Phương trình hồi quy chuẩn hóa hay Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa?
Hệ số hồi" />
RaoVat24h
Blogger Thủ thuật

Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa trong SPSS

Advertisement
Phương trình hồi quy chuẩn hóa hay Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa?
Hệ số hồi quy chuẩn hóa hay Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa?
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa trong SPSS
Đây là 2 câu hỏi được khá nhiều bạn sinh viên đặt ra khi làm các bài nghiên cứu về SPSS. Đến bước chạy hồi quy, hầu hết các bạn đều boăn khoăn, không xác định được mình nên dùng hệ số hồi quy chuẩn hóa hay hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cả.
Để giúp các bạn xác định được khi nào nên dùng chuẩn hóa, khi nào nên dùng chưa chuẩn hóa khi nhận xét phương trình hồi quy. Hôm nay Phạm Lộc Blog sẽ trình bày một số đặc điểm giữa 2 loại hệ số này để các bạn hiểu thêm và áp dụng cho đúng trường hợp.

Số 1: Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa và Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

phuong-trinh-hoi-quy-chua-chuan-hoa
Trong bảng hệ số hồi quy Coefficients từ phân tích hồi quy bằng SPSS, phần đóng khung viền đỏ chính là cột biến và hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, độ lệch chuẩn tương ứng.
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa chúng ta thường viết thu gọn có dạng:
phuong-trinh-hoi-quy-chua-chuan-hoa 2
Giá trị Bo chính là Constant trong bảng hệ số hồi quy.
Đối với phương trình dạng này, các hệ số hồi quy phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi và các biến độc lập còn lại được giữ nguyên.
Nhận xét: Trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi X1 thay đổi 1 đơn vị (của X1), Y sẽ thay đổi B1 đơn vị (của Y).
Cụ thể: Giả sử, biến Y là biến Tốc độ chạy của xe, biến X1 là biến Khối lượng của xe, biến X2 là Đường kính bánh xe…… Các biến độc lập Khối lượng của xe, Đường kính bánh xe sẽ tác động đến Tốc độ chạy của xe (X1, X2…. tác động đến Y)
>> Nhận xét sẽ là: 

– Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi khối lượng của xe (biến X1) thay đổi 1kg thì tốc độ chạy của xe (Y) thay đổi B1 km/h.

– Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi đường kính bánh xe (biến X2) thay đổi 1cm thì tốc độ chạy của xe (Y) thay đổi B2 km/h.

* Lưu ý: Chữ “thay đổi” trong câu nhận xét sẽ tùy trường hợp hệ số hồi quy dương hay âm mà chuyển thành “tăng”“giảm”.

Ở ví dụ trên đây, thực tế chúng ta thấy rằng, khối lượng xe tăng làm xe chạy chậm hơn, nghĩa là hệ số hồi quy B1 âm (tương quan nghịch, X giảm Y tăng, X tăng Y giảm). Chính vì vậy, câu nhận xét sẽ sửa lại: “Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi khối lượng của xe (biến X1) tăng 1kg thì tốc độ chạy của xe (Y) giảm B1 km/h”.
Ngược lại, trên thực tế, đường kính bánh xe tăng sẽ làm xe chạy nhanh hơn, nghĩa là hệ số hồi quy B2 dương (tương quan thuận, X tăng Y tăng, X giảm, Y giảm). Chính vì vậy, câu nhận xét sẽ sửa lại:  “Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi đường kính bánh xe (biến X2) tăng 1cm thì tốc độ chạy của xe (Y) tăng B2 km/h”.

NHẬN XÉT

– Trong phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa thì các biến giữ nguyên đơn vị gốc của mình.

– Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa mang ý nghĩa toán học hơn là ý nghĩa kinh tế khi chỉ phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi từng biến độc lập thay đổi trong điều kiện các biến độc lập còn lại phải cố định.

Số 2: Phương trình hồi quy chuẩn hóa và Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Trong bảng hệ số hồi quy Coefficients từ phân tích hồi quy bằng SPSS, phần đóng khung viền đỏ ở vị trí này là cột hệ số hồi quy chuẩn hóa.
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa chúng ta thường viết thu gọn có dạng:
Đối với phương trình dạng này, các hệ số hồi quy phản ánh mức độ, thứ tự ảnh hưởng của mình đến đến biến phụ thuộc. Từ phương trình hồi quy chuẩn hóa, chúng ta sẽ biết được biến X nào ảnh hưởng mạnh hay yếu đến biến Y căn cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, hệ số càng lớn thì tầm quan trọng của biến đối với Y càng lớn.
Nhận xét: (Giả sử X3 > X1 > X2) Từ phương trình hồi quy, ta thấy được biến X3 có tác động mạnh nhất tới Y, tiếp theo là biến X1, và biến tác động yếu nhất tới Y là biến X2.
Cụ thể: Giả sử, biến Y là biến Sự trung thành của nhân viên, biến X1 là biến Đãi ngộ vật chất, biến X2 là Môi trường làm việc, biến X3 là Mối quan hệ với lãnh đạo……
>> Nhận xét sẽ là: 
Từ phương trình hồi quy chuẩn hóa ta thấy được rằng, Mối quan hệ với lãnh đạo là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới Sự trung thành của nhân viên. Nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến Sự trung thành của nhân viên là Đãi ngộ vật chất. Nhân tố ảnh hưởng yếu nhất tới Sự trung thành của nhân viên là Môi trường làm việc.
NHẬN XÉT
– Trong phương trình hồi quy chuẩn hóa thì các biến đã được quy về cùng một đơn vị,

– Phương trình hồi quy chuẩn hóa mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn là toán học. Căn cứ vào phương trình hồi quy, nhà kinh tế xác định được rằng yếu tố nào quan trọng nhất (hệ số hồi quy chuẩn hóa càng lớn càng quan trọng), yếu tố nào ít quan trọng hơn đề dành thời gian + tiền bạc đầu tư một cách hợp lý (hệ số hồi quy lớn nhất thì quan tâm, đầu tư nhiều hơn bởi vì nó tác động mạnh nhất tới Y).

KẾT LUẬN

Dùng Hệ số hồi quy chuẩn hóa hay Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa?

Chúng ta có câu trả lời: căn cứ vào mục đích nghiên cứu của chúng ta mà sử dụng cho hợp lý 2 dạng phương trình hồi quy.

Đối với các đề tài nghiên cứu dạng Các yếu tố ảnh hưởng đến có dùng thang đo Likert >>>> Chúng ta sử dụng PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY CHUẨN HÓA.

__________________________________________________________________

* Lưu ý: Bạn nào cần dẫn nguồn thì các bạn ghi nguồn thế này: 

Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 1, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, NXB Hồng Đức, Trang 241

Tại trang 241, tác giả có một phần phân tích về hệ số Beta. Do đoạn nguyên gốc khá ngắn, có thể một số bạn cũng không hiểu, nên mình giải thích chi tiết thế này chắc các bạn nắm được vấn đề hơn.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468