Chào các bạn,

RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Những chiêu xây dựng lòng trung thành của đội nhóm

Advertisement

Chào các bạn,

Hẳn các bạn cũng đã từng rơi vào tình huống đội nhóm của bạn “rệu rão”, không khí nặng nề luôn bao trùm các cuộc họp, không phát huy được ý tưởng của mọi người và tinh thần lăn xả vì đồng đội hoặc mục tiêu chung hầu như không có? Các nghiên cứu đều cho thấy, nguyên nhân của những biểu hiện trên KHÔNG phải do lỗi của các thành viên trong đội mà là do chính nguời đội trưởng. Điều này cũng đúng với tất cả các hình mẫu nhóm, từ những nhóm “head” như ban giám đốc, nhóm quản trị cấp cao như giữa giám đốc với các trưởng đơn vị, đến những nhóm nhỏ nhất ở cấp tổ, đội hoặc thậm chí là một nhóm vô danh nào đó.

Để không bị vướng những vấn đề trên, bạn có thể thực hiện 3 biện pháp sau:
1. Quan tâm thật sự đến con người của nhân viên thay vì chỉ xem nhân viên là công cụ để đạt hiệu quả công việc.
Hãy thể hiện một cách chân thành rằng bạn thấu hiểu và quan tâm đến CON NGƯỜI họ chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc bất chấp nhân viên của mình suy nghĩ gì. Hãy xem các thành viên trong nhóm là cộng sự thay vì là một công cụ. Điều này tưởng chừng ít xảy ra nhưng lại rất thường xảy ra tại các công ty mà người có sếp.. không tốt. Nếu không thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến khía cạnh con người của họ, chính bạn sẽ là người nhận hậu quả khi không khí làm việc luôn không có sự tin tưởng, làm việc đối phó. Nhân viên sẽ chỉ làm việc vì không bị bạn “mắng” thay vì làm việc cùng định huớng với bạn.
2. Hãy luôn là là người “phía sau” trong các buổi thảo luận về giải pháp và ý tưởng
Các sếp chúng ta thường hay mắc phải lỗi này nhất. Chúng ta thường nghĩ rằng, nếu chúng ta chỉ lắng nghe, thể hiện rằng ý tưởng của nhân viên mình hay hơn mình sẽ làm chính mình mất mặt, sẽ không được sự coi trọng của nhân viên. Suy nghĩ này rất bình thường, nhất là đối với những vị sếp “tự cao tự đại”, nhưng nếu chúng ta biết điều chỉnh một chút, hiệu quả đóng góp của nhóm sẽ vô cùng lớn.
Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu một nhân viên họ đưa ra ý kiến, chúng ta chưa nghe họ nói hết câu lập tức chúng ta đã giành nói, thậm chí là phê phán ý kiến đó là không sáng suốt… thì liệu rằng, lần sau có ai nói lên ý kiến của họ cho bạn hay không? Trong các buổi họp về lấy ý kiến, giải pháp hoặc ý tưởng, hãy luôn là người lãnh đạo hỗ trợ phía sau, để thực hiện như vậy, chúng ta cần:
  •     Khuyến khích mọi người nói dù đúng hay sai. Viết lại tất cả các ý tưởng và kiên nhẫn lắng nghe, phân tích
  •     Đến lượt bạn, bạn hãy so sánh những suy nghĩ của bạn với ý tưởng mà nhân viên đã nói. Hãy chứng minh mình đúng (nếu thật sự mình đúng) bằng những lập luận chặt chẽ và ghi nhận các đóng góp của các thành viên khác. 
  •     Trong truờng hợp ý tuởng quá xuất sắc, hãy đừng “mắc cỡ” mà không khen họ (bước 3).

3. Khen thật lòng khi ý tưởng của nhân viên xuất sắc hơn bạn
Chúng ta chỉ thành công khi chúng ta có những cộng sự giỏi hơn chúng ta. Ai cũng hiểu câu này nhưng rất ít người dám nhận mình là dở hơn nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn luôn muốn là nhà vô địch thì sẽ không ai muốn cạnh tranh với bạn (ai mà dại cạnh tranh với sếp), và lúc này sức mạnh của cả nhóm chỉ tương đuơng với …bạn.
Là một nhà quản lý hoặc một lãnh đạo, sức mạnh của bạn chính là tổng hợp sức mạnh của các thành viên, dù biết rất khó, nhưng chúng ta hãy bỏ đi bản ngã (ego) của mình để cùng các thành viên tạo những thành công đột phá cho tổ chức.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468