Kinh tế khủng hoảng, ngày càng nhiều công ty tạm ngừng sản xuất kinh doanh, phá sản,... rất nhiều người đang lâm vào tìn" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Học quản lý nhân sự có thể làm được những công việc gì?

Advertisement

Kinh tế khủng hoảng, ngày càng nhiều công ty tạm ngừng sản xuất kinh doanh, phá sản,… rất nhiều người đang lâm vào tình trạng thất nghiệp. 

Mỗi năm, Việt Nam lại có hàng chục ngàn sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp ra trường với trình độ ngoại ngữ cao hơn, kiến thức và kinh nghiệm của họ tuy chưa nhiều, nhưng họ chấp nhận trải nghiệm với mức lương và đãi ngộ thấp hơn những gì bạn có thể.
Học nghề nhân sự có thể là một giải pháp cho bạn, một cơ hội mới cho bạn. 
Vậy Quản lý nhân sự – quản lý nguồn nhân lực là gì?

Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là tuyển dụng, đào tạo và bố trí sử dụng… nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả thông qua việc xây dựng các chương trình, chính sách tuyển dụng, đánh giá, lương, thưởng, đãi ngộ… 1 cách hợp lý. 
Khi học nghề Quản lý nhân sự, bạn có thể làm các công việc gì?
Giám đốc nhân sự – giám sát một vài bộ phận. Mỗi người giám sát mỗi bộ phận như vậy phải là người có kinh nghiệm quản lý và có chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự, ví dụ như mảng việc làm, mảng bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối quan hệ trong nhân viên.
Nhân viên tuyển dụng – thực hiện các công việc như sàng lọc, phỏng vấn, kiểm tra các ứng cử viên; giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn. 
Nhân viên lương thưởng và phúc lợi – quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động. Họ lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên.
Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên là những người quản lý các chương trình về lương bổng của nhân viên công ty, đặc biệt là về bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu.
Chuyên gia phân tích công việc – thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc – giải thích về những  nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu.
Chuyên gia phân tích ngành nghề thường là ở các công ty lớn.  Họ thường quan tâm đến các hệ thống phân loại ngành nghề và nghiên cứu những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối quan hệ giữa nhân viên và công ty (việc ở lại hay ra đi của nhân viên trong công ty). Họ cũng có thể làm các việc liên lạc thuộc kỹ thuật giữa công ty của họ với các công ty khác, với chính phủ và liên đoàn lao động.
Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên, là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm  từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, nghỉ ngơi giải trí…
Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển – chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên.
Chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên – đặt ra kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào tạo.  

Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự

Bạn hãy là 1 người có khả năng đánh giá và sự suy xét các vấn đề một cách thận trọng và đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.

Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người – cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.

Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.

Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự

Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.

Học Quản lý nhân sự ở đâu? 

Bạn có thể tìm đến những tổ chức tư vấn đào tạo nhân sự chuyên nghiệp tại địa phương mà bạn sinh sống. Ví như bạn ở miền Bắc, bạn có thể tìm đến EduViet

Nhân Viên Mới

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468