Chuyên mục:
RaoVat24h
Kiến thức

Chuyên mục: Kiến thức làm văn

Advertisement
Chuyên mục: Kiến thức làm văn


1.     Phương thức biểu đạt
TT
PHƯƠNG THỨC
NHẬN DẠNG
1
Tự sự
Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )
2
Miêu tả
Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)
3
Biểu cảm
có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Nhớ là cảm xúc của người viết)
4
Thuyết minh
có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng, người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc  hiểu rõ về đối tượng nào đó.
5
Nghị luận
Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận
6
Hành chính công vụ
Đơn, biên bản…
2.  Thao tác lập luận
TT
THAO TÁC
NỘI DUNG CỤ THỂ
NHẬN DIỆN
1
Phân tích
Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.
Thấy được bản chất
2
So sánh
Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.
Thấy được giống và khác
3
Bác bỏ
Là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…  Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc).
Phản bác đúng sai
4
Bình luận
Là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe)  tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.
Hay/dở; đẹp/xấu; đúng sai…
5
Giải thích
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
Làm cho người ta hiểu
6
Chứng minh
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa  nhận để chứng tỏ đối tượng.
Làm cho người ta tin
5. Thao tác nghị luận
TT
THAO TÁC
KIẾN THỨC
1
Tổng hợp
Đem các mặt, các nhân tố riêng rẽ của điều cần bàn luận kết hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất. Sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề
2
Quy nạp
Từ nhiều cái riêng suy ra cái chung, từ nhiều sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. àcâu chủ đề nằm ở cuối đoạn
3
Diễn dịch
Từ cái chung, cái phổ biến, suy ra kết luận về những cái riêng, có tính cá biệt, đặc thù à câu chủ đề nằm ở đầu đoạn
4
Tổng – phân – hợp
Khái quát vấn đề – phân tích – tổng hợp, nhận xét, đánh giá

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468