Rào cản tài chính: Tác độn" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị chiến lược Quản trị kinh doanh

Rào cản tài chính

Advertisement
    Rào cản tài chính: Tác động đến khả năng thâm nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn dưới góc độ vốn đầu tư ban đầu phải bỏ ra và chi phí sản xuất thấp có thể đạt được.
    Tham gia hoạt động trong những ngành đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn để đầu tư ban đầu như các ngành sản xuất ôtô, các ngành công nghiệp nặng, ngành ngân hàng… không phải là dễ dàng đối với các doanh nghiệp mới. Vốn đầu tư lớn đòi hỏi các đối thủ tiềm ẩn phải cân nhắc và xem xét khả năng huy động nguồn lực tài chính đủ để vượt qua rào cản này.
    Về chi phí sản xuất, các doanh nghiệp hiện tại trong ngành có thuận lợi trong việc giảm chi phí do có được lợi thế kinh tế theo quy mô (economies of scale). Nguồn tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô bao gồm: giảm chi phí do sản xuất số lượng lớn sản phẩm được tiêu chuẩn hóa; được chiết khấu do mua sắm vật tư thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ đầu vào của sản xuất với số lượng lớn; nhờ phân bổ chi phí cố định cho khối lượng lớn sản phẩm được sản xuất hoặc do quảng cáo quy mô lớn giúp hạ thấp chi phí quáng cáo trên từng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động nhờ việc tích lũy kinh nghiệm. Các doanh nghiệp có thị phần lớn, có vị thế cạnh tranh trong ngành càng có lợi thế lớn trong việc giảm chi phí và giá thành sản phẩm sẽ rất cạnh tranh. Các doanh nghiệp mới muốn tham gia cạnh tranh trong ngành thì trong thời gian đầu chưa có thị phần, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chưa lớn sẽ rất bất lợi về chi phí sản xuất, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận thấp. Chi phí sản suất thấp của các doanh nghiệp trong ngành ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ mới do nó buộc phải xâm nhập với quy mô lớn và phải mạo hiểm với các phản ứng mạnh mẽ từ các đối thủcạnh tranh hiện tại trong ngành, hoặc nếu xâm nhập với quy mô nhỏ thì phái chịu bất lợi về chi phí mà các đối thủ tiềm ẩn đều không mong muốn cả hai điều này.
Rào cản tài chính
    Rào cản thương mại: Thường liên quan đến những, chi phí mà các đối thù mới phải bò ra để xây dựng hình ảnh về uy tin và chất lượng, khả năng tiếp cận với các kênh phân phối trong ngành, chi phi chuyển đổi đối với khách hàng khi chuyên sang sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp mới thâm nhập ngành… Các doanh nghiệp hiện tại trong ngành đã có hệ thống phân phối quen thuộc, các doanh nghiệp mới thâm nhập để có thể đưa sản phẩm vào hệ thống cạnh tranh vớicác sản phẩm trước đó thì họ phải thuyết phục để hệ thống phân phối chấp nhận các sán phẩm mới này. Điều này đôi khi là không thể do các mối quan hệ ràng buộc của các nhà phàn phổi với các doanh nghiệp đối tác cũ và họ không chấp nhận đưa sản phấm mới vào, do các chi phí bó ra là quá lớn và làm cho lợi nhuận của dối thú tiềm ẩn bị ảnh hưởng nhiều. Đôi khi rào cản liên quan đến hộ thống phân phối này cao đến mức các đổi thủ mới thâm nhập phải xây dựng một hệ thống phân phối hoàn toàn mới, tốn kém rất nhiều vè chi phí và thời gian. Ngoài ra, đối với khách hàng, nếu chi phí chuyển đổi. Tức là chi phí mà người mua phải trả một lần cho việc thay đổi từ mua sản phẩm của người này sang mua sản phẩm của người khác, mà quá lớn thì việc dưa ra quyết định chuyển sang mua sàn phẩm của các doanh nghiệp mới tham gia hoạt động trong ngành hay tiếp tục mua sản phẩm cũ cũng là một quyết định khó khăn.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468