RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Làng lụa Hội An: Không chỉ là một làng nghề

Advertisement

(BDL) – Nhiều khách đến Hội An băn khoăn không biết có nên đến tham quan làng lụa Hội An hay không, câu trả lời của chúng tôi là “có”.

< Cổng Làng Lụa Hội An được thiết kế theo kiến trúc cổ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về lụa hay về cái nghề truyền thống này của người Việt Nam, đừng chần chừ nữa. Tuy không phải là một làng nghề thực sự, nhưng nơi đây được xem là một “bảo tàng sống” để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm của người Chăm và người Việt xưa.

< Những hàng cây xanh mát dọc lối đi.

Làng lụa Hội An nằm cách trung tâm phố cổ khoảng 1 km gần bến xe buýt trung tâm thành phố Hội An trên đường Nguyễn Tất Thành, bạn có thể dễ dàng đến đây tham qua bằng xe đạp hoặc đi bộ.

< Không gian nhà cổ ở Làng Lụa Hội An.
Dulichgo
Đến với làng, bạn ắt hẳn sẽ choáng ngợp với một khoảng không gian rộng lớn được thiết kế sắp xếp mang dáng dấp của làng nghề cổ như nhà rường miền trung, vườn dâu tằm xanh ngắt với hơn 40 cây dâu cổ thụ được đem về từ dọc sông Thu Bồn, Vu Gia. Trong không gian của làng nghề còn có hồ sen, súng rộng rãi với các cây cổ thụ rợp bóng mát.

< Những nghệ nhân gắn liền cả cuộc đời cùng nghề dệt lụa truyền thống.

Làng lụa Hội An bao gồm nhiều gian nhà với mỗi gian thể hiện một câu chuyện khác nhau. Gian nhà lớn nhất và rộng nhất là gian nhà thờ bà Chúa Tằm Tang Đoàn Quý Phi. Bà Đoàn Quý Phi hay bà chúa Tằm Tang xứ Quảng là những tên gọi do nhân dân dành cho bà Đoàn Thị Ngọc, vợ Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, người sau này được triều nhà Nguyễn truy phong Hiếu Chiêu Hoàng đế, và bà Đoàn Thị Ngọc được truy phong là Hiếu Chiêu Hoàng hậu.

< Công đoạn kéo sợi đầy nghệ thuật.
Dulichgo
Với tấm vé tham quan làng Lụa, bạn sẽ được các chị hướng dẫn viên xinh đẹp kể nhiều hơn về cuộc đời ly kỳ của bà chúa và các đóng góp lớn của bà cho nghề nuôi tằm dệt lụa ở mảnh đất miền trung xinh đẹp này.

< Nghệ nhân dệt lụa bên khung cửi Cửu Diễn.

Ở gian phía bên trái gian chính, bạn sẽ được xem qua các mẫu máy dệt của người Chăm xưa và các máy dệt của ông Cửu Diễn. Các máy này được ông cải tiến lại cho phù hợp với người dân Việt dựa trên tìm hiểu của ông về máy dệt của người Pháp và người Tàu.

< Những lọn sợi tơ óng ánh…

Ra đời từ năm 1934, khung dệt cải tiến của ông chính là cơ sở cho các khung dệt nội địa Việt Nam ngày nay. Ở gian này, bạn còn được các nghệ nhân từ nhiều nơi trình diễn nghệ thuật dệt lụa rất đẹp mắt.

< Tằm nhả tơ vàng óng.
Dulichgo
Phía sau gian nhà trưng bày máy dệt, bạn sẽ được tham quan các nhà luộc kén, se tơ, kéo sợi truyền thống.Nếu bạn muốn tìm hiểu về vòng đời của tằm, bạn có thể tận mắt xem trực tiếp quá trình chúng ăn lá dâu và nhả tơ làm kén.

< Những sản phẩm lụa cao cấp, sang trọng.

Ngoài việc tìm hiểu về nghề nuôi tằm dệt lụa, bạn còn được chiêm ngưỡng bộ sưu tập 100 trang phục cổ của 54 dân tộc Việt Nam và các sản phẩm lụa như quần áo, túi xách, khăn choàng được bày bán đa dạng.

Cùng với làng nghề truyền thống, làng Lụa còn có không gian nhà hàng phục vụ các món ăn ngon bản địa và khu nghỉ dưỡng thiên nhiên riêng phục vụ du khách muốn ở lại Hội An.

Theo Báo Du Lịch
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468