RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Làm Concept game, đừng nên cảm tính

Advertisement


Trước tiên, khái niệm Concept là gì?


Dịch sát theo nghĩa Tiếng Anh đơn thuần là khái niệm, quan niệm


Trong marketing, thuật ngữ Concept mang nghĩa ”Ý tưởng chủ đạo” 


Vậy Concept và Idea là một?


Hoàn toàn không phải, Idea là những ý tưởng nhỏ nằm trong Concept với mục đích thể hiện và nêu bật thông điệp mà Concept muốn truyền tải đến Users


Để lên được những Concept chất, không đơn giản là chỉ ngồi một chỗ mà nghĩ hay họp một buổi là có. Thành công không có bóng dáng của sự lười biếng


1. Research


Mình coi đây là bước đóng vai trò quyết định. Trong bước này, bạn cần phải làm rất nhiều việc và phải thực sự nghiêm túc


– Xem Source (hình ảnh, video, landing page,…)


– Nghiên cứu Thị trường (Việt Nam, thị trường của game tại nước ngoài) tại thời điểm hiện tại và dự đoán thị trường tại thời điểm game ra mắt


– Các game tương tự


– Đối thủ cạnh tranh 


– Test game


– Kế hoạch Marketing của Product (thông điệp, target audience, điểm nổi trội của game, mô hình SWOT…)


2. Brainstorm


Đây là lúc mọi người đóng góp ý tưởng. Theo mình những ai chưa Research trước đó thì không nên tham gia cuộc họp vì những lý do sau đây:


– Không thể đóng góp ý tưởng do không hiểu về game


– Gây phân tán cho những người khác bởi những hành động như: ngáp, liên tục hỏi hay các hành vi độc đáo khác…


– Loạn luân (nhiều người nói gây mất trật tự, loạn cuộc họp)


Tiếp theo, chúng ta cần phân loại nhóm người chơi đã xác định trong phần target audience (ví dụ: người chơi nằm trong độ tuổi từ 18 – 45) theo 2 cách (theo tuổi và theo trình độ)


Theo tuổi


– 18 -> 25


– 26 -> 35


– 36 -> 45


Theo trình độ 


– Users không biết gì


– Users biết chơi nhưng không giỏi


– Users hard core


-> Việc cần làm tiếp theo là phân tích Insight của những nhóm Users này (1)


– Độ tuổi


– Giới tính

– Công việc


– Địa lý


– Sở thích


– Thói quen 


-> Tiếp đến liệt kê những điểm nổi bật của game (2)


– Các tính năng liên quan đến cộng đồng


– Các tính năng liên quan đến kiếm tiền trong game 


– Game này có mà game khác không có


– Game khác cũng có nhưng không nổi trội bằng game này


Từ (1) và (2), chúng ta sẽ phân bổ những điểm nổi bật này vào từng nhóm đối tượng sao cho phù hợp với đặc điểm nhóm.


Lưu ý: 


Tránh đưa ra những ý tưởng, thông điệp mà đối thủ đã sử dụng


Cần có ý tưởng theo trend tại thời điểm đó nhưng vẫn phải tạo sự tin tưởng, nghiêm túc


3. Sàng lọc ý tưởng


Tất nhiên sẽ có nhiều ý tưởng xuất hiện. Vậy tiêu chí để lựa chọn và không để lọt những ý tưởng hay là gì. 

– S = Specific (rõ ràng)

– M = Measurable (vừa phải)


– A = Attactive (hấp dẫn)


– R = Relevant (gần gũi)


– T = Timing (đúng lúc) 


4. Lên Concept


Từ những Concept đã được chọn ở bước 3, sẽ phân bổ cho các Chanel theo:


– Đặc điểm chanel


– Đặc điểm Users của những chanel này


5. Hình thức thể hiện


Theo request của Chanel


– Video (Teaser, Offical,…)


– Landing page (cốt truyện, chính thức ra mắt, tính năng nổi trội…)


– Banner đi kèm LP (jpeg, png, gif, flash…)


6. Đo lường hiệu quả


Dùng tool check riêng cho phần hiệu quả Concept bằng cách gắn UTM code


=> UTM Code (Urchin Tracking Module) là đoạn mã code mang 1 ý nghĩa (value) nhất định như nguồn, công cụ hoặc loại hình sử dụng, tên chiến dịch…


– UTM Source: nguồn thực hiện ví dụ như Facebook Ads, Google Ads, Cốc Cốc Ads hay Adnetwork,…

– UTM Medium: vị trí đặt banner

– UTM Concept name: tên Concept để phân biệt với các game khác

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468