RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Marketing và Tài chính

Advertisement

NẾU BẠN THƯỜNG XUYÊN NÓI NHỮNG LỜI TRUNG THỰC VÀ CỨ LẶP ĐI LẶP LẠI NHƯ VẬY THÌ SỰ TRUNG THỰC ĐÓ SẼ ĐƯỢC TÍCH LŨY VÀ TẠO RA TINH HOA CỦA SỰ XÁC THỰC

Có ai đó đã nói điều trên khi khái quát về Marketing và sức mạnh của nó. Cũng dễ hiểu thôi, bất kỳ ai muốn trở thành một người làm Marketing chuyên nghiệp và danh tiếng đều cần có 2 yếu tố quan trọng là tư duy logic và tư duy sáng tạo phải tốt. Tư duy sáng tạo đưa ra những điều mà nhiều người cho là “điên”, “khùng” nhưng có gì đó hấp dẫn, cuốn hút để rồi từ đó, tư duy logic vào cuộc để liên kết những điều “điên – khùng” ấy thành những điều hợp lý, kiến tạo nhu cầu, xác lập xu hướng mà xa hơn có thể là cả chủ nghĩa của những người tiếp cận cái “điên”, “khùng” ấy. Tôi là sinh viên Tài chính nhưng yêu thích Marketing và mạo muội có chút so sánh nhỏ về Tài chính và Marketing:
Điểm giống:
Tư duy logic tốt, có óc phán đoán nhanh nhạy
Có khả năng nhìn xa trông rộng
Mới chỉ biết có hai điểm giống đó. Còn đây là điểm khác:
  • Nếu Marketing là tư duy não phải với những màu sắc, hình ảnh, trí tưởng tượng kết hợp với tư duy chiến lược từ não trái với những con số từ định lượng từ những vấn đề định tính như hành vi người tiêu dùng, mức độ yêu thích sản phẩm, tâm lý khách hàng, … thì Tài chính đơn thuần sử dụng não trái với con số có tính định lượng như tiền bạc của đa phần vấn đề định lượng, tính toán và tư duy chiến lược dựa trên những con số đó;
  • Marketing là hướng ngoại nhiều hơn đến công chúng còn Tài chính hướng nội vào những con số, báo cáo sổ sách của công ty. Tuy nhiên, ngày nay Marketing cũng có tính hướng nội nhưng đó là hướng nội đến con người, đến nhân viên của công ty và Tài chính cũng có hướng ngoại nhưng không phải với con người mà tiếp cận các vẫn đề vĩ mô, thế giới, …;
  • Marketing có thể “cho trí tưởng tượng bay xa”, thăng hoa sức sáng tạo còn Tài chính để luyện ý chí, tính gan lỳ, khả năng chịu đựng của người ta;
  • Tài chính có thể làm công ty trở nên vững mạnh hơn bằng việc đưa ra quyết định phân phối, chi tiêu đúng đắn nhưng để công ty có thể được biết đến, mạng lưới công ty được mở rộng thì Marketing mới làm được điều đó. Những quyết định về Tài chính xa rời giá trị cốt lõi của thương hiệu (một vấn đề khác có liên quan đến Marketing) thì sẽ gánh phải hậu quả nặng nề mà Lehman Brothers vừa qua là một ví dụ;
  • Marketing đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn và cũng đòi hỏi mức độ thành thạo kỹ năng cao hơn so với Tài chính. Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, nói chuyện trước công chúng … cả hai đều cần nhưng so với nếu với Marketing thì những kỹ năng trên thường xuyên là vấn đề sống còn của người làm Marketing;
Ôi, còn quá nhiều thứ để nói, nhưng đưa ra so sánh như vậy để các bạn học Tài chính thấy rằng, các bạn đi làm Tài chính có nhiều vấn đề xa rời thực tế lắm và cần kết hợp với Marketing nữa. Với những ai đi đầu tư Tài chính, những điều trên không cần chú ý nhiều nhưng với những ai làm tư vấn Tài chính, làm Broker, nhân viên Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác bỏ qua Marketing là các bạn đã bỏ qua yếu tố làm nên công ty của bạn rồi.
Tại sao người ta có thể trả cái giá cao hơn cho N&M hay NinoMax trong khi có những sản phẩm chất lượng không thua kém, thậm chí có thể hơn? Vì Marketing, nói chính xác hơn là kết hợp Branding và Marketing đã tạo cho N&M hay NinoMax có một giá trị và giá trị đó phản ánh qua mức giá tăng thêm so với các sản phẩm khác. Tài chính sẽ không bao giờ làm được điều này.
Các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng cái gì? Bằng lãi suất, bằng niêm yết giá ngoại tệ chênh lệch nhiều hơn để có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá cho các nhà đầu tư hay bằng các sản phẩm phái sinh? Xin thưa, các ngân hàng có cạnh tranh bằng những hính thức trên nhưng đó không phải là mấu chốt và suy cho cùng ngân hàng nào cũng như ngân hàng nấy về sản phẩm mà thôi, vấn đề là ở chỗ dịch vụ ngân hàng, các tiện ích bổ sung mà ngân hàng cung cấp, các chương trình chăm sóc khách hàng mà ngân hàng tiến hành, những điều đó mới đóng góp phần lớn vào sự lớn mạnh của ngân hàng (tất nhiên phải loại trừ yếu tố nhà nước ở đây).
Chẳng hạn, 2 ngân hàng có mức lãi suất rất khác nhau, ngân hàng A có mức lãi suất cao hơn ngân hàng B (lãi suất tiền gửi), khách hàng sẽ chọn ngân hàng A? Chưa chắc. Ngân hàng B vốn nổi tiếng là một ngân hàng nhanh. Nếu khách hàng phải chờ quá 5 phút để đến lượt mình ngân hàng không những không tính phí mà còn tặng thêm quà cho khách hàng có giá trị $10. Nếu khách hàng có bất kỳ phàn nàn về ngân hàng B qua hệ thống email, hot-line hay gặp mặt trực tiếp … trong vòng 6 tiếng làm việc ngân hàng sẽ giải quyết xong vấn đề cho khách hàng. Ngân hàng B với không gian bày trí hiện đại; nhân viên giao dịch luôn vui vẻ nhiệt tình, làm việc nhanh chóng, hiệu quả; các form mẫu rất cụ thể nhưng ngắn gọn làm cho quy trình giao dịch không mất nhiều thời gian và hơn hết ngân hàng B đã đưa ra các bảng tính chi phí cho mỗi phút tiết kiệm của khách hàng. Những điều này ngân hàng A không có được, ngân hàng A chỉ chú trọng vào lãi suất mà thôi. Kết quả, khách hàng của ngân hang B vẫn nhiều hơn của ngân hàng A. Những điều trên là kết quả làm việc của Marketing để đưa vào tâm trí khách hàng cam kết cũng như ý tưởng cốt lõi của Ngân hàng B là NHANH.
Tài chính và Marketing nếu có thể kết hợp với nhau sẽ tạo nên những kỳ tích. Những ai học Tài chính nên chăng một lần nói chuyện hoặc tham gia một buổi chuyên đề nào đó về Marketing, có lẽ sẽ có những cảm nhận rất khác.

Nguồn: nhatkycongviec.com
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468