RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Chiến lược marketing 4P của Pepsi tại thị trường Việt Nam

Advertisement

PepsiCo là một công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, hoạt động trên 100 năm và có mặt trên 200 quốc gia trên toàn thế giới. Hãy cùng Cộng đồng Digital Marketing điểm qua chiến lược Marketing 4P của Pepsi để xem điềugì làm nên sự thành công của Pepsi bạn nhé.
Chiến lược markeiting 4P của Pepsi
Chiến lược Marketing 4P của Pepsi (Nguồn: Internet)

Product (Sản phẩm)

Sản phẩm Pepsi-Cola phát triển trong bối cảnh xã hội công nghiệp mọi người ăn thịt mỡ và fast food rất nhiều nên Pepsi rất phù hợp. Sản phẩm tiện dụng, bật nắp là có thể thưởng thức ngay, giải khát tốt, giúp tiêu hóa tốt, chống đói, chống lại cảm giác thịt mỡ thừa trong miệng… mà lại không gây nghiện như rượu bia.

Ngoài ra, Pepsico đã có loại Pepsi dành riêng cho những người mập nhằm mở rộng thị trường nước giải khát dành cho người ăn kiêng.Với Việc giảm bớt lượng đường đi , Pepsi đã cho ra đời sản phẩm diet Pepsi.

Chiến lược markeiting 4P của Pepsi
Chiến lược về sản phẩm của Pepsi (Nguồn: Internet)
Về bao bì của pepsi bao gồm chai thủy tinh, chai nhựa, lon với các dung tích khác nhau. Trên bao bì pepsi ghi đầy đủ các thông tin về NSX – HSD, các thành phần nguyên liệu, địa chỉ nơi sản xuất. Đây là những yếu tố khách hàng thường quan tâm trước khi mua. 

Hiện nay, Pepsi đã nghiên cứu và cho ra mắt chai nhựa đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ năng lượng tái tạo và sản phẩm dư thừa trong chế biến thực phẩm. Loại chai Green–Pet được sản xuất từ các nguyên liệu sinh học như: vỏ ngô, cỏ.. qua rất nhiều bước chuyển đổi. Pepsi còn sử dụng chính những phế phẩm trong khi quy trình sản xuất thực phẩm của mình như vỏ khoai tây, vỏ cam và vỏ yến mạch để sản xuất chai Green-Pet. Loại chai này có tính năng sử dụng và cảm quan bên ngoài giống như loại chai sản xuất từ Dầu mỏ.

Các thành phần của sản phẩm từ nước,hương vị, đường, CO2,… đươc pha chế với quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó,việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối của từng địa phương cũng được sắp xếp một cách hoàn chỉnh để đảm bảo việc dùng một chai/lon Pepsi ở nhà cũng khiến người uống cảm thấy mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay sau khi mua.

Price (Giá cả)

Chiến lược định giá Pepsi thâm nhập thị trường: Khác với chiến lược định giá thấp nhằm chắt lọc thị trường, Pepsi chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn.
Định giá chiết khấu: Pepsi sẽ điều chỉnh giá của mình để thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh toán tiền ngay, Chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá cho những khách hang mua sản phẩm với số lượng lớn.
Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiếu sản phẩm và các mặt hàng của Pepsi được định giá khác nhau, nhưng tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng. Cụ thể:

Chiến lược markeiting 4P của Pepsi
Cách định giá sản phẩm Pepsi (Nguồn: Internet)

Place (Phân phối)

Các doanh nghiệp hiện nay đều mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các trung gian phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô. 
PepsiCo cũng tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các trung gian như vậy. Dù là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính nhưng PepsiCo không trực tiếp mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp.
Nối tiếp bước ngoặt ngoạn mục đánh tan các đại lí nước ngọt nội địa của Việt Nam,PepsiCo tiến tới thiết lập hệ thống phân phối phủ rộng toàn Việt Nam, nhằm giúp sản phẩm PepsiCola có sức ăn sâu, bám rễ lớn vào thị trường. Bên cạnh các đại lý và tổng đại lý, PepsiCo còn xâm nhập hầu hết các quán cà phê, quán cóc (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn sản phẩm Pepsi-Cola).

Chiến lược markeiting 4P của Pepsi
Pepsi kết hợp với chuỗi thức ăn nhanh KFC (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, Pepsi còn sử dụng chiến lược phân phối theo hệ thống marketing ngang: Pepsi kết hợp với nhà phục vụ thức ăn nhanh KFC, tức là khách hàng ở đay ăn fast food và chỉ được uống Pepsi. Đây là chiến lược phân phối khôn ngoan đươc Pepsi triển khai không chỉ tại thị trường các nước khác mà còn ở Việt Nam. Hiên nay, Với sự sự phát triển ngày càng mạnh của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại Việt Nam, Tính đến năm 2011, KFC đã có trên 80 của hàng, sẽ giúp cho Pepsi phân phối rộng sâu rộng hơn đến khách hàng.

Gần đây, công ty Pepsico Việt Nam đã cùng công ty cổ phần kinh đô kí kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh, mở đàu cho sự hợp tác kinh doanh giữa công ty gải khát thuộc tập đoàn quốc gia và công ty thực phẩm bánh kẹo có uy tín tại nội địa. Đây là hình thức hợp tác vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng lưới bán hàng và phát triển thị trường.

Promotion (Xúc tiến hỗn hợp)

Sản phẩm nước giải khát Pepsi dù có hệ thống sản xuất hiện đại, hương vị truyền thống,ngọt nồng, phù hợp với người Việt Nam đến mấy, thì chiến lược xúc tiến, quảng bá sản phẩm mới chính là phương tiện hữu hiệu đưa Pepsi đến gần hơn với người tiêu dùng, và đạt được doanh số khổng lồ như hiện nay. Trong quá trình triển khai chiến lược, Pepsi đã nắm và hiểu rõ từng trại thái Biết – Hiểu – Thích – Chuộng – Tin và Mua của người tiêu dùng, để từ đó áp dụng một cách hiệu quả các công cụ hỗ trợ đầy sáng tạo. 


Ngay từ những năm đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, với tầm nhìn của 1 thương hiệu toàn cầu, Pepsi đã triển khai nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng nhằm PR cho thương hiệu giúp thương hiệu gần gũi hơn với người tiêu dùng nhờ chiến dịch “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt”. Chiến dịch này trong thời gian đó rất thành công.

Ngoài ra có rất nhiều hoạt động PR mà Pepsi đã triển khai rất thành công như chiến dịch “Ngày hội bóng đá”, “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế” ,”Khuấy động âm nhạc, kết nối đam mê” đã thu hút đông đảo bạn trẻ cùng tham gia.
Chiến lược markeiting 4P của Pepsi
(Nguồn: Internet)
Có thể nói, chiến lược PR của Pepsi tại thị trường Việt Nam trong các năm qua đã được thực hiện rất tốt, Pepsi đã kết nối được với cộng đồng, khách hàng,thu hút được giới truyền thông, khách hàng từ đó củng cố được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Bên cạnh đó trong hoạt động quảng cáo và tiếp thị, Pepsi chủ định không nhấn mạnh vào trong thức uống có gì và tác động vật chất của nó ra sao mà đi vào định hướng và tạo nên cảm nhận chung cho cả thế hệ. Với đối tượng khách hàng chính của mình là những người trẻ nên trong các quảng cáo của pepsi luôn thể hiện được sôi động,tinh thần trẻ trung, hài hước.Đối với các bạn trẻ Việt Nam, Những câu nói như”Đã quáPepsi ơi’’ trong quảng cáo đã để lại ấn tượng mạnh mẽ,hầu hết mọi người đều nhớ đến câu nói ấn tượng này mỗi khi nhắc đến đồ uống Pepsi.

>> Xem thêm: PEPSI Muối – Chiến dịch tết 2018 của Pepsi có thực sự nhạt?

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468