(Kienthucseogoogle.com) SEO là gì ?
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Bài 1 – Quy trình nghiên cứu từ khóa

Advertisement
(Kienthucseogoogle.com) SEO là gì ?
SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa để website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) từ đó nâng cao thứ hạng website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan.
Và để bắt đầu một chiến dịch SEO thì việc đầu tiên ta cần làm đó là nghiên cứu từ khóa.

Quy trình nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là công việc dễ dàng ngay cả với những người bắt đầu. Tuy nhiên nếu quá trình nghiên cứu làm không tốt, làm ẩu dẫn đến chọn sai bộ từ khóa thì sẽ dẫn đến việc lãng phí thời gian công sức để SEO từ khóa lên xong không có ích gì nhiều.
Bước 1: Sử dụng Search box google 
Các bạn dùng google search box lấy các từ khóa gợi ý ( các từ khóa hiện ra khi ta gõ bất kỳ một keyword nào vào ô search box google đó là những từ khóa có lượng người tìm kiếm nhiều )
Bước 2: Sử dụng Google Keywords Planner

  • Đăng nhập vào Google Adword bằng tài khoản  Gmail. Chọn công cụ -> công cụ lập kế hoạch từ khóa
Quy trình nghiên cứu từ khóa
  • Chọn tìm kiếm ý tưởng từ khóa và nhóm quảng cáo mới
Sau khi nhập từ khóa cần nghiên cứu và địa chỉ website của bạn google sẽ  nghiên cứu và show ra cho bạn  các từ khóa có liên quan đến trang của bạn.

  • Phân tích từ khóa
Sau khi xong các bước trên chúng ta sẽ nhìn thấy nhóm ý tưởng quảng cáo và nhóm ý tưởng từ khóa. Chọn nhóm ý tưởng từ khóa và tìm ra lượng tìm kiếm/ tháng của từng từ. Tùy từng lĩnh vực mà chúng ta sẽ lựa chọn lượng ra các từ khóa tiềm năng. Thông thường ít nhất các từ khóa chọn làm cũng có lượng tìm kiếm > 100. Từ bảng này ta chọn ra các từ có lượng tìm kiếm tốt nhất cho vào file excel
Bước 3: Sử dụng Ubersuggest.org để tìm thêm các từ khóa. 
Ở bước này sau khi có gợi ý từ Urbersuggest ta chọn thêm vài từ khóa nữa ném lại vào Google Keyword Planner và kiểm tra ==>> lọc ra các từ khóa có lượng tìm kiếm tốt tổng hợp lại cho vào file excel đã chọn ra ở bước 2
Bước 4: Sử dụng Google Trends kiểm tra xu hướng

Bước 5: Đo lường độ cạnh tranh của từ khóa
Đo lường độ khó từ khóa có nhiều cách và để làm tỉ mỉ ta còn phải phân tích cả website của đối thủ ( những người đang trên TOP từ tối ưu SEO onpage , backlink, tối ưu onsite… sẽ nói ở các bài sau ). Bài này chúng ta quan tâm đến yếu tố đầu tiên đó là chỉ số “intitle”
Cú pháp kiểm tra độ cạnh tranh : intitle:”keyword”

Thông thường chỉ số intitle > 50000 là cạnh tranh cao.  Ở bước này các bạn lấy từng từ khóa và kiểm tra theo cú pháp này để lấy ra con số ” độ cạnh tranh “. Keyword viết có dấu và nhớ là kiểm tra ở trình duyệt ẩn danh. Để sử dụng trình duyệt ẩn danh với Chrome ( Ctrl + Shift + N ) | Fifox ( Ctrl + Shift + P )
Sau khi ta lấy ra được các con số intitle các bạn sẽ tính chỉ số KEI 
Công thức tính  KEI = S^2/ C
Trong đó : 
  • S là lượng tím kiếm của từ khóa trong 1 tháng
  • C là độ cạnh tranh ( chỉ số intitle:”keyword”)

Yếu tố lựa chọn từ khóa:
  • Nhu cầu càng cao càng tốt
  • Cạnh tranh càng thấp càng tốt
  • Chỉ số ROI cao
  • Xu hướng 

==>> Chọn từ : Nhu cầu cao + Canh tranh thấp
Chú ý : Người dùng thường có xu hướng tìm kiếm các từ khóa dài. Và khi người dùng chấp nhận tìm kiếm từ khóa dài nghĩa là họ cần một sự chính xác cao hơn và do đó tỉ lệ chuyển đổi của những từ khóa dài thường cao hơn rất nhiều so với từ khóa ngắn. Do đó trong chiến dịch SEO bạn nên SEO từ khóa dài trước => Cạnh tranh thấp => lên TOP nhanh => có khách hàng ngay => có tiền ngay và khi từ khóa dài lên có traffic từ khóa ngắn sẽ dần lên theo!

Như vậy là bài 1 về “Quy trình nghiên cứu từ khóa” đã hết! Chúc các bạn làm thật tốt! Mọi thắc mắc xin comment tại BLOG này!
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468