RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

“Ngại” và chìa khóa thành công gắn liền với nó

Advertisement
"Ngại" và chìa khóa thành công gắn liền với nó
“Ngại” và chìa khóa thành công gắn liền với nó

“Ngại” là thói quen cực xấu cản trở con đường đi tìm chìa khóa thành công của bạn. Nó có tỷ lệ nghịch cao với những người thành công và không thành công.

Dưới đây là một vài câu chuyện về từ “ngại” và chìa khóa thành công tương quan với nó như thế nào để các bạn tự rút ra bài học riêng.

1. Ngại thất bại

Có ước mơ, có khát vọng nhưng có ai dám thực hiện. Năng lực bản thân có hạn nhưng luôn mong muốn những điều to lớn. Tôi không phê phán những người như thế nhưng phải đương đầu với thất bại mới mong có chìa khóa thành công. Chả nhẽ Steve Job hay Bill Gates biết trước rằng bỏ học đi làm việc vì biết trước tương lai.

Không phải, họ dám đánh đổi cuộc đời họ trên một canh bạc mà tỷ lệ thắng nghiêng về họ rất cao.

Có nhiều người có tiền, có vốn, có năng lực nhưng không dám đầu tư kinh doanh để phát triển. Họ lo lắng đến vô cùng những tai biến trước mắt nếu họ làm một lĩnh vực nào đó. Những người như vậy rất khó đến được thành công.

Bộ phận khác điên cuồng với những canh bạc như cá độ, lô đề với mong ước chỉ sau một đêm sẽ trở nên giàu có mà không cần phải lao động.

Mấy ai hiểu được: “Hạnh phúc không phải cảnh an nhàn”

Chính ra kiếm ra được đồng tiền, đạt được thành tựu xứng đáng với công sức mình bỏ ra mới là niềm hạnh phúc lớn nhất.

2. Ngại giao tiếp

Thói quen này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, các gia đình, hộ gia đình ở những khu đô thị, thành phố lớn gần như đóng cửa suốt ngày và giao tiếp với nhau rất ít. Có những chuyện án mạng mà báo pháp luật đưa tin nhà bên cạnh mới biết. Chồng bạo hành vợ nhưng hàng xóm không mảy may biết đến sự việc đó đang diễn ra hàng ngày hàng giờ.

Sinh viên đại học ra trường cầm tấm bằng đại học lủi thủi lên mạng tìm kiếm, gõ những con chữ những mong sẽ kiếm tìm được cơ hội việc làm thay vì tìm chìa khóa thành công trong giao tiếp với những bạn bè khác, những người thành công hoặc họ hàng. Và những người như vậy họ rất vất vả trong công tác kiếm tìm công việc. Thậm chí nhiều người coi đó là lẽ thường tình xu hướng chung của xã hội.

Sau khi đến xin được việc và tại vị ở một cơ quan nào đó. Những con người đó tiếp tục cặm cụi làm việc trong câm lặng. Có thể rằng mỗi ngày nói dăm ba câu nhưng chỉ mang mục đích xã giao. Thế rồi tương lai 10 năm, 20 năm sau họ tiếp tục ở một vị trí cao hơn một tí so với ban đầu.

Một bộ phận khác, họ năng nỏ giao tiếp bạn bè và nhiều lần được bạn bè trợ giúp lúc khó khăn trong tình yêu, công việc và những mối bận tâm đời sống khác.

Những kẻ hay xu nịnh, thân cận với sếp nghiễm nhiên chức vụ tăng cao hơn mặc dù năng lực thậm chí không bằng bạn.

Vậy bạn suy nghĩ gì? Thực tế giao tiếp hay quan hệ xã hội là một loại tài sản vô giá cực kỳ lớn nhưng đa số chúng ta không biết khai thác những tiềm năng này.

3. Ngại phấn đấu

Một bộ phận lớn trong xã hội luôn mong mỏi cuộc sống tốt hơn vậy nhưng họ nghiễm nhiên chấp nhận hoàn cảnh thực tại và gào thét thế giới không công bằng với họ.

Bill Gates, Steve Job là những tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ học tập noi theo. Hầu như ai cũng biết rằng những người này họ đều bỏ học để thực hiện khát vọng ước mơ. Rồi họ vin cớ rằng không cần học tập nhiều, nhìn những người thành công đó học hỏi theo.

Câu hỏi tôi đặt ra: “Đã ai dám bỏ học để thực hiện ước mơ của mình?”.

Một mặt khác mà rất nhiều người không biết rằng sau này Bill Gates hay Steve Job đều học hành tấn tới và có nhiều tấm bằng đại học cùng các bằng kỹ sư sáng giá khác. Dù đứng trên đỉnh vinh quang cũng như giàu có về tiền bạc nhưng họ luôn luôn nỗ lực phấn đấu công việc và tương lai của mình. Sau này Bill Gates chia sẻ rằng chính ông không thích tuyển dụng những người có bằng cấp. Ở đây ông dùng từ không thích chứ không đánh đồng hoàn toàn tất cả.

Các bạn “Ngại” phải học lại, ngại nhiều thứ lắm, thậm chí ngại làm việc vậy làm sao bạn có được chìa khóa thành công?

Nếu bạn chưa thành công hãy suy nghĩ lại xem, nhìn vào những tấm gương thành đạt xem mình thua họ ở điểm gì.

4. Ngại cơ hội

Sếp hỏi bạn có thích chức vụ này không, có muốn được tăng lương không. Bạn ngần ngại và suy nghĩ bạn muốn thể hiện mình là con người lịch sự có hiểu biết. Thế nhưng 3 ngày sau sếp không được vui và bạn đánh mất cơ hội hàng vàng chỉ trong 10s ngại ngùng.

Một người bạn mượn của bạn khoản tiền và lâu lâu rồi không thấy trả. Một lần vô tình gặp người đó trên đường, sau dăm ba câu nói dù bạn rất muốn hỏi về số tiền ấy nhưng ngại bạn suy nghĩ nên đã không nói ra. Thực tế người kia có thể quên hoặc một vài lý do nào đó mà chưa trả được cho bạn. Bạn mỉm cười chào người đó ra về. Về đến nhà bạn nằm trên giường và mất nhiều thời gian suy nghĩ về số tiền đó thậm chí mất nhiều thời gian hơn đánh giá về con người đó. Thà rằng bạn nói thẳng dù người đó mất lòng nhưng bạn sẽ không phải bận lòng về người đó. Nếu người đó không xứng đáng như vậy thì bạn cũng không cần phải tế nhị với họ làm gì. Bạn sẽ được nhiều hơn một tình bạn và cả một bài học nếu bạn làm đúng. Không phải hỏi một cách sỗ sàng nhưng chân thật, thẳng thắn chứ đừng vòng vo móc ngoặc sẽ khiến người ta dễ chịu. Cái giá của bạn là có một người bạn tốt hơn hoặc bớt đi một người bạn xấu.

Đã rất nhiều người trong cuộc đời sau 20, 30 năm nghĩ lại vẫn ân hận về 10s lãng phí đó.

Bạn thấy đó từ “ngại” có mối tương quan không hề nhỏ với chìa khóa thành công và thất bại của mỗi con người. Thậm chí có những hoàn cảnh “ngại” làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời phía trước của bạn.

Không hẳn cứ vồ vập, làm tới cùng là sẽ thành công. Nhưng khả năng của những người vượt qua được từ ngại và đi đến thành công là 90%. Bạn nên chấp nhận con số 10% còn lại để đánh đổi lấy những gì quý giá hơn.

5. Ngại đơn thuần

Đến Hà Nội bạn không biết đường, cứ mò mẫm cầm tờ bản đồ dò đường sau một hồi cũng không biết là đi đâu nhưng ngại hỏi đường, ngại những người đi đường họ bận không trả lời. Thực tế ra chỉ cần đi xe nhanh hơn một chút, ngang hàng với những người tham gia giao thông hỏi một câu: “Chú ơi, cho con hỏi đường đến chỗ này, chỗ kia”. Tôi tin chắc rằng 99% số người được hỏi sẽ chỉ tận tình chu đáo cho bạn đến địa điểm bạn cần đi, thậm chí bạn sẽ có người đồng hành nếu người đó cùng tuyến đường với bạn.

Đi học trên lớp, thầy cô giảng bài có một số chỗ không hiểu nhưng ngại vận động ngại bỏ thời gian. Hay nói chính xác hơn là thói chây ì trong học tập khiến bạn ngồi im và bỏ qua những điều khúc mắc chưa được lý giải. Nhìn lại xem, những người chăm chỉ giơ tay hoặc những người hay hỏi bài thường có thành tích học tập cao hơn.

Ngại tắm, ngại giặt quần áo, ngại đánh răng… Một phát hiện lý thú rằng những người có thói quen này cho rằng những việc làm này là vớ vẩn tốn thời gian. Họ bận nhiều công việc to tát hơn cho cuộc sống của họ như làm ăn, vui chơi… Thế nhưng họ không hề biết chính thói quen xấu này đã, đang và sẽ làm giảm sức khỏe, giảm giá trị các vật sử dụng như quần áo, thậm chí nó lạm dụng thời gian vào những việc không cần thiết. Những công việc hàng ngày cần phải làm bạn nên làm. Vệ sinh cá nhân cho bạn sức khỏe tốt để làm việc, thậm chí tiết kiệm tối đa chi phí bệnh viện cho những căn bệnh bạn gặp trong tương lai.

Vệ sinh đồ đạc trong nhà giúp cho thời hạn sử dụng của chúng được lâu hơn, tiết kiếm được nhiều tiền cho các công việc khác. Một mặt nữa chúng luôn mới và tốt đảm bảo về mặt thoải mái tinh thần khi bạn sử dụng.
6. Ngại vận động, hoạt động

Gần đây tôi mới nhận ra một điều ngại hoạt động có tỷ lệ nghịch cao với chìa khóa thành công của mỗi con người.

Dạng ngại vận động cao nhất dẫn đến thất bại của tất cả mọi người là ngại suy nghĩ, ngại tư duy.

Mọi người làm việc như một cái máy với những kiến thức đã thu nạp được trong thời gian sống và lập trình nó vận hành như một cái máy. Dần dần trí tuệ hao mòn bạn trở nên thua kém những người khác và không hiểu tại sao mình lại như vậy.

  • Ngại hoạt động chân tay.

Điều này dẫn đến sức khỏe ốm yếu gây trở ngại cực kỳ lớn đến hiệu suất công việc. Mà trong kinh tế học đánh giá sức khỏe là một nguồn lực mạnh mẽ tạo ra kinh tế, nó nói lên chất lượng người lao động. Dù trí tuệ, tay nghề cao nhưng sức khỏe ốm yếu sẽ không tạo được năng suất lao động đúng như yêu cầu.

Hiện nay các nhân viên văn phòng sau mỗi giờ làm việc đã tổ chức đi chơi tập thể, chơi các môn thể thao nhằm vận động xương cốt. Khoa học nghiên cứu cho thấy đây là một lịch trình khoa học và những người này làm việc có hiệu quả cao hơn những bộ phận nhân viên văn phòng lười vận động.

Bài viết chỉ là những ví dụ chân phương, nhỏ nhoi bên lề cuộc sống nhưng hẳn bạn sẽ liên tưởng và áp dụng thành công vào cuộc sống và công việc của chính mình.

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau.vn)
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468