__________________________________________________________________

<" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Quản trị chất lượng – Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Advertisement
__________________________________________________________________

1. Nhu cầu nền kinh tế
Chất lượng của sản phẩm chịu sự chi phối của các điều kiện cụ thể của nền kinh tế, thể hiện ở các mặt: đòi hỏi của thị trường, trình độ, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước… Nhu cầu của thị trường rất đa dạng phong phú về số lượng, chủng loại, kích cỡ, tính năng kỷ thụât …thị trường trong nước khác với thị trường thế giới nhưng khả năng của nền kinh tế thì có hạn : tài nguyên, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật  công nghệ, đổi mới trang thiết bị, kỹ năng, kỹ xảo của cán bộ công nhân viên… Như vậy, chất lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế. Nhạy cảm với thị trường là nguồn sinh lực của quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm, điều quan trọng là phải theo dõi, nắm bắt, đánh giá đúng tình hình và đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hoá nhu cầu của thị trường, trên cơ sở đó có đối sách đúng đắn. Chính sách kinh tế : Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thoả mãn các loại nhu cầu … có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại trên quy mô toàn thế giới. Cụôc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Chất lượng bất kỳ một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học − kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ của sản phẩm được rút ngắn, công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, nhưng cũng chính vì vậy không bao giờ thỏa mãn với mức chất lượng hiện tại, mà phải thường xuyên theo dõi biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật liên quan đến nguyên vật liệu kỹ thuật, công nghệ, thiết bị … để điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp …
3. Hiệu lực của cơ chế quản lý
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý của Nhà nước, sự quản lý ấy thể hiện bằng nhiều biện pháp: kinh tế − kỹ thuật, hành chính − xã hội … cụ thể hóa bằng nhiều chính sách nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn tiêu dụng, tiết kiệm ngoại tệ như chính sách đầu tư vốn, chính sách giá, chính sách về thuế, tài chính (bao gồm thuế xuất nhập khẩu), chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước đối với một số doanh nghiệp … Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác hiệu lực của cơ chế của cơ chế quản lý còn đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, giữa khu vực quốc doanh, khu vực tập thể, khu vực tư nhân, giữa các nhà doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.
4 Các yếu tố về phong tục, văn hóa, thói quen tiêu dùng
Ngoài các yếu tố mang tính khách quan như vừa nêu trên, nhu cầu của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học − kỹ thuật, hiệu lực của cơ chế quản lý, còn một yếu tố không kém phần quan trọng đó là yếu tố về phong tục, văn hóa, thói quen tiêu dùng, thị hiếu của từng vùng lãnh thổ, từng thị trường. Sở thích tiêu dùng của từng nước, từng dân tộc, từng tôn giáo… không hoàn toàn giống nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, nghiên cứu nhu cầu sở thích của từng thị trường cụ thể, nhằm thỏa mãn những yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Download toàn bộ bài viết tại đây

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468