Phân loại chiến lược" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị chiến lược Quản trị kinh doanh

Phân loại chiến lược theo cách thức cạnh tranh

Advertisement

Phân loại chiến lược theo cách thức cạnh tranh

     Theo hình thức phân loại này các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau dựa trên cách thức xây dựng và khai thác lợi thế cạnh tranh – những lợi thê riêng biệt về năng lực và khả năng làm cho doanh nghiệp trở nên nổi trội. Lợi thế riêng biệt có được từ khả năng cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp, đó là khả năng doanh nghiệp có thể làm được hoặc làm được tốt hơn những việc mà các doanh nghiệp khác không làm được. Thành công của doanh nghiệp tùy thuộc vào việc lựa chọn chiến lược đúng đắn, đó là chiến lược phải phù họp với lợi thế cạnh tranh (gồm các nguồn lực và khả năng) của doanh nghiệp cũng như phù họp với tình hình của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Theo cách thức cạnh tranh có ba chiến lược: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược trọng tâm.
Chiến lược chi phí thấp
    Chiến lược chi phí thấp là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tìm mọi cách để sản xuất với chi phí thấp nhất. Doanh nghiệp sẽ cố gắng đạt được hiệu quả trong khâu sản xuất, markếting, và các lĩnh vực hoạt động khác. Tổng chi phí sẽ được giữ ở mức tôi thiểu và doanh nghiệp sẽ làm mọi cách để cắt giảm chi phí. Mặc dù chiến lược chi phí thấp này không đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng quá nhiều vào những hoạt động không thiết yếu trong quá trình cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, thế nhưng những sản phẩm hay dịch vụ này cũng cần phải có chất lượng tương đương với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, hay ít ra cũng phải ờ mức mà người mua có thể chấp nhận được.
Phân loại chiến lược theo cách thức cạnh tranh
Chiến lược khác biệt hoá
    Chiến lược khách biệt hóa là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tìm cách cung cấp những sản phẩm độc đáo mang tính khác biệt, được đông đảo khách hàng đánh giá cao nhằm tạo ra sự khác biệt giữa công ty với các đốithủ khác trong ngành. Sự khác biệt hóa có thể thể hiện thông qua việc sản phẩm có chất lượng cao hơn hẳn, hay việc cung cấp dịch vụ đặc biệt, đưa rakiểu dáng mới mẻ, công nghệ đột phá hay những biểu tượng thương hiệu mới lạ
Chiến lược tập trung
    Hai chiến lược cạnh tranh trên là nhằm hướng đến việc tạo lợi thế cạnh tranh trên cả thị trường rộng lớn. Tuy nhiên chiến lược tập trung hay còn gọi là chiến lược trọng tâm lại nhằm vào lợi thế về chi phí (tập trung dựa trên chi phí) hoặc lợi thế khác biệt hóa (tập trung dựa trên khác biệt hóa) trên những phân đoạn thị trường hẹp. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phân đoạn thị trường hoặc một nhóm phân đoạn thị trường chứ không tham gia hoạt động trên phạm vi cả thị trường rộng lớn. Mục tiêu của chiến lượctập trung là khai thác được hết tiềm năng của một phân đoạn thị trường hẹp.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468