RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Tài liệu SEO từ A – Z

Advertisement

Tài liệu SEO từ A – Z

1 Khái niện cơ bản SEO – các bước cần thiết SEO một website
1.1 SEO là gì ?
SEO “Search Engine Optimization ” Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. là quá trình tối ưu hóa website . để websiet trở nên thân thiện với các máy chủ tìm kiếm như google ,Bing, ..
  • Mục tiêu của SEO là đưa website lên trang 1 của kết quả tìm kiếm của google , với các từ khóa mong muốn, nhằm tăng lượng chuy cập vào website
+  Các phương pháp đó bao gồm việc
  • tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML)
  • Nội dung website
  • Và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn với công cụ tìm kiếm
1.2 Lợi ích của việc SEO.
SEO mang lại một số ưu điểm:
  • Chi phí rất thấp khi so với các phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm khác (PPC)
  • Tiết kiệm chi phí truyền thông khác.
  • Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng, thậm chí đa dạng hóa sản phẩm một cách dễ dàng.
  • SEO nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Xuất hiện nhiều trên trang kết quả tìm kiếm khiến doanh nghiệp của bạn dễ dàng được biết đến.
  • Xuất hiện ở những vị trí cao hàm ý doanh nghiệp của bạn hoạt động lâu năm và là website đáng tin cậy.
  • Có được lượng khách hàng tự động từ nhu cầu tìm kiếm trên mạng.
  • Đúng mục tiêu của khách hàng=> không mất chi phí cho việc sai marketing sai đối tượng.
  • Xuất hiện đúng lúc khi khách hàng có nhu cầu => tỉ lệ thành công rất lớn.
  • Gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.


1.3 Tìm hiểu google
Google sử dụng các tiêu chí của mình quyết định thứ tự của các trang web trên trang kết quả tìm kiếm
– Google có nhiều máy chủ đặt ở các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam tìm kiếm nội dung tiếng Việt thì google sẽ chả về kết quả tiếng việt từ máy chủ của google.com.vn.
– Trang kết quả tìm kiếm bao gồm các nội dung được gọi là snippet.  Nội dung snippet bao gồm
Title, url, description, Gần đây google hiển thị thêm hình ảnh , vi deo,tên tác giả ,review,nội dung này được gọi là rích snippet.
1.4  Cách thức Search Engine hoạt động.


Search Engine hoạt động như thế nào ?


spiders-Google-_-Google-bot-538x128.jpg
Bạn vào Google tìm kiếm. Và chỉ chưa đầy 1 giây, Search Engine đã trả về cho bạn hàng chục ngàn kết quả . Làm thế nào mà Google có thể làm được điều này ? Search Engine hoạt động như thế nào ?
Google hoạt động dựa trên mạng lưới hàng ngàn máy tính nên có thể nhanh chóng thực hiện nhiều xử lý song song. Google thực hiện tìm kiếm dựa trên ba thành phần :


1.4.1   Googebot,
Googlebot là một robot của Google, tìm và lấy các trang trên các web, đưa chúng vào chỉ mục của Google (indexer). Có thể tưởng tượng nó giống như một con nhện nhỏ. Nó sẽ bò vào website của bạn, đi theo các liên kết đến các page khác trong website để lập bản đồ, gửi một bản nội dung bằng html về máy chủ của Google. Từ nội dung mà Google bot gửi về, google sẽ có thuật toán đánh giá các nội dung để biết website của bạn mạnh về từ khóa nào và nội dung gì.
Google bot sẽ quay lại website của bạn theo chu kỳ, chu kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào việc website của bạn có được tối ưu, cập nhật nội dung thường xuyên, có được chia sẻ rộng rãi hay không .
Google tìm các trang web theo hai cách: thông qua địa chỉ URL và qua việc tìm kiếm các link trên web.
1.4.2 .   Google Indexer
   Google sử dụng phần mềm có tên “trình thu thập thông tin web” để khám phá các trang web công khai hiện có. Trình thu thập thông tin nổi tiếng nhất có tên là “Googlebot”. Trình thu thập thông tin xem các trang web và dò theo liên kết trên các trang đó, giống như khi duyệt nội dung trên web. Chúng đi từ liên kết này tới liên kết khác và mang dữ liệu về các trang web đó về cho máy chủ của Google.
Quá trình thu thập thông tin bắt đầu với danh sách các địa chỉ web từ các lần thu thập thông tin trước đó và sơ đồ trang web  do chủ sở hữu trang web cung cấp. Khi các trình thu thập thông tin của chúng tôi truy cập các trang web này, chúng sẽ tìm các liên kết cho những trang khác để truy cập. Phần mềm đặc biệt chú ý tới các trang web mới, các thay đổi đối với trang web hiện tại và các liên kết không còn hoạt động.
Các chương trình máy tính xác định những trang web nào cần thu thập thông tin, tần suất cũng như số lượng trang cần tìm nạp từ mỗi trang web. Google không chấp nhận khoản thanh toán để thu thập thông tin một trang web thường xuyên hơn cho các kết quả tìm kiếm trên web của mình. Chúng tôi quan tâm hơn đến việc có các kết quả tốt nhất có thể  bởi vì về lâu dài, đó là điều tốt nhất cho người dùng và do vậy, cho doanh nghiệp của chúng tôi.

1.4.3    Bộ xử lý truy vấn của Google
Bộ xử lý truy vấn bao gồm giao diện người dùng (box tìm kiếm trên trang chủ Google), “bộ máy” đánh giá mức độ liên quan giữa truy vấn và các dữ liệu, văn bản, và hiển thị kết quả tìm kiếm.
PageRank (Những người làm SEO thường rất quan tâm tới vấn đề này) – hệ thống xếp hạng các trang web của Google góp phần rất quan trọng việc đánh giá của Google. Một trang có PageRank cao hơn được coi là quan trọng hơn và có nhiều khả năng được hiển thị ở vị trí cao hơn các trang PageRank thấp. Google dựa trên rất nhiều yếu tố để đưa ra chỉ số PageRank và quyết định những tài liệu nào liên quan đến truy vấn, bao gồm cả sự phổ biến của trang, vị trí và số lượng các từ tìm kiếm trong trang, và mức độ liên quan đến các từ tìm kiếm trên trang.


2  Công cụ đánh giá website tối ưu
– Backlink: là các siêu liên kết (hyperlink) từ các website khác trỏ đến website của bạn. Các “backlink” rất quan trọng cho SEO vì chúng tác động trực tiếp đến Google PageRank của bất kỳ một trang web nào và chúng cũng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn.
-. Google PageRank: PageRank là một thuật toán của Google dùng để đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một trang web trên Internet. Ý nghĩa cơ bản của thuật toán này là việc một liên kết từ trang A trỏ đến trang B có thể được coi như là một bình chọn về chất lượng cho trang B. Càng có nhiều liên kết từ nhiều nơi đến trang B, trang B đó càng tăng thêm mức độ quan trọng. Để xem PageRank của một trang web bạn cài Google Toolbar vào trình duyệt.
– Linkbait: là một phần nội dung hoặc một bài viết trên website hoặc blog có mục đích thu hút càng nhiều “backlink” càng tốt. Thường thường đó là một bài viết hay, một video, một bức ảnh đặc biệt hoặc một câu hỏi v.v.. Một ví dụ thường thấy về “linkbait” là các bài viết “Top 10…” “Làm thế nào để…” v.v..
– Link Farm: Một “link farm” là một nhóm các website mà mọi website này liên kết đến các website còn lại, với mục đích làm tăng PageRank của các website trong “farm” theo cách không tự nhiên. Ngày xưa việc làm này rất có hiệu quả nhưng ngày nay kỹ thuật này bị coi là “spam”, thậm chí website sử dụng kỹ thuật này có thể bị một số bộ máy tìm kiếm phạt không cho phép được xếp hạng.
– Anchor Text: “Anchor text” là phần chữ viết trong một liên kết ví dụ
Mã:
<a href=”[URL]http://**********/3361-thiet-ke-web-tai-ha-noi.html[/URL]” title=”Thiết kế web tại Hà Nội” />Thiết kế web tại Hà Nội</a>
thì từ “Thiết kế web tại Hà Nội” ở đây là một “Anchor text”. Việc có một từ khoá trong “Anchor text” sẽ giúp cho công việc làm SEO thêm hiệu quả vì Google sẽ kết hợp các từ khoá này với nội dung website của bạn. Ví dụ nếu bạn có một blog viết về các thủ thuật máy tính và nếu bạn để từ khoá “thủ thuật máy tính” trong “anchor text”. Nó sẽ giúp thứ hạng website của bạn tăng lên đối với từ khoá này.
– NoFollow: “NoFollow” là một thuộc tính của liên kết được sử dụng nhiều để báo cho Google biết để không tiếp tục dò xét website từ liên kết đó. Đối với các bộ máy tìm kiếm một trang web không được có quá nhiều liên ra ngoài, như với Google cho phép một trang web có tối đa 100 liên kết đến các trang web khác. Việc thêm thuộc tính “nofollow” thường dùng cho các liên kết trong comment của blog (một bài viết có thể có đến hơn 100 comment và mỗi có comment thường có một liên kết của người comment bên cạnh), các liên kết trả tiền. Và “nofollow” dùng để nói với Google không tính điểm PageRank cho liên kết đó.
– Dofollow  ngược lại hoàn toàn so với Nofollow
– Link Sculpting: tạm dich là “điêu khắc liên kết”. Bằng cách sử dụng thuộc tính “nofollow”, các webmaster ngày xưa có thể làm tăng PageRank của các trang ngay trong website của mình mà không cần đến liên kết từ các website khác. Tuy nhiên việc làm này không còn có hiệu quả nữa vì gần đây Google đã thay đổi việc xem xét các thuộc tính “nofollow” trong các liên kết.
– Title Tag: Thẻ <title></title> là thẻ để đặt tiều đều cho một trang web trên trình duyệt, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với thuật toán xếp hạng của Google. Để đạt được hiệu quả nhất, thẻ tiêu đề của bạn nên độc đáo và chứa những từ khoá chính của trang web.
– Meta Tags: Các thẻ <meta /> được sử dụng để cung cấp cho các search engine những thông tin liên quan đến các trang của bạn. Các thẻ <meta /> được đặt bên trọng thẻ <head></head> trong mã HTML. Có thể coi nội dung của thẻ <meta>  là nội dung mô tả của page của website của bạn.
– Search Algorithm: Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm những các web phù hợp nhất cho các từ khoá tìm kiếm trên Google Search. Theo Google thuật toán này thông qua hơn 200 nhân tố, bao gồm giá trị PageRank, thẻ <title></title>, các thẻ <meta /> và nội dung của website, tuổi thọ của tên miền v.v..
– SERP: Search Engine Results Page – là trang kết quả của bộ máy tìm kiếm web. Về cơ bản đó là trang bạn sẽ thấy khi tìm kiếm với một từ khoá nào đó trên Google hoặc trên các bộ máy tìm kiếm khác. Lượng traffic bạn kiếm được từ search engine tuỳ thuộc vào thứ hạng bạn được xếp trên các trang SERP này.
– Sandbox: Có thể nhiều người không biết Google có một khu vực liệt kê (index) các trang web khác có tên là Sandbox để liệt kê các website mới được tìm thấy. Khi các website ở trong Sandbox, chúng sẽ không được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm thông thường. Khi Google xác minh một website là hợp pháp, Google sẽ đưa ra khỏi Sandbox và website đó sẽ được xếp hạng theo cách thông thường.
– Keyword Density: tạm dich là “mật độ từ khoá”. Mật độ từ khoá của một trang web nào đó được tính rất đơn giản bằng (số lần từ khoá được dùng trong một trang) / (tổng số từ trong trang đó). Mật độ từ khoá được sử dụng như một nhân tố quan trọng trong SEO. Ngày trước các thuật toán đặt rất nặng vào nhân tố này nhưng ngày nay nhân tố này không còn quá quan trọng nữa.
– Keyword Stuffing: tôi tạm dich thô là “nhồi nhét từ khóa”. Vì “Keyword Density” là một nhân tố quan trọng đối với thuật toán tìm kiếm, nhiều webmaster ngày xưa đánh lừa các bộ máy tìm kiếm nhằm làm tăng mật độ từ khoá bên trong website của họ. Ngày nay kỹ thuật này không còn mấy tác dụng nữa, mà website của họ có thể bị phạt không được xếp hạng.
– Cloaking: Kỹ thuật này liên quan đến việc tạo một trang hiển thị các nội dung khác biệt nhằm mục đích để trang đó được xếp hạng cao và kiếm traffic từ search engine với nhiều từ khoá khác nhau. Việc làm này được coi là spam và bạn có thể bị phạt với hầu hết các bộ máy tìm kiếm.
– Web Crawler: Thuật ngữ này cũng có thể được gọi theo cách khác là máy tìm kiếm (search bot) hoặc con nhện (spider), đó là một chương trình máy tính duyệt các trang web cho bộ tìm kiếm web. Web Crawler này luôn luôn sục sạo mọi liên kết, mọi trang web mới. Đây là khâu đầu tiên của quá trính xếp hạng các trang web.
– Duplicate Content: tam dịch là “nội dung sao chép”, “duplicate content” được địch nghĩa là một nội dung hoặc một phần nội dung được sao chép giống hệt hoặc gần giống từ những website khác. Bạn nên tránh sao chép dữ liệu từ người khác vì bạn có thể bị các bộ máy tìm kiếm trừng phạt.
– Canonical URL (hoặc Normalized URL) – Là kỹ thuật chuẩn mực hoá các URL (Uniform Resource Locator), hoặc có thể gọi đơn giản là các liên kết (link). Các bộ máy tìm kiếm sử dụng kỹ thuật chuẩn hoá URL để ấn định mức độ quan trọng của các trang web hoặc làm giảm thiểu việc liệt kê những trang giống nhau.
– Robots.txt Đây là một file được đặt ở thư mục gốc trong tên miền của bạn (root folder), file này dùng để báo cho các “search bot” về cấu trúc của website. Ví dụ, thông qua robots.txt bạn có thể báo cho “search bot” không được phép truy cập vào những thư mục nhất định bên trong website của bạn.
– sitemap.xml : Sitemap là một danh mục liệt kê toàn bộ thông tin của website. Do vậy site map dùng để tìm kiếm thông tin cần thiết của toàn bộ website đó.
– Internal link : Là số liên kết qua lại giữa các site trong cùng một tên miền.
– external link  : là những liên kết đi ra ngoài  , không cùng một domain.
– page rank flow . Tạm dịch là lưu lượng dòng chảy PR từ website đi ra ngoài. Đây là tỉ lệ các link ra và các link vào trong đó các link từ các tên miền khác đi vào website là 100%.
– PageRank :  là chỉ số đánh giá mức độ quan trọng của website của bạn  đang xem  theo đánh giá cảu google. Các website có PageRank càng cao thì khả năng  có khả năng xuất hiện trên đầu cảu bộ máy tìm kiếm của google.
–  Google index : Google index là cập nhật dữ liệu vào chỉ mục của google.


2.2 phần phầm hỗ trợ SEO.
SEOquake là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho các SEOer trong việc làm SEO. Với việc kết hợp nhiều chức năng phân tích, đánh giá website, SEOquake sẽ giúp bạn định hướng tốt phương hướng SEO, nhất là SEO Onpage.


Cài đặt tiện ích

SEOquake cho trình duyệt Firefox
Code:

https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/seoquake-seo-extension/


SEOquake cho trình duyệt Chrome

Code:

https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc


Sau khi cài đặt, một thanh công cụ mới sẽ xuất hiện ngay bên dưới thanh địa chị trên trình duyệt của bạn. Thanh công cụ này bao gồm rất nhiều những thông số khác nhau , và chúng ta có thể coi mỗi thông số như một chức năng phân tích, đánh giá website đang truy cập.

Các chức năng trên SEOquake

Hình ảnh
Thông tin
http://1.bp.blogspot.com/-4H7zXUIaMeM/UzRSWUkVDUI/AAAAAAAABk0/JJMBpwo0hQA/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-2.png
Page Rank : được Google sử dụng để xếp hạng của website , pagerank có giá trị từ 0 đến 10 tương ứng với độ uy tín và chất lượng tăng dần của website đó
http://3.bp.blogspot.com/-Z4ksAHfylLI/UzRa8gUyC6I/AAAAAAAABlE/XGyaL9kyBmQ/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-3.png
Google Index : Số lượng chỉ mục đã được lập bởi Google. Mỗi chỉ mục là một kết quả trỏ về website của bạn trong danh sách tìm kiếm
http://3.bp.blogspot.com/-9ASVx-GSqco/UzReZUlpZGI/AAAAAAAABlQ/57tcfkPlr2Y/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-4.png
SEMrush Link : số lượng link trỏ về trang bạn đang xem
SEMrush Link Domain : số lượng link trỏ về tên miền bạn đang xem
2 thông số trên được đánh giá trên SEMrush
Với một website, Sermush Link Domain (LD)luôn cố định vì chỉ có bằng đó link trỏ về website
Còn với mỗi trang khác nhau, Semrush Link (L)sẽ luôn khác nhau.
http://1.bp.blogspot.com/-rNQmX-Yph0w/UzRl36nrLsI/AAAAAAAABlg/dsI2pnsvLz0/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-5.png
Bing Index : Số lượng chỉ mục đã được lập bởi Bing, tương tự như Google
http://3.bp.blogspot.com/-Sop2FbfzJM4/UzRnFiDUsQI/AAAAAAAABlo/AQOuHHrFfIM/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-6.png
Alexa Rank : xếp hạng của website trên Alexa
http://1.bp.blogspot.com/-9Rw8Tr-Lsuc/UzRo7g7TGXI/AAAAAAAABl0/yO7296w2JGw/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-7.png
Webarchive Age : tuổi của website
http://2.bp.blogspot.com/-UBJWFJtiQmM/UzRqTc8NO7I/AAAAAAAABmA/i3eXiUdMh2k/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-8.png
Số lượng like trên các mạng xã hội
http://4.bp.blogspot.com/-dxriOwB9yxA/UzRtNE7wubI/AAAAAAAABmM/_2UWPqTus7E/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-9.png
Whois :chủ sở hữu của website
Rank:n/a Price: n/a
SEMrush Rank : xếp hạng của website trên SEMrush; 
SEMrush Price : Bản báo cáo lưu lượng truy cập
http://3.bp.blogspot.com/-RAXEvIwsAFU/UzRwuvTdVCI/AAAAAAAABmo/QXhIutH6hsw/s1600/Seo+Onpage+hi%25E1%25BB%2587u+qu%25E1%25BA%25A3+v%25E1%25BB%259Bi+c%25C3%25B4ng+c%25E1%25BB%25A5+SeoQuake-11.png
Internal links : liên kết nội bộ
http://3.bp.blogspot.com/-tMG6oumVvNQ/UzRzGyeC3ZI/AAAAAAAABmw/-jG3rdzHUm0/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-12.png
External links : liên kết bên ngoài
http://3.bp.blogspot.com/-kHzvoKbT0Ns/UzRzy9wEBVI/AAAAAAAABm4/j6W7CygnVbI/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-13.png
Keywork density : mật độ từ khóa
http://2.bp.blogspot.com/-LAQJhW1FZa0/UzR0rdrv0KI/AAAAAAAABnA/DH8Zy0Rd4CE/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-14.png
Diagnosis : chuẩn đoán của SEOquake


SEO Onpage hiệu quả với công cụ SEOquake

Trong các chức năng trên, chỉ có duy nhất Diagnosis hỗ trợ cho chúng ta làm SEO Onpage hiệu quả. Bạn có thể dựa vào các thông số mà nó cung cấp để chỉnh sửa lại nội dung, thẻ, tiêu đề … cho phù hợp.

Mình sẽ giải thích rõ từng thông số quan trọng, còn lại mình chỉ lướt qua để các bạn nắm được nội dung cơ bản.

http://1.bp.blogspot.com/-4vS1DrQfSrk/UzUZjGD4n0I/AAAAAAAABnQ/Fe9Yg9uEBh4/s1600/Seo+Onpage+hi%E1%BB%87u+qu%E1%BA%A3+v%E1%BB%9Bi+c%C3%B4ng+c%E1%BB%A5+SeoQuake-15.JPG

URL : độ dài của tên miền

– Tên miền càng ngắn càng tốt.
– Bộ máy tìm kiếm và khách truy cập có thể tương tác với website của bạn hiệu quả hơn khi bạn sử dụng tên miền có chứa từ khóa liên quan đến nội dung website.

Title : tiêu đề bài viết
– Google chỉ hiển thị 70 ký tự đầu của tiêu đề trong kết quả tìm kiếm, bao gồm cả khoảng trống.
– Để tối ưu, độ dài của title nên nằm trong khoảng từ 10 đến 70 ký tự và có chứa từ khóa của bạn.
-Meta description : thẻ mô tả nội dung
-Thẻ mô tả rất hữu ích trong việc hiển thị nội dung website của bạn trên kết quả tìm kiếm.
– Độ dài tối ưu từ 70 – 160 ký tự và cũng nên chứa từ khóa tốt nhất của bạn.

Ví dụ : đoạn mô tả website của mình :
“Cách kiếm tiền online, kiếm tiền trên mạng nhanh và hiệu quả. Thủ thuật máy tính hữu ích, ứng dụng hay cho android”
Bạn có thể thấy đoạn mô tả này khái quát lại tất cả những nội dung chính có trên website của mình. Và mỗi câu đều có chứa từ khóa.

-Meta keywords : từ khóa
Là những từ, hoặc cụm từ có liên quan đến nội dung của trang web.
Số lượng từ khóa nên có từ 5 đến 10 và là tiếng Việt không dấu.

Ví dụ : một trong những nội dung chính trên website của mình là chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền online, do đó từ khóa phải liên quan hoặc chính là nội dung này. Sau khi phân tích từ khóa, mình có một danh sách gồm cá từ : kinh nghiem, cach, kiem tien, online, tren mang.

-Headings : tiêu đề cho nội dung
Sau title, description, keyword thì Heading là đối tượng được bộ máy tìm kiếm của Google để ý tới.
Nên sử dụng đa dạng heading từ H1 cho đến H6
Heading cũng nên chứa từ khóa.

-Images : hình ảnh
Hình ảnh của bạn nên có thuộc tính alt. Bởi vì các bộ máy tìm kiếm cho đến thời điểm này vẫn chưa thể đọc được chữ hay nội dung trên một hình ảnh, do đó alt sẽ giúp được nội dung của bức ảnh.

Ví dụ : <img drc=’đường_dẫn’ title=’tiêu_đề_ảnh’ alt=’Kinh nghiệm kiếm tiền’/>

– Việc sử dụng thuộc tính alt sẽ giúp Google index tốt hơn hình ảnh của bạn, phục vụ đắc lực cho việc SEOhình ảnh

Text/HTML ratio – Tỉ lệ giữa số lượng chữ / số lượng thẻ HTML

– Mình không quan tâm lắm đến thông tin này, nhưng SEOquake đưa ra lời khuyên tỉ lệ này càng lớn càng tốt. Tức là càng nhiều nội dung càng tốt.

-Frames
Tối thiểu số lượng khung tin để tối ưu hóa website. Không sử dụng càng tốt.
-Flash
Giúp cho website hiển thị nội dung tốt hơn, nhưng khiến Google khó index website của bạn, do đó không nên sử dụng Flash

Robots.txt
File này được sử dụng để chặn robots, không cho nó truy cập vào một hoặc một vài trang cụ thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng.

Lưu ý : Nếu bạn muốn sử dụng file robots.txt cho website của mình, hãy chắc chắn là bạn hiểu và biết cách sử dụng nó. Việc sử dụng sai các tính năng này có thể khiến blog của bạn bị công cụ tìm kiếm bỏ qua.

XML Sitemaps : sơ đồ Website

– Sitemaps giúp cho việc index bài viết được nhanh hơn.
– Sitemaps giúp công cụ tìm kiếm hiểu được ấu trúc website của bạn.

-Language
Ngôn ngữ website của bạn, nếu chưa có bạn có thể chèn mã lang=’ký_hiệu’ vào trong thẻ <hmtl>
Ngôn ngữ khác nhau thì ký hiệu sẽ khác nhau, ký hiệu này là 2 ký tự đầu tiên của tên nước đó trong tiếng Anh, cụ thể tiếng Việt là vi, tiếng Anh là en, …

Ví dụ : <html lang=’en’ xmlns=’http://www.w3.org/1999/xhtml’ > 

Doctype : loại tài liệu

Ví dụ : <!DOCTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd”>

Encoding : loại mã hóa
Google™ Analytics : chức năng thống kê, phân tích website của Google
Microformats : Đánh dấu cấu trúc dữ liệu
Dublin Core : cài đặt tiêu chuẩn cho nội dung

Geo Meta Tags : một số thẻ Meta sử dụng cho công cụ tìm kiếm của Bing
Feeds : Đường dẫn feed cho phép website khác lấy dữ liệu từ website của bạn

-Favicon : ảnh đại diện website
IP : địa chỉ IP của server

Gzip : tính năng nén dữ liệu để truyền tải nhanh hơn trên Server
SEQquake có 3 mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí

– Tốt ( màu xanh lá )
– Trung bình ( màu vàng )
– Yếu ( màu đỏ ).

Việc dựa vào các mức độ này để tối ưu lại Onpage là điều cần thiết, tuy nhiên rất khó để có thể tối ưu 100%, với một số tiêu chí, chúng ta không thể can thiệp trực tiếp vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thống. Ví dụ : Gzip. Bạn chỉ cần làm hết sức, chắc chắn sớm hay muộn thì vị trí của website trên bảng xếp hạng sẽ được cải thiện !
3  Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sếp hạng của website đối với công cụ tìm kiếm.
Từ khoá có trong Title.
Từ khóa xuất hiện khi mở đầu của Title
Từ khóa có trong tên miền gốc.
Từ khoá có trong thẻ H1.
Từ khóa có trong liên kết nội bộ của website
Từ khoá xuất hiện trong 150 từ đầu tiên.
Từ khoá có trong Subdomain.
Từ khóa có trong URL (tên file).
Từ khóa có trong URL (thư mục).
Từ khóa có trong các heading khác (h2 – h6).
Từ khoá có trong thẻ Alt (hình ảnh).
Từ khoá được lặp lại trong các văn bản HTML.
Từ khoá có trong tên file ảnh (ví dụ tu-khoa.jpg)
Từ khoá có trong thẻ bôi đậm (<b>, <strong>).
Mật độ từ khoá theo công thức (Số Từ khóa / Tổng số từ < 5%)
Từ khoá có trong MARC Danh sách các trang.
Từ khoá có trong tham số truy vấn của trang (?name=value).
Từ khoá có trong thẻ in nghiêng (<i>, <em>).
Từ khóa có trong thẻ Meta Description.
Từ khoá có trong phần mở rộng tập tin trên trang.
Từ khoá có trong thẻ comment HTML <!–comment –>.
Từ khoá có trong thẻ Meta Keywords.
Yếu tố không phải từ khóa (trọng số giảm dần)
-Nội dung gốc, độc đáo.
-Nội dung luôn được làm mới.
-Có sử dụng liên kết nội trỏ đến.
-Lịch sử các lần thay đổi nội dung
-Định dạng URL tĩnh (không có tham số).
-Tỷ lệ của HTML / văn bản người dùng (> 30%).
-Sự tồn tại của thẻ Meta Description.
-HTML Validation đạt chuẩn W3C
-Sử dụng của các yếu tố Flash
-Sử dụng quảng cáo trên trang
-Sử dụng Google AdSense trên trang
-Yếu tố Xếp hạng Google dựa trên liên kết
-Từ khoá trong Anchor Text  trong các liên kết từ bên ngoài
-Mức độ phổ biến của liên kết (chất lượng + số lượng)
-Đa dạng của các nguồn liên kết .
-Mức độ uy tín của trang đặt liên kết
-Trao đổi liên kết (liên kết 2 chiều).
-Sự khác biệt so với các nguồn liên kết bên ngoài
-Từ khoá trong Anchor Text đến từ các liên kết nội bộ


+Vị trí đặt nội dung trên trang web.
-Phổ biến liên kết trong liên kết nội bộ.
-Số lượng và chất lượng của Liên kết nofollow
-Tỷ lệ liên kết dofollow và nofollow trên trang
-Các yếu tố xếp hạng dựa trên liên kết cơ bản
-Độ tin cậy của liên kết
-Độ phổ biến của Domain
-Đa dạng liên kết trên nhiều domain
-Liên kết từ các nguồn uy tín, có cùng chủ đề.
-Thời gian phát triển / sự thiếu hụt của liên kết đến Domain
-Liên kết từ tên miền hạn chế quyền đăng tải nội dung
-Tỷ lệ phần trăm Dofollow vs Nofollow tới Domain


+Các yếu tố xếp hạng không dựa trên liên kết cơ bản
-Cấu trúc phân cấp website (càng xa trang chủ thì uy tín càng giảm)
-Sử dụng liên kết đến các trang web có uy tín
-Thời hạn (số năm) duy trì tên miền
-Thời gian (số năm) duy trì tên miền (đã đăng ký được bao lâu)
-Thời gian vận hành của Server/Hosting
-Thông tin Hosting (host trên máy chủ)
-Đăng ký tên miền hoặc thay đổi Quyền sở hữu
-Tin tức từ Domain của trang Google News
-Sử dụng XML Sitemap (Tạo và Ping Sitemap)
-Người sở hữu tên miền
-Đăng ký tên miền với Google Local / Map
-Được trích dẫn trong Google Blog Search
-Sử dụng RSS Feed
-Đăng ký tên miền với Google Webmaster Tools
-Sử dụng Giấy chứng nhận bảo mật trên website
-Hiệu lực của thông tin được liệt kê từ tên miền đăng kí
-Sử dụng Google Search trên website
-Sử dụng Google AdSense trên website
-Sử dụng Google AdWords để Quảng cáo về website
-Xếp hạng Alexa Rank
+Yếu tố xếp hạng của Google dựa trên Social Media
  • Link từ Delicious
  • Link từ StumbleUpon
  • Link từ Twitter
  • Link từ LinkedIn
  • Link từ Facebook
  • Link từ MySpace
  • Link từ Youtube
  • Link từ Pinterest
Các yếu tố xếp hạng dựa trên traffic
  • Tỷ lệ CTR từ kết quả tìm kiếm vào URL này
  • Tỷ lệ CTR từ kết quả tìm kiếm vào Domain này
  • Số lượng tìm kiếm liên quan đến Domain
  • Thời gian ở lại trang trung bình (Time on site)
  • Số lượng truy cập (visits, visitors) hàng ngày
  • Các bầu chọn, xếp hạng, bình luận 
+Các yếu tố xếp hạng dựa trên địa lý
  • Mã quốc gia của tên miền gốc (Ví dụ: .VN)
  • Ngôn ngữ của nội dung được sử dụng trên trang web
  • Liên kết từ các websites / tên miền địa phương
  • Vị trí Địa lý địa chỉ IP máy chủ của tên miền
  • Nhắm mục tiêu địa lý của Google trong Webmaster Tools
  • Đăng ký trang web với Google Local Quốc gia / Vùng
  • Địa chỉ vật lý trong nội dung trang web
  • Địa chỉ bên đại diện đăng ký Domain
  • Vị trí địa lý của người truy cập vào trang web
+Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng trang web trên Google
  • Tên miền mất Index vì Spam
  • Liên kết với những Web Spam
  • Liên kết có được do mua bán
  • Tên miền chứa nhiều link từ Web Spam
  • Tên miền không có links có độ trusted cao
Những yếu tố tiêu cực đến thứ hạng – không nên dùng
  • Nội dung ẩn với người dùng
  • Link từ trang bán liên kết
  • Link từ web Spam
  • Link đến web Spam
  • Lỗi server không thời gian dài
  • Lặp đi lặp lại quá nhiều cùng một Anchor Text
  • Che dấu Địa chỉ IP
  • Ẩn văn bản bên ngoài khu vực hiển thị (ngoài màn hình)
  • Chứa quá nhiều tham số động trong URL
  • Quá nhiều links từ các website trong cùng 1 vùng địa chỉ IP
  • Nhồi nhét từ khóa trong nội dung, title, alt,..
  • Ẩn văn bản bằng CSS (display: none)
  • Nhồi nhét từ khóa trong Title
  • Nhồi nhét từ khóa trong URL
  • Nhồi nhét từ khóa trong thẻ Description
  • Nhồi nhét từ khóa trong thẻ Keywords
  • Nhồi nhét từ khóa trong ALT
  • Nội dung ALT giống nhau
  • Liên kết từ những website chất lượng thấp
  • Quá nhiều links từ website cùng chủ sở hữu
  • Sử dụng Cloaking – che đậy nội dung với người dùng.
  • Redirect từ nhiều domain cũ.
  • URL quá dài
  • Title quá dài
  • Quá nhiều anchor text ở footers
  • Quá nhiều link Nofollow trong Liên kết nội bộ


4  Website chuẩn SEO
4.0  Các mục tối ưu
– Tối ưu website giao diện ( display –site )
– Tối ưu tổng thể website (on-page, on-site )
– Tối ưu từng trang (off page , off – site).
4.1  Tối ưu giao diện
– Sản phẩm của chúng ta có đặc điểm gì
 Ví dụ : với trang web về thời trang . sản phẩm là thời trang công sở
=> hình ảnh cực nét + trức năng soi Từng chi tiết sản phẩm + chất liệu thời trang+ kích cỡ ( sản phẩm phù hợp với những đối tượng khách hàng nào..)
– Khách hàng của chúng ta là ai
– Khách hàng cần biết thông tin gì đối với sản phẩm của chúng ta
=> Phương pháp đưa ra thông tin trên website sao cho phù hợp với sản phẩm và khách hàng nhất
4.2. Tối ưu bên trong website ( on- page và on-site).
4.2.1 Tối ưu thẻ tite.
Thẻ title là thẻ tiêu đề của một webs. Nó nằm ở vị trí trên đầu của webpage, Nó định hướng cho nội dung của trang web một cách ngắn gọn nhất đối với người dùng. Đối với SEO thì là định hướng google thì đó cũng chính là nội dung của chính của webpage và đó cũng là dòng chữ nổi đậm nhất trong các sterp  ‘trên trang kết quả tìm kiếm ‘ do vậy muốn để người dùng kích vào title thì title phải phù hợp và đúng nhất so với mục tiêu của người tìm kiếm.
  • Vậy làm sao để thẻ title phù hợp nhất.
Qua tìm hiểu thực tế.
  • Đặt thương hiệu hay keyword chính ở đầu hoặc cuối của tất cả các trang như ebay hay amazon đang làm.
  • Tiêu đề có tính kích thích và tò mò sẽ tốt hơn các tiêu đề kiểu khái niệm hay định nghĩa.
  • Thêm một số từ khóa kích thích  “ hay, tuyệt, nên… “ kích thích sự tò mò của người dùng”.
  • Độ dài của thẻ title 60-70 ký tự.
4.2.2 Tối ưu URL trong SEO.
–     Nên bao gồm 1 vài từ khóa quan trọng trong URL
Cụ thể, một từ khóa khi đưa vào URL cần khiến đọc giả thấy được họ thực sự tìm được nội dung mà họ xẽ xem .Vậy nội dung của URL đó. Mọi người sẽ nhìn thấy URL của bạn trong kết quả tìm kiếm ở phía trên cùng của trình duyệt web của họ trong khi họ đang trên trang của bạn, và bất cứ nơi nào, nơi họ có thể lưu các URL cho mình – giống như trong bookmark, hoặc trong nội dung email. Tối đa nên có ít hơn 3 từ khóa quan trọng trong URL, không nên chất quá nhiều vào một URL.
  • Kích thước tối đa nên sử dụng cho một URL là 115 ký tự.
  • URL chứa từ khóa thì khi chúng ta đặt các backlink về website của mình . Làm tăng sự tin tưởng của khach hàng với linh liên kết .
  Ví Dụ . khi trong bài đọc nội dung về các dòng xe may  ta hiếm khi click vào một đường link có từ khóa là b
  • Không nên sử dụng quá nhiều tham số trong truy vấn URL của trang web.
Trong một URL, các ký tự ? hay & được coi là một tham số. Ví dụ cho một URL kém thông minh dạng như: http://www.thegioithuc.com/thumuc?id=url1&foo=diatri&color=tim&sort=price. Quá nhiều tham số trong URL có thể gây ra tình trạng overload cho các robot trong khi làm việc thu thập dữ liệu. Vì vậy hãy cân nhắc trong khi truyền tham số cho URL.
  • Sử dụng dấu gạch ngang(-) thay vì dấu gạch chân(_) trong URL
Theo nghiên cứu mới nhất thì các Search Engine hiểu _ là nhấn mạnh một từ. Tuy nhiên dấu gạch ngang (-) được xem như là không gian tách biệt 2 từ. Dấu gạch ngang tốt hơn cho SEO vì chúng cho phép công cụ tìm kiếm tách biệt và phân loại các từ khóa liên quan.
  • Giữ cho URL không đi sâu quá 3 thư mục con
Thư mục con là thư mục có thể nhìn thấy trong một URL giữa hai dấu gạch chéo(/). Ví dụ: http://www.example.com/articles/foo/page-name.htm có thể coi là 1 URL với 2 thư mục  con là articles và foo.
  • Hạn chế sử dụng chữ có dấu trong URL hoặc các ký tự đặc biệt như dấu cách,#,^,!..v..v..
Loại bỏ toàn bộ các ký tự đặc biệt trong URL để tránh rườm rà và tạo độ dài không cần thiết.
  • . URL phân biệt chữ hoa chữ thường.
Cách tốt nhất cho một URL là viết thường toàn bộ, như vậy sẽ đồng nhất và không bị trùng lặp.
  • Loại bỏ từ không cần thiết.
Tối ưu độ dài của 1 URL đến hết mức có thể. Bạn có thể bỏ qua các từ như: và, hoặc, là, …v..v.. để tập trung vào các từ khóa chính.
Ví dụ: thegioithuc.com/cach-toi-uu-duong-dan-url-website.html sẽ được tối ưu hơn là example.com/cach-toi-uu-duong-dan-url-cho-website-cua-doanh-nghiep.html
4.2.3 Tối ưu bài viết
-Tại sao Website lại phải tối ưu bài viết của mình . “ mời tất cả tham quan các trang như dantri.com.vn , vnexpress.net…). Đây là những trang có số lượng người đọc có thể coi là nhiều nhất tại Việt Nam
– Cấu trúc bài viết :Nội dung chính nằm hoàn toàn ở 1-2 dòng đầu tiên ( cuốn hút mọi người tìm hiểu chi tiết. Đọc bài viết=> thời gian ở lại website lâu. ),
– Các từ ngữ nội dung chính có thể có link chỉ dẫn.
-Nội dung nhấn mạnh cần được bôi “ đánh giấu một cách  cẩn thận “
-Bài viết phải có mục tiêu giõ dàng.
“ trong bài viết có thể có hình ảnh, video ..”
  • Bài viết có thể có cấu trúc như sau
+ Chèn liên kết vào các từ khóa trong bài viết, mật độ từ khóa trong bài viết chiếm khoảng 3-7% số lượng từ trong bài viết. Các từ khóa phải được in đậm, in nghiêng,.. sao cho thu hút được người quan tấm đến nội dung của chúng ta, mỗi bài viết nên có một vài bức ảnh liên quan đồng thời đặt từ khóa vào bức ảnh này. Các từ khóa ta có thể đặt theo một công thức sau.
+Link chèn vào các từ khóa mục tiêu SEO, không nên đặt toàn bộ vì
+ Linh chèn vào các từ khóa phụ
+Chỉnh sửa các thẻ H1,H2,H3,H4,H5,H6.
  • H1 dùng 1 lần trong bài viết, và thẻ h1 phải chứa từ khóa
  • H2,h3 có thể dùng chên 2 lần trong một trang.


4.2.3   Tối ưu hình ảnh
Thực nghiêm đánh giá.
-Khi chúng ta search thông tin của một bức ảnh nào trên google thì  những bức ảnh xuất hiện đầu tiên thường có kích thước nằm trong khoảng ( 300-700  X 300-700 )px.
– Theo đánh giá của các công cụ hỗ trợ tối ưu website như SEO quake và SEO doctor.. và theo chuẩn W3C
<img src=”tên anh. Định dạng” alt=”tên ảnh” height=”kích thước” width=”kích thước”>


4.3. Tối ưu bên ngoài website ( off site và off page).
+ Xây dựng các liên kết bên trong website.
  • Nếu website của chúng ta là một website mới . Thì chúng ta không nên đặt các back link ở các website có PR cao  vì bản thân website của chúng ta cũng chưa có thứ hạng cao , chúng ta hãy đặt back link cho website của chúng ta ở các website ở mức độ thấp, và tiến hành tăng back link một cách từ từ.  Đầu tiên ta cũng chỉ nên đặt vài back link tượng trưng, chánh tình trạng spam link
  • Sau một thời gian chúng ta tiến hành đặt back link của chúng ta ở một số website có PR cao ta tiến hành đặt các text link trên một vài trang.
  • Sau một thời gian chúng ta tiến hành đặt các back link ở các website có cùng chủ đề.
  • Sau khoảng 15-20 ngày chúng ta tiến hành đặt back link của chúng ta ở các diễn đàn, để tìm kiếm lượng view.
  • Chú ý 1 . Chúng ta nên thiết kế các website có sự tương tác  hay giao tiếp qua lại tạo nên sự thay đổi nội dung hàng ngày trên website của chúng ta. Từ đó tăng lượng chuy cập và thời gian ở lại website của chúng ta.
  • Chú y 2. Chúng ta nên xây dựng website của chúng ta với nội dung mở và mọi người có thể đóng góp nội dung của mình. Từ đó chúng ta có thể tạo nên cộng đồng người theo rõi website của chúng ta . giựa trên sự tranh luận về nội dung . Đây là cách thức mà các diễn đàn hay sử dụng để tìm kiếm lượng người chuy cập
  • Chú y 3. Chúng ta có thể sử dụng một số dịch vụ marketing để tăng cường lượng view tìm hiểu nội dung website của chúng ta.


– Xây dựng các liên kết bên ngoài website.
5 Từ khóa SEO
Vấn đề chúng ta cần sác định ở đây.
-Sản phẩm của chúng ta là gì ?
-Thị trường cho sản phẩm và dịch vụ.
– Tìm kiếm thông tin tài liệu google và marketing để lập các từ khóa trong SEO.
-Liệt kê các từ khóa và đánh giá độ khó của từ khóa trong cạnh tranh . Ứng với thời gian thực hiện chiến dịch SEO.
  • Sác định đối thủ cạnh tranh và đánh giá đối thủ cạnh tranh
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích hành vi của người tiêu dùng


5.1 Nghiên cứu sự hiểu biết về sản phẩm
Sản phẩm là gì?
Sản phảm là bất cứ gì có thể cung ứng ra thị trường để tạo ra sự mua sắm sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
Sản phẩm có thể là:
  • Tiêu chi cho một sản phẩm
5.2  Thị trường sản phẩm dịch vụ của chúng ta.
Thị trường : Bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tương lai, cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia chao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
  • Thị trường mục tiêu : Bao gồm các khách hàng đã và đang mua hàng hay sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là gì.
  • Thị trường nhu cầu : bao gồm tất cả các khách hàng có nhu cầu và có khả năng thanh toán, có khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp, nhưng hiện tại họ chưa sẵn sàng.
  • Thị trường tiềm năng : bao gồm tất cả các khách hàng quan tâm, hiện tại họ chưa mua sản phẩm và chưa tiếp cận được sản phẩm doanh nghiệp.


Là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong SEO.
Từ khóa là cụm từ mà người dùng sử dụng tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của bạn trên công cụ tìm kiếm của google.
  • Bước 1 : Xác định khách hàng của ạn là ai.
  • Bước 2 : khoanh vùng thị trường cho sản phẩm và dịch vụ của mình
  • Bước 3 : Liệt kê các từ khóa mà bạn cho rằng khách hàng của bạn có thể tìm kiếm với các từ khóa đó.
  • Bước 4 : kiểm tra số lượng tìm kiếm và mức độ khó  để đưa lên trang 1 của kết quả tìm kiếm.
  • Ta sử dụng công cụ hỗ trợ của google là google keywords tool.
Ta tiến hành kiểm tra từng từ khóa mà đã liệt kê trong bước 3.
Google liệt kê các gợi ý các từ khóa mà khách hàng đã tìm kiếm sản phẩm. Từ đó rút ra kết quả các từ khóa mà bạn quyết định SEO cho hợp lý. Với sản phẩm và phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp…
Chú ý :
  • Số lượng tìm kiếm phải có “ người dùng có tìm kiếm với những từ khóa mà ta lựa chọn”
  • Từ khóa càng dài thì lượng mua hàng càng cao.
  • Nên chọn các từ khóa địa phương, “ thị trường hẹp cho doanh nghiệp”
  • Mỗi trang chỉ SEO một từ khóa.
5.2 .Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại. và tiềm năng. Những phân tích này giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin và phân tích đối thủ vào một hệ thống nhằm hỗ chợ cho quá trình phân tích định hướng trong SEO.


5.2.1 . Xác định đối thủ cạnh tranh.
Ta chỉ việc kiểm tra trang web của đối thủ cạnh tranh. Bằng cách kiểm tra tất cả các từ khóa mà chúng ta xác định. Do danh sách từ khóa rất nhiều do vậy danh sách các đối thủ cạnh tranh với cũng xẽ rất lớn do vậy chúng ta không thể xác định hết toàn bộ đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy chúng ta phải xác định danh sách từ khóa mục tiêu. Để từ đó chúng ta tìm danh sách đối thủ trong  SEO. Các đối thủ cạnh tranh đó chính là các website có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của các từ khóa trọng tâm .
5.2.2 Phân tích website của đối thủ với những yếu tố cơ bản.
– Phân tích chất lượng nội dung của website . Giựa vào hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của chúng ta để đánh giá.
-Phân tích thị trường của họ nhằm tới. giựa vào nội dung cua website.
– Phân tích mức độ tối ưu của website .
=> Giúp cá nhân và doanh nghiệp đưa gia việc xây dựng website và nội dung của website cạnh tranh với các đối thủ này.
5.2.3 . Phân tích từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng.
Ta biết từ khóa là yếu tố đánh giá việc thành công trong quá trình SEO của website từ đó mà ta có thể thêm một lần nữa đánh giá từ đó chúng ta có thể kiểm định thêm một lần nữa danh sách từ khóa. Chúng ta cũng nên kiểm tra mật độ của từ khóa trong nội dung bài viết của đối thủ cạnh tranh của chúng ta đang sử dụng.
5.2.4 . Kiểm tra back link của đối thủ.
Bách linh cũng là một trong những yếu tố quyết định trong việc SEO. Chúng ta nên kiểm tra tất cả các backlinh của đối thủ. Xác định nguồn gốc của các back linh đó. Các anchor Text mà họ sử dụng. Từ đó ta có thể kiểm tra số lượng, chất lượng cảu các back linh mà họ xây dựng
5.2.5 . Đánh giá sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội (Social media)
Tìm hiểu sự hiện diện của họ trên đó. Đánh giá mức độ phủ rộng của họ trên mạng xã hội. Thông qua sự chao đổi của đối thủ với người dùng trên mạng. Từ đó tìm ra mức độ quan tâm của khách hàng.

Phần mềm spam facebook    – > > >> >http://setup-application.blogspot.com/
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468