Rất nhiều nhà quản lý không những không kết thúc sự khiển trách bằng lời khen mà" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

ABC về quản lý (Phần 3 – Khiển trách có hiệu quả)

Advertisement
Rất nhiều nhà quản lý không những không kết thúc sự khiển trách bằng lời khen mà còn bắn phá nhiều phát súng chia lìa. Chẳng hạn như: “Nếu như anh cho rằng anh được tăng lương/thăng chức thì anh đã có một suy nghĩ lạ đấy”.
Chuyện gì xảy ra khi người quản lý ấy đi khỏi? Người ta sẽ nghĩ và nói về cách cư xử của người quản lý đối với người bị khiển trách hay về việc anh kia đã làm sai?.
Những người chứng kiến sẽ truyền tai nhau về sự đáng sợ đến thế nào của người quản lý.
Vậy nếu kết thúc lời khiển trách bằng một lời khen thì sao?
Gỉa dụ người quản lý thay vì nói như trên, ông ta nói :”Anh làm tốt đấy. Nhưng hành vi của anh không thế!”. Lúc đấy, sau khi ông đi khỏi, anh ta sẽ ngẫm nghĩ xem mình đã làm điều gì sai. Nhưng nếu anh ta còn cố phàn nàn với đồng nghiệp của mình thì chắc họ sẽ ngăn anh ta lại, kiểu như: “Sao anh bị kích động thế nhỉ?” Ông ta nói anh là một trong những người làm việc tốt nhất của ông ta đấy thôi. “Ông ta chỉ không muốn anh mắc lại sai lầm ấy nữa thôi”.
Khi người quản lý kết thúc khiển trách bằng một lời khen thì người ta sẽ nghĩ về hành vi của mình chứ không phải về cách cư xử của người quản lý.
Quy tắc của sự khiển trách là nhà quản lý chỉ có 30 giây để suy nghĩ về việc làm sai của ai đó. Khi nào nó xong thì là xong, không nên mãi cứ cằn nhằn với người đó về một việc làm sai.
Điều đó thường xảy ra trong các gia đình, khi con cái họ làm sai hay phạm lỗi. Bắt được con đi chơi thì hết mẹ rồi đến bố mắng. Dường như mắng con chưa đã, tối lên giường hai vợ chồng còn hậm hực cằn nhằn nhau. Tức quá lại chạy qua mắng con tiếp. Sáng hôm sau vẫn chưa nguôi, kêu con lại nói tiếp… đại loại thế. Thảo nào các bạn trẻ thường khó chịu và “tỏ thái độ”; đôi khi hờn dỗi buông một câu “bố mẹ lại lên lớp”, lại “thuyết giảng đạo lý” đấy à!…
Đừng bao giờ làm cho người đối diện hiểu rằng việc khiển trách là một cuộc tranh luận. Hãy làm cho người ấy hiểu rằng: “Tôi đang nói với anh những cảm nghĩ của tôi về việc anh làm sai. Nếu sau đây anh muốn thì cũng sẽ tranh luận với anh. Nhưng ngay lúc này đây, không phải tôi muốn tranh cái, mà chỉ nói với anh điều tôi nghĩ.”.
Đến đây, chắc bạn cũng tự hỏi: “Nếu ta chấp nhận nguyên tắc khen một người nào đó khi chấm dứt khiển trách thì tại sao lại không bắt đầu khiển trách bằng một lời khen?”. Kiểu như là vỗ vai khích lệ – đá nhẹ, rồi lại vỗ vai khích lệ.
Học được cách tách biệt giữa khen và chê là rất quan trọng. Nếu ta bắt đầu khiển trách bằng một lời khen thì ta sẽ làm mất tác dụng của lời khen ấy.
Vì rằng lúc ta đến gặp một người đúng là để khen ngợi, anh ta sẽ chẳng nghe lời khen đó của ta, anh ta quan tâm đến việc tiếp theo lời khen của ta là gì, tức là chờ điều gì chẳng lành sẽ tiếp theo lời khen.
Như vậy, bằng cách khen và chê theo đúng trật tự người quản lý có thể làm cho các nhân viên của mình nghe rõ cả hai thứ. Các hình phạt thích đáng như giáng chức, thuyên chuyển công tác hay kiểu hình phạt gì khác khi đó thực sự cũng không cần thiết lắm.  Tuy nhiên, đó là kinh nghiệm chẳng dễ chịu gì cho lắm.
Đón xem phần 4 – Hệ thống PRICE
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468