RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ SỐ 34 (Đề tập huấn tỉnh Bình Định 2019)

Advertisement

 NHÓM 12 ( PHÙ MỸ 2,  AN LÃO, TAM QUAN)
 ĐỀ THI THAM KHẢO
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
( Đề thi có  1 trang)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.(NB)
Câu 2: (0,75 điểm) Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?(TH)
Câu 3: (0,75 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu : Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity) ”?(TH)
Câu 4: (1,0 điểm) Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?(VD)
B. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
      Hãy viết một đoạn văn nghị luận  (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề ở phần Đọc-hiểu:
    “…  Sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”.
Câu 2 (5,0 điểm)
     Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nói về tiếng sáo, đặc biệt là hai lần trong đêm tình mùa xuân. Lúc đầu nghe tiếng sáo, Mị thấy “thiết tha bổi hổi…Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang thổi sáo”. Lúc bị A Sử trói vào cột nhà, tiếng sáo lại rập rờn trong đầu Mị – “Mị vùng bước đi”.
                     (Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
       Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, làm nổi bật diễn biến tâm trạng của nhân vật và giá trị nhân đạo qua hai làm miêu tả đó.
===–&—==
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
A
(3,0đ)
1
 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0,5
2
Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu cần được hiểu là: con người dám dấn thân, dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng.
Từ “cháy” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Lưu ý: HS có thể có những cách trả lời khác nhưng nếu đúng ý, phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
0,75
3
Câu nói đó được hiểu như sau: Với những người tích cực, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội tốt trong những cái nguy nan.
0,75
4
Thông điệp: Hãy luôn nhìn mọi thứ theo hướng tích cực nhất có thể.
Lưu ý: Học sinh có thể tự đưa ra thông điệp có ý nghĩa với mình qua đoạn trích. Giám  khảo căn cứ vào mức độ đạt được của bài làm mà cho điểm. HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nếu đúng ý vẫn cho điểm tối đa.
1,0
B
(7,0đ)
1
Viết một đoạn văn nghị luận  (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề ở phần Đọc- Hiểu:
     “…  Sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”.
2,0
a. Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
0,5
b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần bày tỏ được những suy nghĩ đúng đắn, tích cực trên cơ sở hiểu đúng thông điệp.
 Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
– Giải thích:
      Thông điệp “… Sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập”.
+ Cháy hết mình: “cháy” được hiểu là con người dám dấn thân, dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng.
+ Dù ngày mai trời có sập: Chỉ cho tương lai cuộc sống diễn ra có thể thất bại. Hoặc con người có phải đối diện trước những nghịch cảnh, những điều tồi tệ nhất.
=> Thông điệp trên kêu gọi và động viên mọi người cần nhìn cuộc sống hiện tại một cách tích cực, tràn đầy năng lượng. Sống có ước mơ, sống với đam mê và “cháy”  hết mình vì nó mà không hối tiếc.                                                       
– Bàn luận:
       Thông điệp trên đã đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn. Bởi khi sống và “cháy” hết mình ta sẽ thu được một nguồn năng lượng tích cực và lan tỏa nguồn năng lượng ấy đến nhiều người. Từ đó, tạo ra một môi trường sống tích cực.
+ Tuổi trẻ cần phải sống và “cháy” hết mình. Tuổi trẻ là để khát khao, mơ ước, cống hiến hết mình. Chúng ta hãy cứ tự do làm những gì mình muốn, mong đợi… Vì tuổi trẻ không bao giờ quay lại.
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay sống thiếu ước mơ, hoài bão, sợ va vấp, sợ thất bại.
– Liên hệ bản thân:
(HS có thể có những suy nghĩ riêng khi liên hệ với bản thân, miễn sao hợp lý, chấp nhận được ) .
0,25
1,0
0,25
2
   Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả …;
   Làm nổi bật diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân ;
   Phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm.
5,0
1. Yêu cầu chung:
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Thí sinh có thể cảm nhận, phân tích theo nhiều cách nhưng cần bám sát văn bản truyện VCAP ; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
2. Yêu cầu cụ thể:
       Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài cùng với văn bản truyện VCAP (trích) trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2 , thí sinh có thể xử lý đề bài theo trình tự như sau:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
– Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả …;
– Làm nổi bật diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân ;
– Phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 c1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nêu luận đề.
c2. Giới thiệu tóm tắt nhân vật Mị trước hai lần miêu tả:
c3. Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:
   c3.1  Tô Hoài từng tâm sự rằng: “Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu, ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa”. Có lẽ vì vậy mà lúc đầu nghe tiếng sáo, Mị thấy “thiết tha bổi hổi…Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang thổi sáo”. Nhà văn đã để tiếng sáo khơi dậy những tiềm thức và sức sống mãnh liệt của Mị. Sức sống ấy như đang bay lên cùng tiếng sáo.
   c3.2  Thể xác bị trói buộc, bị cầm tù nhưng Mị không còn cảm nhận được nó nữa, vì sức mạnh tinh thần của Mị đã chiến thắng nỗi đau về thể xác. Tiếng sáo và men tình vẫn dìu Mị đi trong đêm tình mùa xuân rạo rực, đắm say. Có lúc tiếng sáo rập rờn trong tâm hồn Mị khiến Mị “vùng bước đi”. Đây là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của Mị.
* So sánh: lần 1 tiếng áo đánh thức tam hồn từ lâu im ỉm khóa của Mị; lần 2- tiếng sáo thôi thúc giục giã thăng hoa những khát vọng sống của Mị
c4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả :
     Tô Hoài đã có nhiều thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị (nhân vật tâm lý).
c5. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
      Miêu tả sự hồi sinh của Mị qua hai chi tiết trên, Tô Hoài đã mang đến những nét mới trong cảm hứng nhân đạo của văn học sau năm 1945.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt linh hoạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc, chuẩn mực.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: A + B  = 10,0 ĐIỂM
0,25
0,25
0,50
0,25
1,25
1,25
0,25
0,50
0,25
0,25
 Lưu ý: – Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt được của bài làm mà cho điểm.
            – Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp…
===–&—==
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468