RaoVat24h
Thủ thuật Windows

Cứu dữ liệu khi ghost nhầm format nhầm xóa nhầm raw disk, bad disk hoặc ổ đòi format liên tục

Advertisement

Cứu dữ liệu khi ghost nhầm format nhầm xóa nhầm raw disk, bad disk hoặc ổ đòi format liên tục

Công cụ trong bài test anh em vui lòng post email ở những post dưới đây Lãng khách sẽ email lại cho các bạn nhé.


Chào các bạn!

Có những trường hợp không may bị mất dữ liệu, trong nhiều trường hợp dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Hôm nay Lãng khách sẽ giới thiệu với các bạn cứu dữ liệu bị mất trong một số tình huống cụ thể. Việc chia sẻ chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong các bạn tích cực tham gia chia sẻ, thảo luận, trao đổi, góp ý để chủ đề trở nên hữu ích hơn.

1. Cứu dữ liệu khi ghost nhầm (Disk from Image)

Lãng khách sẽ ví dụ trên Laptop của Lãng khách. Hiện máy đang cắm 2 ổ SSD 256G, một USB 128G 3.0, một Box 3.0 có SSD 128G để làm ví dụ. Lãng khách nhắc kỹ các bạn, đối với trường hợp khôi phục dữ liệu thì cần phải hành động ngay, và tuyệt đối không nên thao tác bất cứ gì thêm trên ổ cứng đó nữa như Format, delete, ghi/tạo file mới,… mà ta phải để ổ cứng đó ở nguyên trạng rồi dùng phần mềm từ môi trường khác can thiệp vào đọc và cứu ra. Disk 3 dưới đây được sử dụng làm ví dụ. Lãng khách tạo ra 4 phân vùng, trong đó có Test C: là ổ hệ thống, còn lại Test D và Test E với Test F là các phân vùng tiếp theo còn lại. Tất cả đều được copy vào đó một file Ghost tầm 9GB và một thư mục ảnh.

Click image for larger version  Name: BatDau1.png Views: 1 Size: 271,6 KB ID: 22294489









Thư mục ảnh là 117_11 và file là 8760WLK.GHO tầm 9GB.

Click image for larger version  Name: BatDau2.png Views: 1 Size: 192,8 KB ID: 22294490









Bây giờ ta tạo ra tình huống ghost nhầm. Ghost nhầm thông thường là ghost Disk from Image như thao tác dưới đây, thay vì Partition from Image để ghi vào phân vùng hệ thống C: (test C) mà thôi.

Click image for larger version  Name: BatDau3.png Views: 1 Size: 65,5 KB ID: 22294491









Lãng khách ghost file 8760WLK.GHO từ USB vào cả ổ SSD 128G nói trên, và bị gộp chung thành một ổ là ổ L: ảnh minh họa bên dưới.

Click image for larger version  Name: SaughostDisk1.png Views: 1 Size: 424,3 KB ID: 22294492









Như vậy toàn bộ các phân vùng còn lại (Test D, E, F) đều biến mất mang theo dữ liệu nằm trên đó khi truy cập từ Windows Explorer. Đối với trường hợp này thì xử lý rất đơn giản. Trước đây bạn quangloi37 đã hướng dẫn, nhưng do file ảnh lỗi với công cụ sử dụng là Disk Genius, Lãng khách thay đổi một chút là dùng Portable Partition Guru cho tiện để dễ dàng thao tác trên Windows hoặc môi trường cứu hộ như WinPE.

Trên cửa sổ chính, bạn xác định chính xác ổ cứng đã ghost nhầm. Ở đây Lãng khách phải chuột HD2 chọn Search Lost Partitions, chọn toàn bộ Disk (whole Disk). 2 ô kiểm có thể chọn để cho nhanh rồi click Start để bắt đầu.

Click image for larger version  Name: SaughostDisk2.png Views: 1 Size: 375,1 KB ID: 22294493








Rất nhanh, phần mềm tìm thấy kết quả đầu tiên. Đó chính là phân vùng duy nhất khi nãy được gộp lại bởi Norton Ghost (đương nhiên rồi). Bạn chọn bỏ qua để tiếp tục.

Click image for larger version  Name: SaughostDisk3.png Views: 6 Size: 298,5 KB ID: 22294495









Ở kết quả tiếp theo, kết quả trả về một phân vùng đầu tiên của ổ cứng 44.7G tương đương với ổ C: cũ trước khi bị ghost “nhầm”. Bạn có thể thấy nội dung của nó chính là của file Ghost mới. Bạn chọn Reserve để khôi phục (chú ý dữ liệu ổ C: là mới các bạn nhé).

Click image for larger version  Name: SaughostDisk4.png Views: 1 Size: 329,6 KB ID: 22294496









Ở kết quả tiếp theo, các bạn được trả về các phân vùng còn lại với dữ liệu nguyên vẹn ngay cả tên phân vùng, dung lượng phân vùng (quan sát ở giao diện chính chương trình). Các bạn có thể thấy thư mục ảnh và file GHOST Lãng khách copy sẵn vào làm ví dụ lúc trước. Các bạn vẫn click Reserve để khôi phục.

Click image for larger version  Name: SaughostDisk5.png Views: 1 Size: 260,1 KB ID: 22294497










Sau khi khôi phục được hết các phân vùng với dữ liệu, các bạn click chọn từ menu lệnh như sau để lưu lại kết quả:

Click image for larger version  Name: SaughostDisk6.png Views: 1 Size: 238,0 KB ID: 22294498











2. Khôi phục khi bị format nhầm, xóa nhầm, hoặc đơn giản là cứu lại dữ liệu trên ổ còn tồn tại với n lí do khác

Lần này Lãng khách sẽ format phân vùng Test D và Test E để thử cứu lại dữ liệu. Có rất nhiều phần mềm để có thể cứu được dữ liệu do format nhầm, ở đây Lãng khách giới thiệu phần mềm Disk Getor Data Recovery V 3.28. Sau khi đăng ký phần mềm thành công, các bạn khởi động phần mềm chọn tùy chọn cuối cùng là FullScan and Recovery rồi click Next

Click image for larger version  Name: Diskgetor1.png Views: 1 Size: 465,2 KB ID: 22294517









Tại cửa sổ tiếp theo chọn đúng phân vùng cần khôi phục dữ liệu, ở đây Lãng khách chọn Test D mới format. Phần filetype chọn hết để tăng tối đa khả năng cứu.

Click image for larger version  Name: Diskgetor2.png Views: 1 Size: 152,3 KB ID: 22294518









Chờ em nó scan xong, do dữ liệu ví dụ không nhiều nên cũng nhanh. Với lại Lãng khách làm trên SSD anh em làm trên HDD cũng sẽ lâu.

Click image for larger version  Name: Diskgetor3.png Views: 1 Size: 159,9 KB ID: 22294519








Trong cửa sổ kết quả, các bạn sẽ thấy 2 phần. Phần thứ nhất là RAW file, ở đây các bạn sẽ xem được các file theo định dạng cần thiết. Lãng khách ví dụ với định dạng ảnh JPG. Các bạn có thể xem tương tự với các định dạng khác. Đây là một chú ý đặc biệt khi mà bạn sẽ không tìm thấy các file mình cần theo cấu trúc thư mục cũ (như Lãng khách format rồi thì đã mất thư mục ảnh ban đầu, mặc dù có những trường hợp cụ thể các thư mục tương tự có thể còn tồn tại một số hoặc tất cả, các bạn tự cân nhắc).

Click image for larger version  Name: Diskgetor4.png Views: 1 Size: 334,0 KB ID: 22294520








Sau khi tìm thấy dữ liệu mình cần, kiểm tra chắc chắn thì chọn các thư mục và file mình cần khôi phục, sau đó chọn Recover để đưa sang ổ khác (không lưu lại ổ đang scan và chứa dữ liệu cần khôi phục). Ở đây Lãng khách đưa ra Desktop vì nó thuộc SSD của hệ thống chứ không phải SSD đang test cứu dữ liệu. Có thể thấy thư mục ảnh đã mất so với cấu trúc ban đầu, còn mỗi file Ghost, nhưng các ảnh này lại tìm thấy được ở mục RAW files, các bạn hết sức chú ý chi tiết này nhé.

Click image for larger version  Name: Diskgetor5.png Views: 1 Size: 193,2 KB ID: 22294521









Trong trường hợp cần kĩ và chi tiết hơn, ta có thể chọn toàn bộ cả ổ cứng để Full Scan nhằm tìm được kỹ hơn thay vì chỉ scan phân vùng độc lập. Trong trường hợp này kết quả trả về thực tế chỉ hơn là tổng hợp, và chi tiết. Khi đó phần RAW files sẽ tìm được nhiều hơn (do kết quả tổng hợp cả ổ cứng). Tuy nhiên do kết quả trả về chi tiết hơn nên các bạn cũng sẽ phải tìm thủ công hơn cho mỗi phân vùng cần khôi phục dữ liệu của mình

Click image for larger version  Name: Diskgetor6.png Views: 1 Size: 151,0 KB ID: 22294522









Ta vẫn chờ kết quả scan cho tới khi xong hoàn toàn:

Click image for larger version  Name: Diskgetor7.png Views: 1 Size: 98,9 KB ID: 22294523











Về cách tìm file thì vẫn tương tự như ở trên, chỉ là vất hơn một chút mà thôi

Click image for larger version  Name: Diskgetor8.png Views: 1 Size: 786,2 KB ID: 22294525





Click image for larger version  Name: Diskgetor10.png Views: 1 Size: 1,13 MB ID: 22294526





Click image for larger version  Name: Diskgetor9.png Views: 1 Size: 252,8 KB ID: 22294524








3. Bad disk, đĩa lỗi tới mức chỉ có thể đọc dữ liệu ra, hầu hết các phần mềm không truy cập được, Windows Explorer đòi Format liên tục.

Lãng khách đưa ra một ví dụ thực tế. Một khách hàng nữ mang tới máy trong tình trạng Laptop bị rơi lúc đang hoạt động, máy tính không thể khởi động. Lãng khách đã tháo rời ổ, cắm vào một cái Box 3.0 (giá trị <200k hiện tại).






Mặc dù Box hỗ trợ 3.0, Laptop có 2 cổng 3.0 tuy nhiên Lãng khách đề nghị các bạn cắm vào cổng 2.0 để giảm áp lực lên ổ cứng HDD nhằm mục đích dễ cứu dữ liệu hơn. Nếu máy tính có cổng sạc các bạn có thể ưu tiên cổng sạc 2.0 này nhằm cung cấp nguồn tốt hơn cho ổ cứng khi quay (ảnh trên mang tính chất minh họa, nếu bạn nào thắc mắc thực tế 8770W bên đó là cổng 3.0 nhé).

Khi kết nối vào Laptop, Windows Explorer cố truy cập không được và yêu cầu format liên tục. Các bạn nên makeno chứ đừng thử hay cố gắng format lại.

Click image for larger version  Name: 7.png Views: 1 Size: 645,6 KB ID: 22295074









Phần mềm Partition Guru bị treo khi cố gắng truy cập. Nhiều phần mềm khác Lãng khách thử mở thì hoặc treo hoặc không nhìn thấy.

Click image for larger version  Name: Tra1.png Views: 1 Size: 508,1 KB ID: 22294527











Các bạn có thể thấy phần mềm DiskGetor khi cố gắng truy cập đã bị treo:

Click image for larger version  Name: Tra2.png Views: 1 Size: 183,4 KB ID: 22294528









Thậm chí nhiều lúc Diskmanagement và Partition Guru không nhìn thấy:

Click image for larger version  Name: 1.png Views: 2 Size: 295,3 KB ID: 22295078









Sự cố gắng của EASEUS là vô ích. Mặc dù có thể truy cập nhưng dữ liệu scan thấy là KHÔNG. Lãng khách cũng biết trước điều này từ chính phần mềm quản lý phân vùng cùng hãng, xử lý phân vùng lỗi không đủ tốt.

Click image for larger version  Name: 2.png Views: 1 Size: 625,5 KB ID: 22295079









Chỉ duy nhất phần mềm MiniTool Partition Portable bên dưới là hiển thị bình thường nhưng dạng Bad disk (tô màu đen). Đây là lí do Lãng khách sẽ chọn sản phẩm của MiniTool để cứu dữ liệu ra giúp khách hàng mặc dù bình thường Lãng khách không đánh giá cao phần mềm cứu dữ liệu của thương hiệu này. Tuy nhiên các bạn lưu ý kĩ, do đây là trường hợp không phải format nhầm, delete nhầm, mà là bị sự cố nên cấu trúc và dữ liệu vẫn được giữ nguyên, vì thế giải pháp này Lãng khách cảm thấy tin tưởng được.

Click image for larger version  Name: 8.png Views: 1 Size: 698,7 KB ID: 22295076









Lãng khách đã trình bày lí do lựa chọn nhanh phần mềm để cứu. Và đó là Minitool Power Data Recovery. Trên giao diện phần mềm, các bạn chọn Damaged Partition Recovery.

Click image for larger version  Name: Minitool1.png Views: 1 Size: 1.017,4 KB ID: 22295080









Rất tuyệt. Danh sách phân vùng (và cả tên phân vùng) cũng hiện ra tiếp theo. Do khách hàng cần cứu dữ liệu phân vùng Setup trước, Lãng khách chọn phân vùng để Scan trước. Rất nhanh chóng bộ đếm file scan thấy đã có giá trị tăng dần:

Click image for larger version  Name: 3.png Views: 1 Size: 264,1 KB ID: 22295081








Vẫn đang trong lúc scan thì ví dụ thử một phần mềm khác, em nó không hề nhìn thấy ổ cứng baddisk này mà chỉ “nhìn” thấy hệ thống với USB của Lãng khách.

Click image for larger version  Name: 4.png Views: 1 Size: 407,6 KB ID: 22295082








Quá trình scan có vẻ diễn ra thuận lợi với rất nhiều file được tìm thấy:

Click image for larger version  Name: 5.png Views: 1 Size: 350,0 KB ID: 22295083









Sau khi scan xong, toàn bộ dữ liệu trong phân vùng Setup trên ổ lỗi hiện ra đầy đủ. Lãng khách chỉ việc Save sang ổ khác (lần này là Desktop hệ thống cho nhanh và chắc chắn, sau đó copy sang ổ cứng di động gắn ngoài sau).

Click image for larger version  Name: 6.png Views: 1 Size: 405,9 KB ID: 22295084









Kết quả thành công tốt đẹp, bạn nữ khách hàng rất vui vẻ đi về. Lưu ý Lãng khách gọi là khách hàng vì mấy năm trước bạn ý mua Laptop của Lãng khách giờ bị rơi nên nhờ cứu dữ liệu (tất nhiên Lãng khách không tính phí cứu rồi). Chứ không phải Lãng khách tính phí cứu nên gọi bạn gái ý là khách hàng nhé anh em .



Một số lưu ý quan trọng:

1. Không cố gắng scan cùng lúc bằng nhiều phần mềm, làm chậm quá trình scan. Nên chọn phần mềm phù hợp nhất để dùng, hoặc kết hợp lần lượt sau.
2. Trong trường hợp ổ cứng lỗi đòi format liên tục như trên, Lãng khách nhận thấy MiniTool Power Data Recovery scan rất “mượt” không gây ra hiện tượng lúc nhận lúc không, chính vì thế mà kết quả trả về rất tuyệt vời. Tuy nhiên nếu bạn nào không chú ý lại cho scan chung với một (chỉ cần một chứ không nói là nhiều) phần mềm khác mà nó cứ cố gắng truy cập khiến ổ lúc nhận lúc không trên cả hệ thống thì chỉ làm cho hại ổ thêm có thể dẫn tới không truy cập hay cứu lại được nữa, và làm cho quá trình scan của MiniTool bị lỗi mà thôi. Ngoài ra chính Windows Explorer cũng đòi format liên tục, các bạn nên “ngó lơ” như Lãng khách chứ nếu thử cố thì kết quả cũng không khác gì các phần mềm cố gắng truy cập khác. Nếu cần thiết có thể kill tạm Windows Explorer từ Task Manager trước chờ scan xong thì bật lại không sao .


BONUS:

Nhân bài cứu dữ liệu này, Lãng khách có thêm một chia sẻ khác nữa.

Khi các bạn gặp trường hợp do dùng phần mềm quản lý phân vùng “cổ” thường thấy từ Hiren’s boot cd hay bất cứ lí do gì khác, có thể gây ra lỗi quản lý phân vùng không mong muốn. Khi đó các bạn dùng nhiều phần mềm quản lý phân vùng quen thuộc vào có thể nhìn thấy các phân vùng cũ có dữ liệu hoặc unsuported tương tự trường hợp này:
http://forum.bkav.com.vn/forum/bkav-…di-dong-bi-loi

Thì không nhất thiết phải cứu dữ liệu ra. Lãng khách hôm đó Team Viewer (do bận) và thử một số phần mềm nhưng đều không xử lý được phân vùng cho hiện lên. Khi đó Lãng khách sẽ chọn MiniTool Partition Wizard, và đúng là em nó cứu được. Cách xử lý rất đơn giản. Ta dùng phần mềm quản lý phân vùng tốt hơn và mạnh hơn để resize phân vùng lỗi (nên cắt ngắn phần đầu). Khi đó buộc phần mềm phải tạo mới bảng quản lý phân vùng chuẩn nên phân vùng mới này sẽ hiện lên được bình thường. Ta cắt ngắn ở phần đầu nhằm chắc chắn đầu phân vùng bị lỗi do ứng dụng “lỗi” khác tạo sẵn từ trước (đây chính là nguyên nhân gây lỗi, và các phần mềm “yếu” khác không xử lý được sau đó). Sau khi cắt ngắn rồi em nó hiện lên ta làm tương tự với các phân vùng khác. Sau khi OK thì cắt nối tùy ý bằng thích thì thôi.

Thêm một kinh nghiệm nhỏ nữa, khi phân vùng quá đầy, rất nhiều ứng dụng quản lý phân vùng không thể xử lý được resize với thông báo “không đủ chỗ trống”, thì MiniTool Partition Wizard vãn làm được các bạn nhé. Lại còn nhanh, an toàn với dữ liệu nữa. Đây là một lí do nữa Lãng khách khuyên các bạn nên chọn phần mềm này. Em nó có bản Portable có thể dùng trực tiếp trên Windows lẫn WinPE nên anh em cũng khỏi phải lo có hay không có.

Lãng khách chỉ ví dụ với vài ảnh dưới đây. Giả sử là phân vùng đầu tiên của ổ cứng bị lỗi, Lãng khách chỉ cần resize cắt đầu em nó đi một chút, Apply là sẽ được một phân vùng mới ngắn hơn, có cái “đầu” mới, với dữ liệu y nguyên như cũ. Tất nhiên sau khi xong thì phân vùng này hiện lên bình thường như chưa hề có cuộc chia ly:

Click image for larger version  Name: resize1.png Views: 1 Size: 338,0 KB ID: 22295085





Click image for larger version  Name: resize2.png Views: 1 Size: 441,1 KB ID: 22295086


Click image for larger version  Name: resize3.png Views: 1 Size: 405,2 KB ID: 22295087









Chính phần mềm này cũng giúp convert qua lại giữa Dynamic Disk với Basic mà không mất dữ liệu, cho anh em nào quan tâm nữa nhé. Lãng khách cũng từng giúp khách hàng “cứu” sau khi cài Ubuntu không rành nên tạo ra quá nhiều phân vùng và tất nhiên ổ về Dynamic nên không đọc được dữ liệu ra trên Windows. Cách xử lý là cho vào box, del bớt rồi ghép các phân vùng “lỗi” do Ubuntu tạo ra (không được đụng vào phân vùng dữ liệu anh em nhé), sao cho nó nhỏ hơn hoặc bằng 4 phân vùng cơ bản ban đầu rồi convert về Basic Disk là OK.



Phần cuối: Thảo Luận:





Sau khi chia sẻ chủ đề này trên Facebook status, Lãng khách có nhận thêm được vài chia sẻ rằng dùng Active@ File Recovery cứu rất tốt, 99% hoặc thậm chí 100% dữ liệu. Lãng khách thử cho DiskGetor san toàn SSD trước, sau đó scan phân vùng Test D ở trên độc lập sau. Trên giao diện toàn ổ phần RAW file tìm được nhiều hơn so với Test D độc lập (cũng hợp lý thôi). Lãng khách lấy kết quả trùng nhau là file *.MP4. Trong ảnh minh họa bên dưới, size của file là 262.49M.









Kết quả scan với Active@ File Recovery thì sao? Có, nhưng với kết quả này thì chắc chắn là không giống với DiskGetor. Trông như chúng ta không có gì cả.




Nếu từ giao diện chính (Lãng khách thử cho full scan toàn ổ), thì ta thấy MP4 không phải diện ưu tiên.




File MP4 nói trên không hề lỗi, chạy rất tốt (không lỗi tới tận cuối file) sau khi khôi phục:



Rất nhiều file MP4 tương tự nữa:

MP4 thì như vậy. Về file ảnh thì sao? Lãng khách đánh giá cá nhân rằng DiskGetor cho phép Preview trực tiếp ngay từng file, có tùy chọn lọc file trùng, và có khả năng lọc bỏ file lỗi tốt hơn. Active@ Preview kém (ảnh vỡ hình, phải xem từng file một, và file lỗi trùng rất nhiều). Tuy nhiên có vẻ Active@ tốt hơn về ảnh khi mà hỗ trợ rất nhiều file nhỏ tới rất nhỏ linh tinh khác (trên SSD Lãng khách thử nghiệm thì các file này toàn file rác tuy nhiên rất có thể trong trường hợp cụ thể nào đó nó lại hữu ích, ta cũng không nên bỏ qua khi cần).

Về chất lượng file sau khi khôi phục thì sao? Lãng khách chỉ thử nghiệm với file Ghost. Sau khi format, cứu ra thì cả 2 công cụ đều cho chất lượng tốt, so sánh kết quả giống hệt nhau:




Thêm một thông tin nữa, đó là Active@ san nhanh hơn một chút (có lẽ do khác nhau về thuật toán, tất nhiên kết quả trả về cũng tương đương).

Từ ví dụ nhỏ trên với rất rất ít dữ liệu so với thực tế trong nhiều trường hợp, rất khó để kết luận phần mềm nào tốt hơn, hay khẳng định thế nào là cứu được 99% hay 100% như một số anh em đã chia sẻ. Rất mong tiếp tục nhận được các kết quả test so sánh lại giữa các phần mềm tâm đắc của anh em và giải pháp đã đưa ra một phần ở trên của Lãng khách nhằm tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tốt hơn.

Cảm ơn anh chị em đã quan tâm và sẽ tham gia thảo luận.

============================================================


Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468