PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ QUẢN LÝ CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP VÀ PHÁT TRI" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị rủi ro

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KHỞI NGHIỆP

Advertisement

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ QUẢN LÝ CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động khởi nghiệp là một bước ngoặt phát triển của cá nhân không chỉ là tiền đề để của sự phát triển sau này mà còn là bước nền tảng để đặt ra phương hướng mục tiêu cho mình. Nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, hoạt động khởi nghiệp là một bước có rất nhiều yếu tố bất định có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định sau đó, những yếu tố này có thể làm cho cá nhân phát triển mạnh mẽ nhưng cũng làm cho cá nhân rơi xuống vực thẳm khi không vượt qua được nó. Vậy làm sao để tránh được những “rủi ro” mang tính “mặc định, chứa đựng và tiềm ẩn” (Việt Anh, 2015). Làm được những điều đó thì cần phải nâng cao được ánh nhìn của cá nhân,  phát triển được ánh nhìn thì sẽ làm tăng khả năng nhìn nhận phát hiện rủi ro thường gặp làm cho nó chỉ là một sự kiện nhỏ trong toàn quá trình phát triển của cá nhân. “Ánh nhìn thể hiện đẳng cấp sinh tồn” (Việt Anh, 2015).

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ

Giữa cái được và cái mất luôn luôn có những cái rủi ro xen giữa, chúng ta có thể đạt được rất nhiều lợi nhuận (profit) nhưng không nắm bắt được điều đó sẽ bị các yếu tố tác động mang tính rủi ro (risk) để rồi mất đi những thứ có thể đạt được (loss).

Để biết, tránh hay giảm thiểu rủi ro thì cần phải hiểu khái niệm rủi ro là gi? “Rủi ro là sự kiện, nhân tố và quy trình nằm ngoài khả năng dự đoán hay kiểm soát của chủ thể” (Việt Anh, 2015). Một học giả người Mỹ – Frank Knight định nghĩa: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank, 1921). Allan Willet cho “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi (Allan, 1951). Marilu Hurt Mr Carty – một học giả người Anh quan niệm: “rủi ro là một tình trạng trong đó biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được” (Marilu, 1986). Như vậy, dù có những điểm khác nhau nhưng tựu chung lại thì rủi ro là sự bất trắc không mong đợi gây ra mất mát, thiệt hại và có thể đo lường được. Muốn giảm thiểu rủi ro cần đánh giá được những vấn đề nào có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá nhân bằng cách quản trị rủi ro đem tới. “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công[1]. Chúng ta cần có những tư duy về rủi ro rõ ràng, khi khởi nghiệp việc có nhiều cơ hội cho cá nhân cũng là một thách thức không nhỏ ngoài những rủi ro có thể nhìn thấy được thì còn những rủi ro tiềm tàng trong từng tình huống nó không chỉ là những yếu tố bất ngờ mà còn có thể gây thiệt hại hoặc đánh chết con đường phát triển nên cần phải có một tư duy đánh giá, tính toán phương án sẽ xảy ra như thế nào, giống như trong xác suất có mặt xấp, mặt ngửa, hay lựa chọn một trong sáu mặt của một con xúc xắc, phương án đó xảy ra là bao nhiêu để đạt được điều mà cá nhân mong muốn. Nhưng không chỉ nhìn sự vật đơn giản chỉ có hai chiều thuận nghịch mà cần phải xét sự vật, sự kiện đó theo đa chiều hơn nữa hay là bốn chiều gồm: “chiều thuận, nghịch, thời gian và giá trị” (Việt Anh, 2015), khi nhìn sự việc nó có thể tốt hay xấu lúc đó thôi nhưng cần phải có thời gian kiểm chứng và chiều giá trị nó mang lại là gì; khi cần những quyết định nhanh chóng thì cần xét tới mặt giá trị của nó để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra. Nguyên lý của rủi ro thể hiện ở: “Một bản nhạc không có nghĩa là tổng số nốt nhạc mà là tổ chức của các tổ hợp nốt nhạc” (Việt Anh, 2010). Từ đó ta thấy rằng một tổng thể hoàn toàn khác một tổng số, một tổng thể thì sẽ tổng quát hơn một tổng số.

Qua hình trên ta thấy rằng để có thể kiểm soát rủi ro một cách tốt nhất cần phải nhận diện được các rủi ro gặp phải từ đó đưa ra các phương án để phân tích lựa chọn ra cách tốt nhất để kiểm soát rồi giám sát nó làm cho nó thành một chu trình khép kín. Khi trải qua liên tục các quá trình này thì việc nhìn nhận rủi ro sẽ đơn giản hơn, không khó khăn như trước khi tình hình chưa rõ ràng. Cần xác định rằng phải có thêm các nguồn thông tin mới để xem xét tình hình chứ không phải thấy được những cái mới mà không biết lựa chọn sẽ làm cho các thông tin bị nhiễu gây ra tình huống chồng chất các rủi ro mới xảy ra làm cho cá nhân không kịp nhìn nhận cũng như giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Khởi nghiệp là một quá trình vất vả, đòi hỏi nhiều công sức và phải đối mặt với những rủi ro rất lớn” (Smallbiztrends, 2014). Trong quá trình khởi nghiệp cũng như phát triển thì có rất nhiều loại rủi ro có thể ảnh hưởng tới như rủi ro về: “tài chính, quan hệ, nguồn vốn, lòng tin, tư duy, hệ quy chiếu, thương hiệu, nhu cầu, môi trường” (Việt Anh, 2015). Những rủi ro này thường liên quan tới những quan hệ khác nhau đó là quan hệ giá trị, logic và chức năng, cần nắm bắt thật tốt những quan hệ này vì nó sẽ mang lại sự hỗ trợ cho các vấn đề mà cá nhân có thể gặp phải trong quá trình phát triển, xây dựng được các mối quan hệ tốt cũng là một cách làm cho khả năng nâng tầm của cá nhân, nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro khi không biết cân bằng các quan hệ đó, nên khi có thêm mối quan hệ cần xác định được những điều có thể xảy ra những thứ mong muốn khi thiết lập quan hệ đó. Khi có rủi ro cần đứng vững không phải né tránh nó mà phải đối mặt với nó thì khi vượt qua rủi ro, chúng ta sẽ thấy rằng rủi ro đó không gì đáng lo và là động lực để ta cố gắng vượt qua những rủi ro mới khó khăn hơn, lưu tâm hơn trong quá trình phát triển của bản thân, khởi nghiệp.

Muốn giảm được rủi ro thì cần biết kiểm soát rủi ro bằng cách đưa ra các kế hoạch tầm nhìn hay đó là năng lực hoạch định viễn cảnh, đưa ra được các phương hướng giải quyết khi có biến cố xảy ra. Cần đưa ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết như việc cần những ai, những điều gì cần thiết ngay trước mắt, sự hỗ trợ nào là đắc lực nhất… Trong quá trình phát triển của mình thì cá nhân không cần quá trung thành với kế hoạch ban đầu mà cần linh động nếu thấy kế hoạch không còn phù hợp, đón đầu được thử thách sắp tới. Như đã nói ở trên “Ánh nhìn thể hiện đẳng cấp sinh tồn” thông qua 5 thuộc tính: “giáo dục, văn hóa, động cơ sống, thói quen, kinh nghiệm” (Việt Anh, 2014), cá nhân cần nâng cao các thuộc tính này để nhận dạng ra được các rủi ro cũng như biết cách giải quyết các rủi ro này, khi nâng tầm được ánh nhìn thì việc giải quyết được rủi ro cũng sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn, khi phát triển càng cao thì rủi ro phát sinh càng lớn thì càng cần có những phương thức để nâng tầm ánh nhìn lên. Khi rủi ro xảy ra cần phải đối diện, chiến đấu với nó, “chấp nhận rủi ro như là một tất yếu” (Việt Anh, 2014), đó là nguyên lý hoàn cảnh nghịch lý. Không thể mang tất cả trứng gà đặt chung vào một rổ, đây chính là một cách để phân tán các rủi ro, một nguyên tắc được phổ biến khá rộng rãi, sẽ làm giảm bớt nguy hiểm hơn như việc trong chiến tranh bộ đội ta luôn tránh tập trung lại một chỗ mà phân tán lực lượng ra để sử dụng chiến tranh du kích, một phần là dễ ẩn náu, một phần là không để địch phát hiện, thủ tiêu. Tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đưa họ cùng mình trên một chiếc tàu, khi đã ra biển gặp bất cứ rủi ro thì sẽ cùng nhau gánh vác giống như câu tục ngữ của Trung Quốc: “Châu chấu bám trên dây thừng khó gỡ ra nổi”, tìm được những đối tác là rất khó nhưng làm được thì nó sẽ làm cho mình tăng thêm sức mạnh rất nhiều lần, giảm bớt áp lực rủi ro, tác dụng của nó thật quá rõ ràng. “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”, khi mà hiểu rõ thực lực của mình cũng như rủi ro trước mắt mà không thể gánh vác nổi thì phải nhanh chóng loại trừ những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra, tránh những con đường gây ra tổn thất cho mình, đây cũng là cách để giảm thiểu rủi ro. Đây không phải là việc chốn tránh mà là việc biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, đối với những người tính hiếu thắng, quá cứng nhắc , thiếu tỉnh táo sẽ bị diệt vong.

KẾT LUẬN

Con người là có một bộ óc siêu phàm với những khả năng khác nhau với việc hiểu và vận dụng được số, ngôn ngữ, hay hoạt bát thông qua cảm xúc,… cũng là một trong những yếu tố cần thiết để nâng cao được ánh nhìn của mình. Vậy để đạt được thành công trong khởi nghiệp thì cần phải giải quyết được các rủi ro thông qua thay đổi lối sống của bản thân một cách hiện đại, môi trường làm việc phải chuyên nghiệp, hay là việc gián đoạn từ một con người bình thường với lối tư duy phổ biến sang một môi trường tư duy cao thể hiện một doanh nhân tiềm năng. Chính tầm nhìn sẽ đưa ra được những hướng giải quyết, tầm nhìn có xa thì rủi ro càng dễ phát hiện sớm và sẽ được giải quyết nhanh chóng. Khi phát triển càng lên cao thì càng cần phải “làm sáng” ánh nhìn của cá nhân để phát hiện ra được hiện tượng, sự việc cần được giải quyết.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468