RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Crawl là gì

Advertisement
Khi nhắc đến các boot tìm kiếm trong SEO (Ví dụ như: Google bot hay Google Spider), chúng ta thường nhắc đến cụm từ “Crawl” để nói về việc thu thập dữ liệu của chúng trên website.
Crawl có thể tạm dịch ra là: bò – chạy rề rề, hành động này thể hiện trong quá trình thu thập dữ liệu, khi các robot của công cụ tìm kiếm ghé thăm website của bạn bằng các liên kết mà nó bắt gặp (từ một website khác hoặc ngay trên website của bạn). Quá trình cứ lặp đi lặp lai từ site này đến site khác và chỉ dừng lại khi tất cả liên kết điều được đi qua hết.

Dự liệu từ Crawl, sẽ được gửi về máy chủ tìm kiếm và tại đó chúng xử lý để lưu vào cơ sở dữ liệu kèm theo thời gian hoàn tất, để được công cụ tìm kiếm Search Engine xem xét và đánh giá trước khi đưa ra quyết định index cho website đó.

Như vậy, chúng ta có thể thấy Crawl thu thập dữ liệu rất nhiều lần trước khi đưa ra kết quả index để lập thứ hạng của website trên SERP. Phần lớn các Crawl điều hoạt động độc lập với sự can thiệp của người dùng và được Google cài đặt để nó có thể chạy tự động và tối đa nhất có thể.

Quy trình Crawl của Google Search

Thông qua công cụ Google Bot (Spider), đây là một công cụ nổi tiếng của Google hiện nay. Google sẽ lần lượt truy cập vào website công khai hiện có trên mạng World Wide Web (gọi tắt WWW). Thông thường, Google sẽ bắt đầu một website bằng cách truy cập vào sitemap (sơ đồ web, thông thường được định dạng bằng file sitemap.xml), nó được dùng để submit trên Google Search Console, hoặc từ danh sách các website đã được thu thập trước đó (trong cơ sở dữ liệu).
Các Google Bot, sẽ lần lượt truy cập vào link trên website (giống như việc bạn truy cập vào một website và bấm vào liên kết trên tất cả website đó). Như vậy, có thể thấy từ một trang ban đầu ta có thể đi đến nhiều website khác.
Các thông tin liên qua sẽ được thu thập về máy chủ Google, tại đó sẽ phân tích và xem xét đưa ra chỉ số index (đánh chỉ mục); từ đó đưa ra chất lượng website. Ngoài ra, thông qua việc thu thập dữ liệu Google cũng có thể đưa ra được thời gian cần thiết khi nào cần thu thập thông tin và tần suất lặp lại là bao nhiêu.
Chúng ta có thể thấy, nếu bạn thay đổi liên kết trên web thì mất thời gian khá lâu để kết quả tìm kiếm Google thay đổi. Nhưng có khi một website lại thay đổi nhanh chóng hơn.

Làm thế nào để can thiệp vào Crawl

Việc crawl là thao tác hoàn toàn được tự động từ Google, và không được chấp nhận việc can thiệp vào quá trình crawl từ người dùng. Tuy nhiên, vẫn có phương pháp giúp website của bạn được Google Crawl dữ liệu thường xuyên, bằng các cách sau:

1. Tạo nội dung, bài viết liên tục

Tạo nội dung website thường xuyên và điều đặn sẽ giúp website được công cụ tìm kiếm thu thập một cách thường xuyên hơn. Người đăng bài viết cần đăng bài một cách thường xuyên (chính xác cả khung giờ càng tốt nhé) để ngầm tạo lịch đăng bài với công cụ tìm kiếm, từ đó crawl dễ dàng và index thông tin một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, website có lượt truy cập cao với lượng dữ liệu lớn hay các trang hoạt động lâu năm và có uy tín cũng sẽ được crawl với tần suất cao hơn các website mới thành lập.

2. Sử dụng các công cụ hỗ trợ lập index và crawl

Google có cung cấp cho chúng ta rất nhiều công cụ để Google có thể từ đó thu thập dữ liệu. Ví dụ như: Google Submit Url, Google Ping hoặc Google Fetch của Google Search Console có thể giúp kéo spider đến website của bạn trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, 2 công cụ trên hoàn toàn không đủ để crawl có thể cập nhật nội dung của website một cách liên tục. Như đã đề cặp ở mục 1 các trang cần phải hoạt động lâu năm và có uy tín, điểm uy tín ở đây có thể hiểu là giá trị của Domain Authority thì may mắn mới được Google Crawl ghé thăm thường xuyên.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468