So với các quốc gia phong kiến Tây Âu, nhà" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị chiến lược Quản trị kinh doanh

Chế độ sở hữu Công của nhà nước phong kiến Việt Nam

Advertisement
     So với các quốc gia phong kiến Tây Âu, nhà nước phong kiến Việt Nam thiết lập và tồn tại trên chế độ sở hữu không thuần nhât: sở hữu công và sở hữu tư nhân.
     Sở hữu công là chế độ sở hữu giữ vai trò chủ đạo và thê hiện dưới 2 hình thức: Sở hữu nhà nước và sở hữu làng xã.Sở hữu nhà nước:
     Quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất không được khẳng định trực tiếp trong các văn bản pháp luật. Từ thê kỉ X với sự xuất hiện chế độ trung ương tập quyền, các nhà nước thế kỉ X đã mặc định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà nước: Quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất dần trở thành tập quán chính trị bền vững được pháp luật các triều đại bảo vệ. Khăng định quyền sở hữu tối cao, nhà nước giữ lại 1 bộ phận ruộng đất trực tiếp quản lí, sử dụng phần còn lại đã trao quyền quản lí sử dụng cho các chủ thể khác. Đây chính là cơ sở hình thành chế độ sở hữu ruộng đất đa hình thức (sở hữu chồng – sở hữu kép).
Chế độ sở hữu Công của nhà nước phong kiến Việt Nam
     Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí và sử dụng không lớn bao gồm: Tịch điền, ruộng sơn lăng, ruộng phong cấp, ruộng quốc khố, đồn điền, đất hoang… Dù trên danh nghĩa hay là sở hữu thực tế, quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất đều là quyền sở hữu tối cao với đầy đủ 3 quyền năng.
Sở hữu làng xã (công điền, quan điền):
     Vừa là tàn dư của công xã nông thôn vừa là kết quả của quá trình phong kiến hoá vềruộng đất nên sở hữu làng xã là sở hữu kép (danh nghĩa thuộc sở hữu nhà nước nhưng thực tế lại thuộc sở hữu làng xã). Sự tồn tại của ruộng đất làng xã không những giúp nhà nước thực hiện được chính sách đoàn kết dân tộc, duy trì, phát huy được truyền thống tự trị, tự quản làng xã mà còn đảm bảo được nguồn thu tô, thuế, lao dịch, binh dịch.
     Do vai trò quan trọng của ruộng đất làng xã, các triều đại phong kiến đều ban hành chính sách ruộng đất nhằm quản lí và bảo vệ hình thức sở hữu này. Nếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV nhà nước cho phép làng xã tự phân chia ruộng đất theo tập quán thì từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, làng xã buộc phải phân chia ruộng đất theo chính sách quân điền do nhà nước ban hành. Để bảo vệ ruộng đất công, ngoài việc nghiêm cấm hành vi bán ruộng đất khẩu phần (quân điền) của cư dân làng xã, nhà nước còn sẵn sàng can thiệp tới mức thô bạo khi ruộng đất công bị thu hẹp mà các biện pháp cải cách điền địa của Hồ Quý Ly và Minh Mạng là minh chứng cụ thể. Sự quyết liệt trong việc bảo vệ ruộng đất công của các triều đại phong kiến khiến ruộng đất công luôn là bộ phận ruộng đất giữ vai trò chủ đạo, tới giữa thế kỉ XIX ruộng đất công làng xã vẫn chiếm trên 50% diện tích đất canh tác.
 
 
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468