RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

NGHỆ THUẬT TỪ CHỐI BẠN CẦN PHẢI BIẾT!

Advertisement

✋ NGHỆ THUẬT TỪ CHỐI BẠN CẦN PHẢI BIẾT! ✋

? Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ – Trác Nhã

?? Link đọc: Tại đây


❗1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối.

Bạn nên xem mức độ thân thiết của bản thân với người bạn từ chối. Lời nói từ chối của bạn có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ không. Rồi hãy đưa ra quyết định, để tránh những hậu quả về sau.

❗2. Biết rõ việc được nhờ là gì.

Đôi khi bạn đồng ý ngay lập tức một lời đề nghị, nhưng lại không biết lượng sức mình, dẫn đến tình trạng làm lỡ dở công việc. Nhưng bạn cũng không nên thẳng thắn từ chối ngay. Như vậy dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng. Bạn nên suy nghĩ một chút để tìm một lời từ chối khéo léo, kèm theo ngôn ngữ hình thể.

❗3. Xác định khả năng.

Khi bạn thấy mình không đủ khả năng để thực hiện một lời đề nghị, thì bạn nên đưa ra lời tù chối để tránh tình trạng tạo sự hi vọng ở đối phương.

❗4. Thể hiện sự cảm thông.

Khi nói lời từ chối, bạn nên thể hiện sự cảm thông, mặc dù bạn có thực sự nghĩ như vậy hay không.
Nếu có thể hãy nói lời xin lỗi một cách chân thành.

❗5. Nên nói trực tiếp hoặc nói qua điện thoại.

Khi bạn nói lời từ chối, bạn nên nói trước mặt họ. Trong trường hợp không thể gặp nhau, bạn có thể gọi điện thoại.
Hạn chế nhắn tin hay gửi qua mail. Để thể hiện sự tôn trọng đến đề nghị của họ và hạn chế tối đa tình trạng “tam sao thất bản”.

❗6. Đừng trì hoãn khi đã đưa ra quyết định.

Khi bạn đã đưa ra được quyết định của mình rồi thì hãy nói luôn. Để tránh tình trạng e ngaị và lần lữa.
Lời từ chối kịp thời giúp bạn giữ được chữ tín với đối phương. Tránh tình trạng làm lỡ dở công việc của họ.

❗7. Đừng “thế thủ”.

Bạn không nên thể chê bai hay đưa ra lời chỉ trích trước một lời mời. Như vậy không tôn trọng đối phương. Không những thế, trọng mắt mọi người, bạn là một người rất “vô duyên” và bất lịch sự.

❗8. Khi đang thảo luận, bạn đừng nói từ “không” thẳng thừng để tù chối.

Thay vì nói từ không một cách thẳng thừng. Bạn nên dùng những từ nhẹ hơn. Như “tôi không thể, vì..”, “tôi rất tiếc, nhưng…”, Bạn không nên cướp lời người khác. Hãy thể hiện sự lắng nghe và cảm thông.

❗9. Đừng quan trọng hóa vấn đề.

Có thể sau khi nói lời từ chối, đối phương tỏ vẻ thất vọng, hoặc tức giận. Bạn thật bình tĩnh để tránh lây sự tức giận của họ. bạn nên nhớ “dĩ hòa vi quý”, “một điều nhịn chín điều lành”.
Dù biết lời từ chối rất khó nói ra, nhưng hãy suy nghĩ một chút, khéo léo một chút và điều quan trọng nhất, bạn hãy đưa ra lời từ chối đúng lúc. Đừng quá sớm và cũng đừng quá muộn.
st.
Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ – Trác Nhã

?? Link đọc: Tại đây
————————————-

?DienDan.Edu.Vn cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn. https://diendan.edu.vn/

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468