"Không, tôi không nói đến bả" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

ABC về quản lý (1)

Advertisement

“Không, tôi không nói đến bảng chữ cái, mà ABC ở đây là một con đường ta quay về với những điều cơ bản. Chúng giúp chúng ta chuyển các bí quyết thành kỹ năng để cải thiện hiệu quả việc quản lý.
KEEP IN SHORT AND SIMPLE 
(Giữ cho sự việc Đơn giản và ngắn gọn)
A = TÁC NHÂN
B = HÀNH VI
C = HẬU QUẢ
A (Activators) là các tác nhân thúc đẩy hành động. Đó là những điều mà nhà quản lý cần làm trước khi một người nào đó phải thực hiện một mục tiêu. Chẳng hạn như Đặt mục tiêu (Các lĩnh vực trách nhiệm, Các tiêu chuẩn phải thực hiện và Các chỉ dẫn).
B (Behaviour) là hành vi hay sự thực hiện. Đó là điều mà một người nói hoặc làm. Ví dụ: Viết Báo cáo, Đi làm, Bán hàng, Phạm lỗi, Viết đơn đặt hàng,…
C (Consequences) là các hậu quả hoặc những gì người quản lý làm sau khi một người nào đó thực hiện hoặc định thực hiện một mục tiêu. Ví dụ: Khen ngợi (Trực tiếp, cụ thể, Chia sẻ cảm nghĩ), Khiển trách (Trực tiếp, cụ thể, chia sẻ cảm nghĩ, Hỗ trợ cá nhân), Không có phản ứng.
Nếu các nhà quản lý có thể học để hiểu, để đưa ra được các tác nhân cần thiết (A) và các hậu quả (C) thì họ sẽ đảm bảo được hành vi (B) hay sự thực hiện có hiệu quả hơn.
Việc đặt mục tiêu là tác nhân. Chính tác nhân đã bắt đầu mọi việc. Việc đặt mục tiêu chính là tác nhân quan trọng nhất mà một người quản lý phải nhớ. Khi từng cấp bậc hiểu rõ trách nhiệm và biết cách thực hiện cho tốt trong phạm vi cho phép thì những thứ khác sẽ dần tốt lên. Một khi người ta đã được thúc đẩy, họ sẽ sẵn sàng thực hiện.
Nếu việc đặt mục tiêu là đúng thì việc thực hiện sẽ biểu hiện bằng ngôn ngữ của hành vi – Có nghĩa là nó có thể nhìn thấy được, quan sát được và tính toán được, đo lường được. Điều đó là quan trọng vi khi người quản lý quan sát hành vi của cấp dưới có thể xác định được hành vi của thuộc cấp có đóng góp vào việc hướng tới mục tiêu (tức là làm đúng), hay cản trở, trì trệ trong việc thực hiện mục tiêu (tức là làm sai). Chính điều đó gợi cho người quản lý cách làm thế nào “phản ứng” lại.
Phản ứng chính là giải quyết các hậu quả. Đó là C trong ABC quản lý. Khen ngợi, Khiển trách hay Không phản ứng chính là các hậu quả. Khen ngợi là tích cực và tiêu cực là Khiển trách. Dù là tích cực hay tiêu cực, hậu quả phải thích hợp.
Vấn đề của nhà quản lý là Khen ngợi hay Khiển trách phần lớn thường phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của bản thân trong ngày chứ không nhìn đến việc làm của người ta. Nếu tinh thần họ tốt, họ vỗ vai khích lệ; còn nếu không tốt, họ quát mắng tất cả. Dù tốt hay không, thì kiểu khen ngợi hay khiển trách bừa bãi, không phân biệt, thì lòng tin vào người quản lý sẽ có vấn đề ngay. Và khi họ thấy người quản lý của mình không đáng tin thì làm cho họ bị xáo trộn.
Thế nhưng, với người quản lý mà nói, khi nào thì khiển trách và khi nào thì đặt mục tiêu còn dễ lẫn lộn hơn và khó phân biệt hơn giữa khiển trách và khen ngợi. Người quản lý có thể khiển trách hiệu quả chỉ với những người đã từng thành công, bởi vì lúc đó người quản lý có thể kết thúc sự phản ứng tiêu cực của mình bằng một lời khen, chẳng hạn như: “Anh là một trong những nhân viên tốt nhất của tôi. Hành vi vừa rồi của anh thật không giống anh chút nào”. Tuy nhiên, người quản lý không làm như vậy đối với các thành viên học cách thực hiện mục tiêu, vì họ chưa có được quá trình thực hiện mục tiêu hiệu quả.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468