RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Bên mái đèo Ngang

Advertisement

(QBĐT) – Đèo Ngang là con đèo lịch sử, đượm nét hoài cổ, từng được nhiều tao nhân mặc khách lưu dấu lại bằng những tuyệt phẩm thơ còn mãi với thời gian.

Dẫu thời gian lùi xa song, bây giờ, đèo Ngang vẫn là một thắng cảnh nổi tiếng, thu hút rất đông du khách, nhất là các bạn trẻ đến ngắm cảnh, dạo chơi trên đỉnh Hoành Sơn trong cảm giác tìm lại niềm hoài cổ.
Bên mái đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình đang tập trung xây dựng thành một điểm đến mang đậm nét du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng biển độc đáo.

Dạo bước trên đỉnh Hoành Sơn


< Hầm đường bộ đèo Ngang trên Quốc lộ 1A nối hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Dulichgo
Một ngày cuối tháng 9, nắng thu vàng rộm trải khắc các ngã đường. Thanh Minh trú ở thành phố Đồng Hới cùng nhóm bạn rủ nhau đi phượt lên đỉnh đèo Ngang. Minh nhắn tin rủ tôi cùng đi. Từ thành phố Đồng Hới theo quốc lộ 1A ra bắc chừng 80 km là đến đèo Ngang.

Ở đây, dãy núi Trường Sơn như một lưỡi kiếm đâm ra tận biển, tạo nên một vùng núi non với cảnh sắc sơn thủy rất đỗi hữu tình. Đèo là một đoạn quốc lộ 1A dài khoảng 6,5km, quanh co uốn lượn theo triền các dãy núi, từ xã Quảng Đông (Quảng Trạch) vươn dần lên đỉnh rồi đổ xuống xã Kỳ Nam (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Bây giờ có hầm đường bộ nên đèo chỉ còn là tuyến đường du lịch.

Đứng trên đèo nhìn xuống phía đông là biển Đông với đảo Yến, đảo Hòn La ở mạn Quảng Bình, mạn Hà Tĩnh là những ghềnh đá lô nhô đâm ngang ra bờ biển tạo thành những bãi tắm cát trắng mịn màng. Thấp thoáng dưới chân đèo phía bắc, phía nam là những ngôi nhà, dòng suối chảy quanh co, uốn khúc bên những ruộng lúa, rừng cây.
Dulichgo
Lên đỉnh đèo, nơi có tấm bảng phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình-Hà Tĩnh, rẽ theo con đường mòn nhỏ bên phải triền núi một đoạn, chúng tôi đến thăm, dâng hương lên di tích “Hoành Sơn quan” đứng trầm mặc giữa đồi thông xanh.

Theo sử sách ghi lại, đây là cửa ải Hoành Sơn trấn giữ trên con đường thiên lý bắc-nam xưa. Cửa Hoành Sơn cao hơn 4 mét, được xây từ triều Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), hiện còn nguyên vẹn, cùng với hai nền móng của tường lũy bằng đá chạy theo hai hướng vào núi và xuống biển. Trước đây, phía cửa có mỗi bên 1.000 bậc đá để lên xuống theo triền núi. Nay, cửa phía nam không còn bậc đá (hoặc chỉ còn dấu tích), phía bắc chỉ còn khoảng vài trăm bậc.

Giữa vi vu gió thu thổi nhẹ, đứng trên đỉnh đèo Ngang ngắm “Hoành Sơn quan”, trong tôi gợi lên niềm suy tưởng về một thời phân tranh Đàng Trong-Đàng Ngoài binh đao khói lửa. Trên cửa di tích, nơi các bậc đá rêu phong…, dường như còn đâu đây dấu chân những tiền nhân một thời xuôi ngược nam, bắc trên con đường thiên lý và cả các bậc tao nhân mặc khách ghé lại, lưu cho hậu thế những câu sấm truyền, áng thơ trữ tình vương nặng bước người qua.
Dulichgo

< Hoành Sơn quan trên đỉnh đèo Ngang.

Từ đỉnh đèo Ngang nhìn về phía tây là núi dựng đứng như bức bình phong xanh ngắt với ngàn mây bay vẩn vơ giữa thinh không vời vợi. Xuôi xuống mái đèo phía nam khoảng 400 mét, chúng tôi thấy một dãy núi cao hàng trăm mét, chắn trước mặt không khác gì một bức tường xanh sừng sững. Đoạn đường đèo đến đây như đâm thẳng vào bức tường, tạo cho người đi một cảm giác lạ kỳ. Cách chân đèo khoảng 600 mét là đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, nằm trong cụm di tích, danh thắng đèo Ngang.

Đền được dựng từ năm 1557, sau đó bị hư hỏng nhiều, gần đây được phục hồi theo nguyên mẫu. Và cũng cách Đèo Ngang khoảng 3 km là Vũng Chùa-đảo Yến, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nơi trở thành chốn linh thiêng, mỗi năm đón cả triệu lượt người đến dâng hương, viếng thăm.

Phát huy tiềm năng di tích-danh thắng đèo Ngang
Dulichgo
< Đường đèo khá dốc, có nhiều khúc cua nguy hiểm.

Theo quy hoạch du lịch Quảng Bình đến năm 2025, cùng với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thì phía bắc tỉnh cũng được quy hoạch một điểm du lịch mà chủ yếu ở khu di tích-danh thắng đèo Ngang.

Thế mạnh của điểm đến này là du lịch tâm linh với khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đền thờ Công chúa Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều đảo nhỏ và bãi biển đẹp đang được đầu tư thành các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển và làng nghề kết hợp du lịch cộng đồng.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Trường Thịnh Võ Minh Hoài, mới đây, tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận chủ trương cho đơn vị đầu tư xây dựng khu du lịch Vũng Chùa-đảo Yến với số vốn hơn 500 tỷ đồng, trên diện tích 45ha. Dự án được triển khai với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển kết hợp vui chơi giải trí, du thuyền, đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng du khách.

< Phong cảnh tuyệt đẹp nhìn từ trên đỉnh đèo Ngang.

Đặc biệt, ngoài nghỉ dưỡng biển, thăm Hoành Sơn Quan, di tích đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, nơi đây còn phục vụ khách ngắm rạn san hô, hệ sinh thái ở biển Vũng Chùa, đảo Hòn La, tham quan đảo Yến, đảo Chim. Theo nhiều người dân xã Quảng Đông (Quảng Trạch), đảo Chim cách bờ chỉ vài ba hải lý, là nơi sinh sống của chim hải âu xám (còn gọi là chim nhạn).
Dulichgo
Đảo rộng chưa đầy 1 km2 nhưng là thiên đường lý tưởng cho hàng triệu con chim hải âu xám, chim yến…cư trú. Từ cửa biển Cảnh Dương chỉ mất hai giờ đồng hồ là khách có thể đến được đảo Chim-một trong những điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Quảng Bình.

Nói về tiềm năng du lịch của khu vực phía nam đèo Ngang, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong hồ hởi khi đề cập đến làng biển Cảnh Dương, trong tương lai sẽ hình thành làng văn hóa-du lịch biển đặc trưng của Quảng Bình.

Ông cho rằng, với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên tự nhiên cùng với vị trí tiệm cận khu di tích, danh thắng đèo Ngang, khu du lịch Vũng Chùa-đảo Yến, làng Cảnh Dương có bề dày truyền thống văn hóa với nhiều phong tục độc đáo được tạo lập trong gần 375 năm hình thành và phát triển của vùng đất này.
Dulichgo

Để biến Cảnh Dương thành làng văn hóa-du lịch biển đầu tiên của Quảng Bình, Sở Du lịch phối hợp chính quyền địa phương thực hiện dự án “cung đường bích họa” tại làng biển này với những bức tranh tường, tranh 3D độc đáo, “kể” lại câu chuyện về quá trình hình thành, phát triển, truyền thống anh hùng trong kháng chiến và những nét đẹp bình dị của làng biển trù phú.

Đồng thời, Sở Du lịch cũng đang phối hợp các đơn vị thực hiện và kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, dịch vụ để mang đến cho du khách những sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng, những sự trải nghiệm khác biệt tại Cảnh Dương, như: không gian trưng bày hai bộ xương cá voi lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam dưới hình dạng nguyên thủy, công viên thuyền thúng, nhà hàng cá Voi…

< Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh dưới chân đèo.
Dulichgo
Bây giờ, một số hộ dân tại làng biển này đã biết đầu tư mở các homestay để đón khách du lịch đến nghỉ và trải nghiệm một số hoạt động nghề biển, thưởng thức đặc sản biển, ngắm cảnh quan trù phú của làng biển nổi tiếng này. Dưới chân đèo Ngang thuộc 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đời sống người dân đã có nhiều thay đổi. Nhà cửa kiên cố san sát, sinh kế cũng được bảo đảm hơn.

Riêng phía nam đèo, tiềm năng của dải đất ven biển Quảng Đông-Cảnh Dương đang từng bước được đánh thức, giúp cho người dân cải thiện cuộc sống rõ rệt. Trong đó, phải kể tới việc hình thành Khu kinh tế Hòn La với nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa và gần đây là các dự án du lịch đang được triển khai sẽ giúp cho vùng đất ấy vươn lên, đổi thay từng ngày.

Theo Hương Giang (Báo Quảng Bình)
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468