RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Long Hải cũng có lắm cái hay! (P17 – Phần cuối)

Advertisement

(Phần cuối) – Có lẽ đến lúc này thì các bạn thấy rõ lộ trình của bọn mình từ Long Hải về rồi hỉ. Nếu đi kiểu bình thường thì cứ theo sau:

– Long Hải > DT44A > QL55 > QL51 > Ngã 3 Mỹ Xuân Phước Bình – tầm 50km.

< Con lộ be bé như đường làng, cây cỏ xanh um mát rượi. Lúc này bọn mình ở đây >.

Biến tấu hơn một chút thì giống chuyến ‘Vượt 2 đảo về Long Hải’, ta sẽ:
– Long Hải > đường 36 > HL5 > vượt cầu Cửa Lấp > Bùng binh cầu Cửa Lấp > Võ Nguyên Giáp > QL51 – Ngã 3 Mỹ Xuân Phước Bình: Khoảng đường cũng tầm 50km.

< Một đoạn đầy trúc. Khi vừa rẽ nhánh vô thấy loáng thoáng xe, bi giờ chỉ còn ta vì họ chạy nhanh lắm, còn ta thưởng ngoạn mà.

Vậy thì tại sao không biến hóa hơn nữa? Thía là bà xã vẽ rồng vẽ rắn lộ trình: Đi thì vẫn bình thường vì sẽ lên núi Dinh nhưng về thì như sau.

– Long Hải > 44A > Bùi Công Minh > Mạc Thanh Đạm > HL2 > một tẹo đường 56 > Đường số 1 > Suối Nghệ – Láng Lớn > đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao mới > nhánh rẽ Hắch Dịch > Khoảng đường cũng tầm bấy nhiêu hoặc có hơn chỉ một hai cây số.

< Bi chừ thì thấy loáng thoáng nhà. Đường có ổ gà nhé, nhưng không nhiều, vửa nhìn cảnh vật vừa nhìn đường chứ đừng để ‘xế nằm ổ’ nghen. Còn muốn phẳng phiu thì chạy đường ngoài kia, ở ngoải cho 60km/h đấy.

< Duy chỉ có mình anh cây ta cao sừng sững!

Đi là đi chơi, là khám phá và thường ngoạn. Quốc lộ 51 đã quen thuộc nằm lòng rồi, xe cũng từa lưa thì việc gì phải đi bằng nó, bạn thấy không?

Thay thế bằng những con đường là lạ khác, ta có thêm nhiều hiểu biết mới lạ, thấy được thêm khung cảnh hồ này, xã nọ, núi kia… chứ cứ chạy mãi con đường quen thuộc thì thời gian ta tốn cho nó thiệt phí hoài vì con quốc lộ to chà bá đó có gì đáng ngó đâu? Lại xe xế chạy ì ầm thấy ghê lắm!

< Đoạn này lại có trúc xanh, đường mát mẽ ghê.

< Vắng nhưng không ngại gì mà còn khoái chí nữa là đằng khác. Ở quê, người ta tốt hơn miệt thị thành đấy ạ, hiếm hoi lắm mới gặp ‘ma’ mà thường là ‘ma’ nơi khác tình cờ đến.

Nhánh đường nhỏ bọn mình rẽ vào này nằm trong địa phận xã Hắc Dịch, xã Mỹ Xuân. Đường này cũng là ranh giới của Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng là địa giới phía Bắc của xã Mỹ Xuân.

< Đùng một cái, nhà cửa xuất hiện.

< Nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng Slighting Vietnam. Họ sản xuất gì bạn biết không? Các cột đèn đường đó, đủ kiểu đủ loại, vị trí tại đây >.

Xã Mỹ Xuân thuộc huyện Tân Thành: Đông giáp xã (phường) Hắc Dịch và xã Tóc Tiên, Tây giáp sông Thị Vải, Nam giáp xã (ph
ường) Phú Mỹ còn phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

< Đường này mình biết có một số nhà máy nhưng lúc này lại thấy rừng trồng ở 2 bên…

< Tấp vào một tẹo để, uống nước, WC và đốt điếu thuốc thư giản, vội gì đâu?

Trước đây Mỹ Xuân là trung tâm của xã Phú Mỹ, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai. Sau khi thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xã Phú Mỹ được chia tách thành thị trấn Phú Mỹ và xã Mỹ Xuân thuộc huyện Tân Thành tình Bà Rịa – Vũng Tàu.

< Vườn trồng cây gì đó chả biết, lá trông giống ổi nhưng không phải.

Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Với truyền thống cách mạng hào hùng gắn liền với miền đông gian lao anh dũng xã Mỹ Xuân đã được nhà nước phong tặng danh hiệu vẽ vang: xã anh hùng lực lượng vũ trang.

< Hết điếu thuốc thì phi lên xe, bà xã còn mãi mê chụp hình. Ai nhìn biết bọn mình đi du lịch không? Chả thấy hành lý ngoài cái túi nhỏ phía trước – thiệt ra còn một ‘cục’ áo quần khăn trong cốp xe.

< Đây nè: Công Ty TNHH Một Thành Viên Pak Việt Nam, ‘chiên gia’ sản xuất gạch men.

Đến nay trải qua quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thuận lợi về vị trí địa lý xã Mỹ Xuân có tiềm năng để phát triển kinh tế văn hoá xã hội – an ninh quốc phòng. Từ đó hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước là tiền đề để xã Mỹ Xuân phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

< Kề đó là CTy sản xuất gạch Tuynel Hợp Nhất Thanh. Mỹ Xuân ngon lành nghen. Ủa mà hổng phải, ben này đường là địa phận xã Phước Bình – Đồng Nai. Nhưng đừng lầm, Mỹ Xuân có 3 khu công nghiệp to chà bá với cả trăm nhà máy đấy.

< Qua các nhà máy rồi, vẫn thấy cây cỏ xanh um hai bên đường.

Xã Mỹ Xuân có tổng diện tích tự nhiên là 3.968,70 ha; trong đó có 1478,71 ha đất nông nghiệp. Là một xã vùng đồng bằng, thế mạnh  kinh tế của xã là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Ngoài ra, trên địa bàn xã có một mạng lưới dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đáp ứng các nhu cầu của nhân dân trong vùng.

< Một vài đường cong cuối cùng (vị trí >), rồi bọn mình sẽ đến phố xá thôi.

< Con đường nhỏ là ranh giới của 2 tỉnh: Nhà bên phải đường – nơi họ ở là Đồng Nai còn bên trái lại là Bà Rịa Vũng Tàu, mươi bước qua lộ là
qua tỉnh khác.

Xã Mỹ Xuân là cửa ngõ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sông) để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhất là cảng biển.

< Chạy không lâu thì có vẻ đã gần đến ngã 3 Mỹ Xuân.

< Cắt ngang là QL51, bọn mình rẽ phải ‘Tiến dìa Sàigòn’. Ngã 3 Mỹ Xuân xôm tụ phải biết, người và phố xá nhộn nhịp.

Trong toàn xã hiện nay có 03 khu công nghiệp lớn và các dự án khác đang trong giai đoạn hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, trong đó khu công nghiệp Mỹ Xuân A và khu công nghiệp Mỹ Xuân A 2 đã hoàn thành tương đối hoàn chỉnh, hiện nay đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

< Quốc lộ 51 đây, cái sự thơ mộng của cung đường lang thang không còn. Đường ni để ‘đi’ chứ không phải để ‘nghía’. Có điều, từ đây đến ngã 3 Nhơn Trạch để bọn mình về nhà thì rất gần, chả bao nhiêu cây số (13km).

< Trước kia trên đường về thường ghé Thiền viện Linh Chiếu để nghỉ chân, lần ni về luôn.

Song song với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng được phát triển theo chiều hướng tích cực, hiện nay trên địa bàn xã có 10 trường học gồm: 01 trường THCS; 03 trường tiểu học và 06 trường mẫu giáo, trong đó 01 trường mẫu giáo và 05 trường mầm non tư thục; 01 trạm y tế và một trung tâm văn hóc với nhà thi đấu đa năng, sân chơi cho thiếu nhi trong xã. Toàn xã hiện nay có 7/9 ấp được công nhận ấp văn hoá còn lại 02 ấp đang phấn đấu để đạt danh hiệu ấp văn hoá.

< Mảng xanh cuối cùng trong chuyến đi mà bọn mình thấy được (vị trí >). Nó nằm ngay trạm thu phí QL51 – Trạm T2.

< Thấy cái tháp của chùa Quốc Ấn Khải Tường xa xa, sắp đến rồi.

Xã Hắc Địch mình từng có đề cập đến rồi, nay nhắc lại sơ lược thì: Xã Hắc Dịch có tổng diện tích tự nhiên 3.200 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 3/4 diện tích, hiện nay trên địa bàn xã đã có một cụm công nghiệp-TTCN tập trung, 134 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, gần 200 cơ sở dịch vụ thương mại vì vậy hàng năm các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp được nhân dân cung cấp cho thị trường đạt hiệu quả cao.

< Ngã 3 Nhơn Trạch đây, mình chờ đèn rẽ trái cùng nhiều người. Đến đây là coi như đã về nhà dù đoạn đường còn lại vẫn còn đến… 38km nữa cộng một chuyến phà…
Hẹn các pác chuyến sau nhé.

Xã Hắc Dịch là xã được công nhận danh hiệu xã văn hóa, hàng năm điều có trên 93% /tổng số hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, dân số của xã có 3.100 hộ và 12.835 khẩu.
(Hết)

Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13Phần 14Phần 15Phần 16 – Phần 17

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468