RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ SỐ 4

Advertisement

ĐỀ THI THỬ-KỲ THI THPT QUỐC GIA
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời theo yêu cầu:

ÂM THANH DIỆU KỲ

Đó là câu chuyện của Jimmy Durante, một diễn viên hài hước được mời tham gia một buổi trình diễn phục vụ những cựu chiến binh trong thế chiến thứ hai. Ông báo cho ban tổ chức rằng lịch diễn của ông rất khít nên chỉ tham gia diễn trong vòng vài phút. Nhưng nếu được cho phép, ông sẽ độc diễn một đoạn rồi đi ngay. Dĩ nhiên là ban tổ chức đồng ý.
Nhưng khi Jimmy lên sân khấu, điều thú vị đã xảy ra. Độc diễn xong ông vẫn đứng lại, tiếng hoan hô càng lúc càng lớn hơn và ông cứ đứng đấy trên sân khấu. 15, 20 phút rồi cả nửa tiếng. Cuối cùng ông cũng cúi đầu chào khán giả lần cuối rồi rời sân khấu.
Tại hậu trường, một người hỏi ông:
 – Tôi ngỡ là ông sẽ đi sau vài phút, chuyện gì thế?
Jimmy trả lời:      
 – Đúng là tôi phải đi nhưng tôi sẽ chỉ cho anh thấy tại sao tôi lại ở lại: Hãy nhìn vào hàng ghế trước.
Đó là nơi ngồi của hai người đàn ông đều bị cụt mất một cánh tay. Một người mất cánh tay mặt, còn người kia lại mất cánh tay trái. Cùng với nhau họ mới có thể vỗ tay được và họ làm điều đó hết sức nhiệt tình.
            1/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
            2/ Anh/chị hiểu như thế nào về hành động Độc diễn xong ông vẫn đứng lại, tiếng hoan hô càng lúc càng lớn hơn và ông cứ đứng đấy trên sân khấu. 15, 20 phút rồi cả nửa tiếng?
            3/ Tại sao tiếng vỗ tay trong văn bản được gọi là âm thanh diệu kỳ?
            4/Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì?
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (2,0 đim)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện ÂM THANH  DIỆU KỲ đã nêu ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 đim)
Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng rừng xà nu và hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
   HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
      Phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm  
0,5
2
       Hành động Độc diễn xong ông vẫn đứng lại, tiếng hoan hô càng lúc càng lớn hơn và ông cứ đứng đấy trên sân khấu. 15, 20 phút rồi cả nửa tiếng được hiểu là những giây phút xúc động và lòng cảm phục của người nghệ sĩ trước những tình cảm chân thành của những người hâm mộ có thể đem đến cho mình.
0,75
3
       Tiếng vỗ tay trong văn bản được gọi là âm thanh diệu kỳ, bởi vì:
       – Đó là tiếng vỗ tay của “hai người đàn ông đều bị cụt mất một cánh tay. Một người mất cánh tay mặt, người còn lại mất cánh tay trái. Cùng với nhau, họ mới có thể vỗ tay được và họ làm điều đó một cách hết sức nhiệt tình”. Họ đã biến điều không thể thành có thể trong giây phút xúc động nhất khi thưởng thức nghệ thuật;
        – Đó là tiếng vỗ tay bộc lộ cảm xúc chân thành của người hâm mộ dành cho người nghệ sĩ tài năng.
0,75
4
Thí sinh có thể trình bày một trong những thông điệp sau:
– Nghệ sĩ chân chính là người có tài năng và có cái tâm trong sáng;
           – Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm với những biểu hiện tình cảm mà người hâm mộ dành cho mình;        
1,00
II
LÀM VĂN
7.0
1
          Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện ÂM THANH  DIỆU KỲ đã nêu ở phần đọc hiểu.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Y nghĩa câu chuyện ÂM THANH  DIỆU KỲ
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
1,5
– Câu chuyện ca ngợi tài năng của người nghệ sĩ thể hiện qua những yêu cầu biểu diễn của khán giả đối với Jimmy Durante (lịch diễn rất khít nên chỉ có thể độc diễn một đoạn trong vài phút, sau đó Jimmy Durante phải đi ngay) ; sự hưởng ứng của người hâm mộ sau phần biểu diễn chỉ trong ít phút (“hai người đàn ông đều bị cụt mất một cánh tay. Một người mất cánh tay mặt, người còn lại mất cánh tay trái. Cùng với nhau, họ mới có thể vỗ tay được và họ làm điều đó một cách hết sức nhiệt tình”).
– Biểu hiện tình cảm chân thành của những người hàm mộ có thể đem đến cho ngưởi nghệ sĩ những giây phút xúc động, thậm chí lòng cảm phục (độc diễn xong ông vẫn đứng lại, tiếng hoan hô càng lúc càng lớn hơn và ông cứ đưng đấy trên sân khấu. 15, 20 phút rồi cả nửa tiếng).
– Tấm lòng của một nghệ sĩ (đáp lại sự hâm mộ của người hâm mộ, sẵn sàng biểu diễn ngay cả khi chương trình đã rất khít, chỉ có thế biểu diễn trong ít phút rồi đi ngay; nhạy cảm với những biểu hiện tình cảm của hai cựu chiến binh ngồi ở hàng ghế dầu tiên,…); tri ân đối với những người hâm mộ.
– Sự trân trọng, cảm phục một tài năng; yêu mến, cảm thông, xúc động trước những biểu hiện của tình cảm chân thành ; tin tưởng ở sự chia sẻ giữa những con người có thể đem dến cho người khác những điều’kì diệu.
              – Câu chuyện còn có ý nghĩa cho mọi người thấy được cách ứng xử của người nghệ sĩ tài năng, những biểu lộ cảm xúc của những người cựu binh khi thưởng thức nghệ thuật, sự đồng cảm của những trái tim yêu nghệ thuật, yêu cuộc sống.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: hiểu được sức mạnh của nghệ thuật tác động đến tâm hồn con người
            + Về hành động: Cần có cách ứng xử đúng đắn, biết đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2
         Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng rừng xà nu và hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
  Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,50
            Mối liên hệ giữa hình tượng rừng xà nu và hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
3.50
c.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu vấn đề cần nghị luận
c.2. Phân tích, chứng minh mối liên hệ giữa hình tượng rừng xà nu và hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu.
      – Rừng xà nu với người dân làng Xô Man
+Một sáng tạo nghệ thuật đầy dụng ý của nhà văn đã mang lại giá trị cho hình tượng rừng xà nu là mang tính biểu tượng CÂY – NGƯỜI:
+Cây rừng xà nu trở thành nhân chứng cho mỗi cuộc đời nói riêng và lịch sử làng Xô Man nói chung.
+Rừng xà nu trở thành niềm kiêu hãnh của dân làng.
            +Rừng xà nu có mặt trong thời khắc thiêng liêng đồng khởi.
       – Người dân làng Xô Man trong mối quan hệ với rừng xà nu
+Khi miêu tả rừng xà nu, nhà văn sử dụng biện pháp nhân hoá; khi dựng nhân vật, cây xà nu lại trở thành hình ảnh để so sánh với sức vóc của con người.
           +Con người sống không thể thiếu rừng xà nu :Người dân làng Xô Man, từ khi sinh ra đã hít thở trong không khí xà nu, lớn lên cùng với hương rừng xà nu. Khi miêu tả rừng, nhà văn chú ý đến sự nối tiếp các thế hệ: có cây mẹ ngã, có những cây bị thương, và vô số những cây non mọc lên. Người dân Xô Man vì rừng xà nu mà chiến đấu
Mối quan hệ giữa hai hình tượng đạt tới độ thống nhất, hài hoà
+Lời của cụ Mết : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng của lịch sử lúc bấy giờ. Rừng vẫn che chở muôn đời cho dân làng Man. Người dân Xô Man cầm súng chiến đấu để bảo vệ rừng, bảo vệ sự hồi sinh, và phát triển. Mục đích cao cả của cuộc chiến đấu là bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống của con nguời, của dân tộc, của đất nước.
+ Hai hệ thống hình tuợng rừng xà nu và các nhân vật cũng là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, cho sức mạnh đoàn kết tổng hợp của các thế hệ, của sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, của hiện tại và quá khứ, của con người và văn hoá, lịch sử… một sức mạnh không bom đạn nào cỏ thể huỷ diệt.
     c.3. Đánh giá chung:
        – Phẩm chất cùa rừng xà nu, của rừng xà nu cũng chính là phẩm chất kiên trung, là sự thể hiện tinh thần bất khuất và sức mạnh bất diệt của con người trước những thế lực tàn bạo
     – Sự thống nhất qua hai hệ thống hình tượng cũng mang lại vẻ đẹp sử thi bi tráng và hào hùng đặc biệt cho tác phẩm này của nhà văn Nguyễn Trang Thành. Âm hưởng Tây Nguyên, âm hường trường ca, âm hưởng sử thi được hiện đại hoá trong truyền ngắn thời chống Mĩ.
0,50
2,25
0,75
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468