RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh

Advertisement

Phân tích tổng quát
Phân tích cấu trúc
Điều cốt yếu khi xây dựng chiến lược cạnh tranh là phải biết xem xét một
công ty trong tương quan với môi trường hoạt động của công ty đó.
Môi trường ở đây hiểu cụ thể là ngành nghề chủ yếu của doanh nghiệp đó
Sự cạnh tranh ở một ngành nghề thường xuyên tác động làm giảm mức lợi nhuận
trên một lượng vốn đầu tư xuống đến mức lợi nhuận sàn.
Năm yếu tố cạnh tranh
Công ty mới có khả năng ra nhập thị trường
Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế sản phẩm truyền thống
Sức mạnh khách hàng
Sức mạnh nhà cung ứng
Sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng ngành
=> Những yếu tố trên sẽ quyết định mức độ căng thẳng trong cạnh tranh
Mối đe dọa xâm nhập
Những công ty mới bước vào ngành sẽ mang theo một nguồn năng lượng mới, và
khao khát muốn chiếm thị phần, và thường là những tài nguyên quan trọng.
Một cuộc cạnh tranh giá và lợi nhuận giảm đồng thời với hầu hết những công
ty cùng ngành
=> Giải pháp:
Thường sử dụng giải pháp để xâm nhập ngành mới đó là mua một công ty đã
có lịch sử hoạt động trong ngành
Rào cản cho sự xâm nhập
Tăng hiệu quả kinh tế do quy mô lớn
Những công ty mới muốn thâm nhập vào ngành gặp nhiều khó khăn và trở
ngại do họ buộc phải đầu tư một quy mô lớn vs đồng thời phải đối phó
với những phản ứng mạnh mẽ từ các công ty trong ngành.
Dị biệt hóa sản phẩm
Những công ty đang hoạt động trong ngành sẽ có thương hiệu và lượng
khách hàng truyền thống nhất định. Và điều này là rào cản lớn đối với
những doanh nghiệp muốn bước chân vào ngành do cần chịu chi để có thể
chiếm được lòng tin từ khách hàng truyền thống của công ty đã tồn tại.
Yêu cầu về vốn
Yêu cầu phải đầu tư một lượng tài chính lớn để cạnh tranh và cũng tạo
ra một rào cản xâm nhập, đặc biệt nếu nguồn vốn ấy để chi tiêu những
khoản có nguy cơ cao hay không thể thu hồi được.
Phí tổn chuyển đổi
Là phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi chuyển đổi từ sản phẩm
một nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác.
Tiếp cận các kênh phân phối
Yêu cầu đảm bảo một hệ thống phân phối đối với một công ty muốn xâm
nhập vào thị trường cũng tạo ra một rào cản. Khi những kênh phân phối
đối với sản phẩm đã ổn định thì công ty mới phải thuyết phục họ chấp
nhận sản phẩm của mình bằng cách phá giá, chiết khấu, quảng cáo, pr
Những bất lơi về giá cả
Những công ty ổn định xác lập chỗ đứng trên thị trường có thể có những
lợi thế mà những công ty muốn ra nhập thị trường không thể có cho dù
tầm cỡ quy mô có to lớn tới đâu. Lợi thế đó là:
Công nghệ sản phẩm độc quyền
Được tiếp cận một nguồn nguyên liệu thuận lợi
Vị trí thuận lợi
Những khoản hỗ trợ từ chính phủ
Kinh nghiệm
Chính sách chính phủ
Chính phủ có thể giới hạn hay đóng của lối vào các ngành nghề bằng các
biện pháp như những yêu cầu về cấp phép hay hạn chế việc tiếp cận với
nguồn nhiên liệu
Sự trả đũa có thể thấy trước
Nếu sự xuất hiện của doanh nghiệp mới ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều doanh
nghiệp cùng ngành thì sự cản trở từ họ sẽ xuất hiện rất nhiều
Công ty đã ổn định trong ngành sẽ có nguồn tài chính mạnh mẽ để đáp trả
Công ty đã ổn định thường đầu tư lượng lớn tài sản và cơ sở vât chất
Ngành nghề tăng trưởng chậm dẫn tới giảm khả năng chấp nhận thêm một
công ty mới vào hoạt động
Cái giá phải trả cho những cản trở xâm nhập
Tính chất của những rào cản xâm nhập
Kinh nghiệm và quy mô cũng là những rào cản xâm nhập
Một số hạn chế của tăng hiệu quả kinh tế
Quy mô lớn, nên phí tổn thấp có thể phải làm công ty phải chịu một số
hạn chế. VD: khả năng phát triển công nghệ độc quyền một cách nhanh
nhạy sẽ kém
Những thay đổi công nghệ có thể ảnh hưởng xấu tới công ty có quy mô lớn
nếu thiết bị quá chuyên môn hóa, không đủ linh hoạt để thích ứng
Quá quan tâm tới mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế do quy mô lớn bằng những
công nghệ hiện có có thể làm chúng ta không thấy được những khả năng
công nghệ mới hay những phương cách cạnh tranh khác ít lệ thuộc vào mức
độ quy mô sản xuất lớn hơn.
So với quy mô thì kinh nghiệm không phải là rào cản lớn bởi kinh nghiệm
tự thân nó không thể đảm bảo được vai trò rào cản thị trường
Mức độ căng thẳng của cuộc đối đầu giữa các đối thủ cạnh tranh đang tham gia
Sự đối đầu xảy ra vì một hay nhiều đối thủ cạnh tranh hay cảm thấy áp lực
hay nhìn thấy cơ hội có thể cải thiện vị trí trên thị trường
Cạnh tranh mức thấp thường sẽ là cạnh tranh về giá
Sự đôi đầu giữa các công ty là kết quả của một số yếu tố cấu trúc tương tác
qua lại
Số lượng đối thủ cạnh tranh quá nhiều hay đã cân bằng nhau (bão hòa)
Ngành nghề tăng trưởng chậm
Sự tăng trưởng chậm của ngành nghề làm quá trinh cạnh tranh trở thành
một cuộc chơi chia thị phần
Chi phí cố định hay lưu trữ cao
Phí cố định cao tạo áp lực đối với tất cả các công ty, buộc họ phải
tăng công suất tối đa và điều nay dẫn tới tình trạng giảm giá hàng
loạt
Thiếu sự di biệt hóa hay phí tổn chuyển đổi
Sự dị biệt sản phẩm cũng tạo ra những tầng lớp bảo vệ sản phẩm ấy khỏi
cuộc chiến giá cải
Công suất tăng mạnh
Trường hợp việc tăng quy mô sản xuất để tiết kiệm đòi hỏi phải tăng
mạnh về công suất thì việc tăng mạnh đó ảnh hưởng tới sự cân bằng cung
cầu
Thành phần các đối thủ cạnh tranh đa dạng và phức tạp
Các đối thủ cạnh tranh khác nhau về chiến lược và nguồn gốc, tính cách
mối quan hệ với công ty mẹ cũng có mục tiêu khác nhau.
Quyết tâm cao trong đường lối chiến lược
Sự đối đầu ở một lĩnh vực ngành nghề sẽ trở nên không ổn định nếu số
công ty đặt quyết tâm cao là phải đạt được thành công ở lĩnh vực ấy.
Rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra
Rào cản ở đây là những yếu tố kinh tế, chiến lược và xúc cảm giữ chân
Tài sản, thiết bị chuyên môn hóa cao
Phí tổn cố định để thoát ra
Mối tương quan chiến lược
Những rào cản liên quan tới xúc cảm
Những hạn chế về xã hội vs chính phủ
Sư đối đầu luôn thay đổi
Những yếu tố quyết định mức độ căng thẳng trong đối đầu cạnh tranh luôn thay
đổi.
Một sự thay đổi thường thấy nữa trong đối đầu cạnh tranh xảy ra khi qua quá
trình một công ty mua lại một công ty khác mà một nhân vật mới xuất hiện.
Những rào cản thoát ra và rào cản xâm nhập
Thường thì rào cản thoát ra và rào cản xâm nhập có liên quan tới nhau
VD: những đầu tư quy mô lớn để tiết kiệm phí tổn thường gắn kết chặt chẽ với
những tài sản chuyên môn hóa cao
Áp lực từ những sản phẩm thay thế
Tất cả các công ty trong cùng lĩnh vực ngành nghề đều có cạnh tranh, với những ngành
nghề sản xuất những sản phẩm thay thế.
Những sản phẩm thay thế sẽ làm giảm mức lợi nhuận tiềm ẩn của ngành nghề bằng cách
áp đặt một mức trần đối với những mức giá mà những công ty trong ngành nghề ấy có thể
đưa ra trong phạm vi có thu được lợi nhuận
Xác định những sản phẩm thay thế là vấn đề đi tìm những sản phẩm khác có thể thực hiện
cùng chức năng như sản phẩm truyền thống, đồng thời nâng cao trải nghiệm hay với chi
phí thực hiện ít hơn …
Sức mạnh mặc cả của người mua
Một nhóm người mua sẽ có sức mạnh đối với ngành nghề có những điều kiện hoàn cảnh sau
đây:
Nhóm người này có tính tập trung hay mua những khối lượng hàng hóa lớn so với
doanh số người bán
Sản phẩm nhóm người này mua chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng phí tổn người mua bỏ
ra
Những sản phẩm nhóm người này mua thuộc hàng chuẩn hay không có tính dị biệt
Nhóm người này mua ít gặp phải phí tổn chuyển đổi.
Lợi nhuận của nhóm người mua này thấp
Người mua tạo ra được mối đe dọa có cơ sở là họ có thể rút ra khỏi thị trường
Sản phẩm không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của người mua
Người mua có đủ thông tin
Sức mạnh của nhà phân phối sỉ, lẻ cũng được quyết định bởi những quy luật này
Thay đổi sức mạnh người mua
Đa dạng hóa người mua về chất và lượng
Nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ
Sức mạnh mặc cả nhà cung ứng
Nhà cung ứng có thể tác động một lực mặc cả đối với các bên tham gia trong ngành nghề
bằng biện pháp đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng hàng hóa hay dịch vụ.
Một nhóm nhà cung ứng sẽ có một sức mạnh mặc cả nếu:
Nhóm này chỉ do một vài công ty thống trị và tập trung hơn ngành nghề nhóm này bán
hàng
Nhóm này không phải bị buộc phải cạnh tranh với những sản phẩm thay thế khác có thể
đem bán trong ngành nghề đó
Ngành nghề ấy không phải là khách hàng quan trọng của nhóm những nhà cung ứng này
Sản phẩm của nhà cung ứng là sản phẩm đầu vào quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
của người mua. Sản phẩm đầu vào này có vai trò quan trọng đối với sự thành công trong
quá trình chế tạo hay tăng chất lượng sản phẩm của người mua
Sản phẩm của nhóm những nhà cung ứng có tính dị biệt hay buộc người dùng phải có phí
tổn chuyển đổi nếu muốn đổi nhà cung ứng.
Vai trò của chính quyền như một nguồn lực tác động trong cạnh tranh
Chính quyền có thể tác động đến vị trí của một ngành nghề bằng quy định, luật lệ, khoản
trợ cấp, hay biện pháp khác.
Phân tích cấu trúc và chiến lược cạnh tranh
Một chiến lược cạnh tranh muốn hiệu quả thì phải hành động hay tấn công để tạo ra một đc
một thế đứng có thể bảo vệ được tương quan với năm yếu tố ảnh hưởng đã nêu trên.
Biện pháp:
Định vị vị thế công ty để những khả năng của công ty có thể bảo vệ công ty một cách
tốt nhất trước những tác động ảnh hưởng đang xảy ra
Ảnh hưởng bởi cán cân của các tác động qua những bước đi chiến lược, nhờ đó cải
thiện được vị thế tương đối của công ty
Tiên lượng những thay đổi ở những yếu tố bên dưới các tác động và có những động
thái thích hợp, qua đó khai thác những thay đổi đó bằng việc chọn một chiến
lược thích hợp đối với cán cân cạnh tranh mới trước khi các đối thủ nhận ra
Chiến lươc cạnh tranh tổng quát
Chiến lược chi phí thấp nhất
Chiến lược di biệt hóa sản phẩm
Chiến lược tập trung vào một thân khúc thị trường xác định

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468