RaoVat24h
Excel Office

Hướng dẫn dùng hàm SUMIFS trong Excel

Advertisement

Hướng dẫn dùng hàm SUMIFS trong Excel

Cú pháp hàm SUMIFS trong Excel có dạng =SUMIFS(sum_range,criteria_range1,criteria1,criteria_range2,criteria2,…).
Trong đó:
  • Sum_range: là các ô cần tính tổng trong bảng dữ liệu, những giá trị trống và giá trị text được bỏ qua, tham số bắt buộc phải có.
  • Criteria_range1: phạm vi cần được kiểm tra bằng điều kiện criteria1, là giá trị bắt buộc.
  • Criteria1: điều kiện áp dụng cho criteria_range1, có thể là một số, biểu thức, tham chiếu ô để xác định ô nào trong criteria_range1 sẽ được tính tổng, cũng là giá trị bắt buộc.
  • Criteria_range2,criteria2,…: tùy chọn các phạm vi và điều kiện bổ sung, tối đa 127 cặp criteria_range, criteria.
Lưu ý khi dùng hàm SUMIFS trong Excel:
  • Mỗi ô trong vùng, phạm vi sum_range sẽ được cộng tổng khi thỏa mãn tất cả các điều kiện tương ứng đã xác định là đúng cho ô đó.
  • Các ô trong sum_range có chứa TRUE được coi là 1, các ô chứa FALSE được coi là 0.
  • Mỗi criteria_range phải có cùng kích thước vùng chọn giống với sum_range, criteria_range và sum_range phải có cùng số hàng và cùng số cột.
  • Criteria có thể dùng ký tự dấu hỏi chấm (?) thay cho ký tự đơn, dấu sao (*) thay cho một chuỗi. Nếu điều kiện là dấu hỏi chấm hay dấu sao thì phải nhập thêm dấu ~ ở phía trước, giá trị điều kiện là văn bản để trong dấu “.
Chúng ta sẽ tính tổng với bảng dữ liệu dưới đây kèm theo một số điều kiện khác nhau.
Bảng dữ liệu

Ví dụ 1: Tính tổng sản phẩm mà nhân viên Hoài bán ra có đơn giá mặt hàng dưới 400.000đ.
Tại ô nhập kết quả chúng ta điền công thức =SUMIFS(D2:D7,C2:C7,”Hoài”,E2:E7,”<400000″) rồi nhấn Enter.
Trong đó:
  • D2:D7 là vùng cần tính tổng mặt hàng.
  • C2:C7 là vùng giá trị điều kiện tên nhân viên.
  • “Hoài” là điều kiện tên nhân viên cần tính số mặt hàng chứa trong vùng C2:C7.
  • E2:E7 là điều kiện mặt hàng.
  • “400.000” là điều kiện chứa mặt hàng trong vùng E2:E7.
Tính tổng đơn giá mặt hàng dưới giá trị nào đó

Kết quả ra tổng số lượng mặt hàng như hình dưới đây.
Kết quả số sản phẩm có đơn giá dưới giá trị nào đó
Ví dụ 2: Tính tổng số lượng mặt hàng bán ra của nhân viên Nga có số thứ tự < 5.
Tại ô nhập kết quả chúng ta nhập công thức =SUMIFS(D2:D7,C2:C7,”=Nga”,A2:A7,”<5″) rồi nhấn Enter. Tại tên nhân viên “Nga” nhập dấu = hoặc bỏ dấu = đều được.
Tính tổng sản phẩm của Nga có số thứ tự <5
Kết quả chúng ta được tổng các mặt hàng do nhân viên Nga bán có số thứ tự < 5 là 550 mặt hàng.
Tổng giá trị
Ví dụ 3: Tính tổng số lượng sản phẩm đã bán ra của nhân viên Nga, trừ sản phẩm khăn quàng cổ.
Tại ô nhập kết quả, chúng ta nhập công thức =SUMIFS(D2:D7,C2:C7,“Nga”,B2:B7,“<>khăn quàng cổ”). Trong đó dấu <> dùng để loại trừ một đối tượng nào đó trong vùng dữ liệu làm điều kiện.
Tính tổng đơn giá mặt hàng trừ giá trị nào đó
Kết quả cho ra tổng số sản phẩm như hình dưới đây.
Hàm SUMIFS
Trên đây là một số ví dụ về cách sử dụng hàm SUMIFS, tính tổng giá trị có nhiều điều kiện kết hợp. Chúng ta phải sắp xếp các vùng và điều kiện đi kèm hợp lý thì Excel mới nhận dạng được công thức hàm để tính.
Chúc các bạn thực hiện thành công!

?DienDan.Edu.Vn cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn. https://diendan.edu.vn/

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468