RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Một số điểm mới trong nghị định 46/2015/NĐ-CP về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Advertisement

Ngày 12/5/2015 chính phủ đã ban hành nghị định 46/2015/NĐ-CP về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, nghị định này thay thế cho nghị định 114/2010/NĐ-CP ban hành ngày 06/12/2019 và nghị định 15/2003/NĐ-CP ban hành ngày 06/02/2013.

1. Về kết cấu bố cục
Nghị định mới gồm 57 điều, 8 chương và 02 phụ lục so với 8 chương, 48 điều và 01 phụ lục có trong nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
2. Về nội dung
Về cơ bản nghị định mới thừa kế những nội dung ưu việt của Nghị định 15/2013/NĐ-CP đồng thời bổ sung các nội dung còn hạn chế trong nghị định này giúp tăng cường tính ổn định của hệ thống pháp luật.
 2.1. Căn cứ Nghị định này thì việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải tuân thủ theo 06 nguyên tắc cơ bản sau:
           – Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
          – Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
            – Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
          – Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
           – Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
         – Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.
2 .2. So với những quy định cũ trước đây, Nghị định 46/2015/NĐ-CP có một số điều sửa đổi bổ sung chính như:
           – Trong việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng, so với Nghị định 15 thì có bổ sung thêm loại công trình “Công trình quốc phòng, an ninh” (Khoản 1 Điều 8);
             – Về trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được rút gọn gồm 04 bước (Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định 07 bước), bao gồm: 1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; 2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; 3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng; 4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng;
           – Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt; và có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu (Khoản 3 Điều 13 và Điểm b Khoản 1 Điều 16).
           – Điều kiện nghiệm thu công trình được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Điểm c Khoản 2 Điều 31).
          – Nghị định quy định thêm nội dung về bảo trì công trình xây dựng (tại các Điều từ 37 đến 43). Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm: 1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng. 2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng. 3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì. 4. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
           – Nghị định phân công lại trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Cụ thể chuyển từ ngành Giao thông vận tải, ngành Công thương về ngành Xây dựng quản lý đối với một số loại công trình như công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ (Khoản 1 và điểm a Khoản 4 Điều 51);
         – Ngoài ra, một trong những điểm mới của Nghị định này là bổ sung quy định khống chế mức tiền bảo hành Tại khoản 7 Điều 35, cụ thể: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại; và đối với các công trình sử dụng vốn khác, có thể tham khảo các mức bảo hành tối thiểu nêu trên để áp dụng.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468