả Sitemap có nội dung gốc và tổng hợp, cũng như tập hợp các thông tin có nội dung toàn diện bằng việc sử dụng công cụ Crawl > Sitemaps trong Google Webmaster Tools. Hãy chắc chắn bạn nộp Sitemap trước khi nộp đơn yêu cầu để được Google Tin tức chấp nhận.

Chỉ đưa URLs cập nhật trong vòng 48 giờ trên Sitemap. Google chỉ muốn nhận được thông tin cập nhật trong vòng 2 ngày gần nhất. Tin cũ cũng chỉ là tin cũ mà thôi.

Cập nhật Sitemap thường xuyên. Sử dụng hệ thống quản lý nội dung của bạn hoặc các công cụ cập nhật mục tin khác để tự động cập nhật và làm mới lại Sitemap sau mỗi lần post tin mới. Điều này cho phép Google đưa thông tin của bạn lên danh mục nhanh hơn và đảm bảo danh mục tin của Google luôn tươi mới.

#4: Sử dụng thẻ Meta Keywords
Google tạo nên các thẻ <meta> keywords tùy chọn để sử dụng cho Google Tin tức. Họ nhận ra rằng nhiều biên tập viên tin tức (đặc biệt là những người đã quen với việc làm việc với bản in) thường viết ra những dãy <title> và <h1>, đã được tối ưu các từ khóa nhưng chưa hoàn hảo.

Khi tiêu đề “Wall Street lays an egg” (Phố Wall thất bại hoàn toàn) xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo, Google dẫn ra một ví dụ từ vụ sụp đổ thị trường chứng khoán tháng 10 năm 1929. Giờ đây trong thế giới của Internet và công nghệ hiện đại, liệu Google có diễn giải những đầu báo tương tự để đưa ra nội dung có liên quan đến các sản phẩm từ sữa hoặc gia cầm nội địa?

Nhập thẻ <meta> news_keywords. Thẻ này giúp cụ thể hóa từ khóa hay cụm từ khóa nào là có mối quan hệ gần gũi nhất trong trang web. Một thẻ cũng có thể được sử dụng để làm rõ hơn các thuật ngữ còn tối nghĩa (ví dụ: đối với một bài báo về Chicago, cho biết nội dung này sẽ là về một ban nhạc, một thành phố, một vở kịch, hay một bộ phim?)

Tôi ủng hộ việc sử dụng các cụm từ khóa có liên quan chặt chẽ nhất đến các câu chuyện. Sau đây là một ví dụ về mã nguồn của thẻ <meta> news_keywords (nội dung dĩ nhiên liên quan đến chủ đề của câu chuyện):
<meta name=”news_keywords” content=”chicago the band, singer peter cetera, singer terry kath, chicago transit authority band, experimental rock band, rock band with brass, color my world” />

Tôi cho rằng Google Tin tức nên triển khai thẻ này như một phần trong chiến lược của mình. Kinh nghiệm cá nhân cho thấy, việc sử dụng thẻ này trong mã nguồn trang web và việc URL có được xuất hiện trong danh mục tin của Google Tin tức hay không có liên quan chặt chẽ với nhau.

Google đưa ra một số nguyên tắc xoay quanh việc sử dụng thẻ này, vì vậy bạn cần nắm bắt những điều sau đây:
  • Chỉ sử dụng từ 1 đến 10 cụm từ khóa. Đó là nguyên tắc của Google. Không được quá 10 từ khóa trên một trang (phần vượt quá giới hạn này sẽ bị bỏ qua).
  • Chỉ được sử dụng dấu phẩy để chia tách các cụm từ khóa, không được dùng dấu chấm. chỉ sử dụng các ký tự kiểu chữ số. Bạn được phép sử dụng dấu phẩy nhưng chỉ đề chia tách các cụm từ khóa. Hãy cẩn thận với những lối thường gặp ví dụ như việc sử dụng dấu ngoặc trong các câu rút gọn hoặc sở hữu cách, dấu chấm trong viết tắt và các tiêu đề cá nhân, và những cách sử dụng dấu phẩy thông thường khác, như để giới hạn với những con số lớn hoặc trong dãy các tính từ. (Từ khóa của bạn sẽ không tối ưu nếu bạn mắc phải hai lỗi cuối)!
  • Tất cả các cụm từ khóa có giá trị ngang nhau. Không giống với dãy từ <title> và <img> alt, trong đó trật tự từ rất quan trọng đối với giá trị liên quan của từ khóa, trong dãy <meta> news_keywords, vị trí các từ không quan trọng.
Tôi có danh sách riêng gợi ý về việc sử dụng công cụ thẻ này:
  • Không lặp các từ khóa sử dụng trong các thẻ từ khóa liên quan trong chuẩn của SEO, ví dụ <title>, <h1>, and <img> alt. Chỉ xem thẻ <meta> news_keyword như một phần bổ sung cho những thẻ đó. Bạn sẽ có cơ hội để nói thêm về những từ khóa đó trong trang web.
  • Nhập vào các từ khóa bạn sẽ sử dụng để tìm bài báo đó trên Google. Xem xét những khía cạnh cốt lõi của tin tức như: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, và tại sao. Những từ khóa hiệu quả là những danh từ riêng, như tên người, địa điểm, sự kiện, đặc biệt khi chúng phổ biến với đối tượng người đọc mà bạn hướng tới. Tưởng tượng xem nếu bạn tình cờ nghe được một điều thú vị nào đó trên đài trên đường đi làm về nhà, và bạn muốn tìm lên mạng tìm tin tức về điều đó, bạn sẽ làm thế nào?
  • Viết từ khóa dài khoảng 3-5 từ. Đây chỉ là nguyên tắc. Nhưng nhìn chung, bất cứ từ khóa nào ngắn hơn sẽ quá rộng để tìm được các kết quả thật giá trị, và những từ khóa dài hơn cũng sẽ không giúp bạn tìm kiếm hiệu quả.
  • Không chèn quá nhiều từ khóa trong thẻ này. Nhớ rằng bạn chỉ được mời vào danh mục của Google Tin tức, nên nếu bạn cố tình vi phạm lỗi ngu ngốc như vậy, trang của bạn sẽ nhanh chóng bị trục xuất.
#5: Sử dụng thẻ Link Standout khi có cơ hội

Google Tin tức khuyên bạn thêm thẻ <link> standout đối những tin quan trọng, sốt dẻo để giúp trang web của bạn có điểm nhấn trong danh mục tìm kiếm với  nhãn Featured (tiêu điểm). Nếu tin tức đưa lên là tin chính gốc, chứng tỏ người đưa tin ấy lên đã đầu tư khá nhiều công sức, và dĩ nhiên vì thế mà tin tức đó sẽ nổi bật. Như vậy, còn chần chừ gì mà không sử dụng thẻ standout này? Nhưng khuyến cáo rằng, bạn không nên sử dụng thẻ này quá 7 lần/ tuần – nếu bạn lạm dụng nó, trang web của bạn sẽ bị chặn bởi Google Tin tức.
9 mẹo tăng lượt truy cập cho website
Đây là mã nguồn sử dụng trong ví dụ trên:

Mã nguồn website

Lưu ý: Điều kỳ lạ là Google cho phép thẻ standout được gán cho là thẻ sử dụng trong thẻ <link> hoặc thẻ <meta> , cả hai được sử dụng trong mục <head> của mã nguồn trang. Những thẻ này có định dạng rất giống nhau, ví dụ sau cho thấy điều đó:
<link rel=”standout” href=”http://www.xyz.com/big-news-story-2314″/>
hay
<meta name=”standout” content=”http://www.xyz.com/big-news-story-2314″/>
Sử dụng một trong hai link trên là đủ. Điều này thật kỳ lạ!

Adam Sherk, một SEO được đánh giá cao trong lĩnh vực liên quan đến nội dung tin, đã viết một bài blog thú vị về thẻ này. Anh ấy nói rằng thỉnh thoảng thì thẻ này được sử dụng khá hiệu quả. Adam cũng đi sâu thêm vào việc đưa ra lời khuyên về thời điểm cũng như cách thức sử dụng để khai thác tối đa hiệu quả của nó trên Google Tin tức.

#6: Đưa nội dung hình ảnh lên với tên miền giống trang web

Google Tin tức mong muốn hình ảnh có bạn sử dụng chung tên miền với trang web. Đối với hầu hết mọi người thì điều này có thể không có gì khó khăn, nhưng một vài trang web lớn không làm thế (họ sẽ sử dụng tên miền không có cookie có thể giải quyết vấn đề hiệu suất).

Hơn nữa, Google Tin tức còn thêm hình ảnh thu nhỏ trên danh mục kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu những hình ảnh của bạn không ở đúng nơi Google cần tìm. Trogn những trường hợp này, họ sẽ lấy hình ảnh từ những nguồn khác để thay thế hoặc bỏ qua hết các hình ảnh cùng lúc.

Tuy nhiên, rắc rối về hình ảnh nguồn thường không phải là vấn đề của Google Tin tức, bạn có thể thấy ở hình ảnh sau:

Hình ảnh gốc trên Google News

Bạn có thể thấy những vấn đề lớn hơn việc chỉ không sử dụng hình ảnh nguồn. Hình ảnh gán cùng với tin nguồn thay thế trên danh mục tìm kiếm được kết nối đến những tin tức giống nhau từ những nguồn thay thế này. Nói cách khác, nếu người tìm kiếm click vào hình ảnh bên cạnh bài báo trong danh mục tìm kiếm chứ không phải link văn bản, thì click đó sẽ không được tính cho bạn nếu hình ảnh đó không phải từ bài báo của bạn – thay vào đó, trang nguồn của hình ảnh đó sẽ được lợi.

Phần Tin tức trong danh mục tìm kiếm chính cũng hoạt động tương tự, mặc dù nó chỉ cấp một hình ảnh cho 3 link. Bạn muốn Google Tin tức sử dngj hình ảnh của bạn vì bạn mong dành được càng nhiều truy cập càng tốt, vì vậy đừng để tuột mất bất cứ cơ hội nào.

Nếu kết cấu trang web của bạn không thể tuân thủ quy định về tên miền, hãy sử dụng Hệ thống hỗ trợ của Google Tin tức (sẽ được nói đến ở cuối bài báo này) và cung cấp cho họ số liệu về địa chỉ IP của Mạng lưới phân phối nội dung (CDN) đối với hình ảnh của bạn.

Chắc chắn họ sẽ cố gằng tạo điều kiện cho bạn, nhưng bạn cũng cần điều chỉnh trang web của mình sao cho phù hợp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, Google Tin tức sử dụng hình ảnh dựa trên thông tin về Mạng lưới phân phối nội dung CDN. Dù sao hãy cứ thử đưa ra yêu cầu một cách chân thành và xem điều gì sẽ xảy ra!

#7: Tối ưu hóa trang web của bạn để phù hợp theo tiêu chuẩn của SEO
Trang tin tức cũng là một dạng trang web, vì vậy hãy đảm bảo tối ưu hóa các từ theo chuẩn SEO với các thẻ <title>, thẻ <h1>, thẻ miêu tả <meta>, và <img> alt. Hơn nữa, cần đảm bảo có đầy đủ các phần chữ (không bao gồm link) trong trang web của bạn để công cụ tìm kiếm có thể giải mã được.

Những tin sốt dẻo không được lên tới 1.500 từ – xét cho cùng thì sự mới mẻ mới là nhân tố ảnh hưởng đến ranking, nhưng nếu bạn thường viết những bài báo quá ngắn (< 100 tử), Google Tin tức sẽ phải phân tích cú pháp để hiểu ý nghĩa bài báo (và sự xác đáng của những câu hỏi). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang trình chiếu hình ảnh và video, vì vậy hãy cung cấp thêm thông tin cho Google Tin tức để giải mã hơn là chỉ đưa ra giữ liệu.
Những định nghĩa về công cụ quét lỗi (crawl error) của Google News quy định 80 từ là con số tối thiểu cho một bản tin. Dĩ nhiên đó là quy định trên giấy tờ, nhưng bạn sẽ không kiếm lời nhiều từ Google Tin tức với những bài 80 từ vì nó quá ngắn để cạnh tranh trên danh mục tin. Bạn nên đưa lên những tin tức sốt dẻo tầm 125 từ (không bao gồm link) là tối thiểu, và ít nhất bài báo đó có thêm 250 từ không link cho những tin khác (những gợi ý này cũng áp dụng cho tin ảnh và video).

Sau đây là một mẹo cuối cùng, khá quan trọng về độ dài của nội dung tin: nếu tin tức của bạn thường rất ngắn và trang web của bạn cho phép công khai nhận xét của người dùng, những bài báo của bạn có thể sẽ được đưa vào danh mục lúc đầu nhưng sẽ biến mất một thời gian ngắn sau đó. Đặc biệt, những trang này còn có thể tạo ra những lỗi như “Article fragmented” (Bài báo bị thiếu) hoặc “Article too short” (bài quá ngắn).

Những lỗi này thường xảy ra khi những nội dung tạo bởi người dùng (UGC) hiện lên trên trang mã nguồn, làm các tin tức ùa ra, và cả trang web sẽ sở thành một mớ lộn xộn đối với Google Tin tức. Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu chức năng UGC được loại bỏ, nhưng nếu bạn vẫn muốn giữ nhận xét của người dùng trên trang web của bạn, hãy sử dụng mã AJAX (JavaScript và XML không đồng bộ) để gói các nội dung nhận xét ấy lại, điều này giúp cho những “con bọ” quét của Google không nhìn thấy những thông tin đó.

#8: Giám sát thông tin truy cập trước đó trong Google Tin tức

Theo dõi sự thành công của nội dung tin trên Google Tin tức trong bộ công cụ phân tích web của bạn bằng việc giám sát tin giới thiệu từ news.google.com.

Phân loại những truy cập từ phần Tin tức trong danh mục tìm kiếm sẽ khó khăn hơn một chút. Bạn có thể chiết ra (extract) những thông tin này ra bằng việc tạo ra một phân đoạn cho thấy các tin giới thiệu là bắt nguồn từ www.google.com và chứa dãy QqQIw hoặc QpwI – Google sử dụng dãy này đối với dữ liệu giới thiệu (khi họ cấp cho chúng tôi) để chỉ định URLs nào được truy cập trong phần Tin tức xuất hiện trên danh mục tìm kiếm.

Để biết thêm thông tin chi tiết và những định nghĩa khác về các dãy dành cho tin giới thiệu từ Google, tham khảo Decoding Google’s Referral String.

#9: Giám sát những sai sót về quét và nhập tin vào danh mục tìm kiếm đối với Google Tin tức trong bộ công cụ Webmaster Tools của Google

Trong bộ công cụ Webmaster Tools của Google, nhấp chuột vào Crawl > Crawl Errors và sau đó chọn News để kiếm tra xem có lỗi nào liên quan đến quét và nhập nội dung không. Nếu có, truy cập vào trang hỗ trợ của Google News-specific crawl errors hoặc News Publishers section page để có thêm thông tin chi tiết và đầy đủ hơn về chức năng khắc phục sự cố của Google Tin tức.

Bạn nên nghiên cứu thêm bài báo với tựa đề The Most Common Google News Errors and How to Avoid Them (Những lỗi thông dụng nhất trên Google Tin tức và cách khắc phục) của Adam Sherk để hiểu sâu hơn.


Google News Support Venues

Trụ sở hỗ trợ của Google Tin tức

Đối với những câu hỏi về kỹ thuật, đặc biệt là những câu hỏi dành cho đội ngũ kỹ sư của Google Tin tức, hãy ghé thăm trang Google News Publishers support forum hoặc Google News Publishers Support request webform nếu có vấn đề nảy sinh. Trang thứ nhất là diễn đàn thông tin nguồn mở, câu hỏi của bạn có thể được trả lời bởi những người tham gia diễn đàn, trong khi đối với trang còn lại, đội ngũ nhân viên của Google sẽ trả lời bạn, và có thể sẽ mất vài ngày để nhận được phản hồi từ họ.

Hãy kiên nhẫn

Sẽ mất vài tuần để Google Tin tức đưa ra quyết định đối với Đơn yêu cầu của các ứng viên. Bạn chỉ cần chắc chắn bạn đã hoàn thành tốt công tác chuẩn bị trước khi nộp đơn. Như vậy, đơn của bạn sẽ không bị từ chối chỉ vì lý do trang web của bạn chưa hoàn chỉnh.

Một khi trang web của bạn được chấp nhận, hãy tập trung vào việc tạo nên những nội dung tin có giá trị, tuân thủ các nhân tố ảnh hưởng đến ranking của Google Tin tức, vì trong Google có cả một dàn tên tuổi lớn trong lĩnh vực này. Họ sẵn sàng cạnh tranh với trang web của bạn với những nội dung tin tương tự. Thậm chí cả khi bạn đã được chấp nhận, bạn vẫn cần có nội dung tin và quy trình kỹ thuật tốt để cạnh tranh với các đối thủ khác. Nếu bạn làm như vậy thì việc kiếm thêm truy cập từ Google Tin tức chỉ là chuyện một sớm một chiều. Chúc bạn thành công!

Sưu tầm

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468