RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Tìm về ngôi Chùa Thiền Lâm Tây Ninh (Chùa Gò Kén)

Advertisement

(TH) – Chùa Gò Kén do hòa thượng Từ Phong lập ra cách nay khoảng 70 năm (khánh thành năm 1925).

Ngài vốn trụ trì tại chùa Giác Hai (nay ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh), nhưng đã lên lập chùa tại xã Long Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cốt là để gần cảnh núi rừng hầu di dưỡng tinh thần. Do đó Hòa thượng đã đặt tên chùa là Thiền Lâm tự và dân chúng địa phương cũng gọi Ngài là hòa thượng Giác Hải.

Chùa Gò Kén ở cách thị xã Tây Ninh độ 6km, bên cạnh quốc lộ 22, trên một gò đất mang tên Gò Kén. Địa danh này đã có từ xưa vì nơi đây có nhiều cây kén, lá xanh, trái nhỏ như quả Hồng đào. Do vậy chùa còn có tên là chùa Gò Kén.

Ở bên quốc lộ có một chiếc cổng ghi rõ tên chùa bằng chữ Hán. Đi theo một con đường đất khoảng 250m thì đến chùa. Nơi đây lại có một chiếc cổng nữa.

Trước sân chùa dựng một trụ phướn cao. Một cây bồ đề cành lá sum suê và một cây sao mọc thẳng đứng, lá reo vui trước, gió. Có ba bảo tháp : một tháp của Yết ma Trí Lượng bên trái, hai tháp bên phải là của Hòa thượng Từ Phong và của Hòa thượng Thuần Hòa.

Toàn bộ khuôn viên Chùa Gò Kén rộng khoảng 2 mẫu. Bản đồ quy hoạch chùa được viên công sứ Pháp tỉnh Tây Ninh duyệt ngày 16-7-1925.
Dulichgo
Kiến trúc sư đã vẽ kiểu chùa gần giống như một ngôi nhà thờ với hai mái lợp ngói móc, chiều dài khoảng 30m và chiều rộng 15 m. Bên trong có hai hàng cột, mỗi hàng 6 cây, chia chiều dài làm ba gian. Các cột kèo đều đúc bằng xi măng cốt sắt. Mặt tiền có hàng hiên. Cửa ra vào lắp chấn song gỗ vuông, bên trên cài lưỡi gà để không nhấc ra được.

Chùa Gò Kén có kiến trúc tương tự chùa Giác Hải với nền cao vững chãi, chung quanh nền lát đá kè, mỗi phiến dài 1 m và cao 0,20 m. Tường được xây với vữa vôi nghiền cùng lá cây ô dước, cửa chính có hình mái vòm và mở ở vách đầu hồi. Bên trong chùa có hai hàng cột, mỗi hàng có 6 cây và được chia chiều dài làm ba gian, cửa ra vào được lắp chấn song gỗ vuông.

Trong chánh điện bài trí 14 bàn thờ đóng bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Bàn thờ Phật cao 3m, trên đó tôn trí các tượng Phật Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Thích Ca, A Nan, Ca Diếp. Hai bên vách, mỗi bên đặt 4 bàn thờ tôn trí các tượng Thập bát La Hán, Đạt Ma, Địa Tạng, Chuẩn Đề và Thập điện Diêm vương.
Dulichgo
Lại có cả bàn thờ Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Già Lam, Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Ở đây có 53 pho tượng Phật, tạc bằng gỗ, 2 pho đúc bằng đồng và 18 pho tượng La Hán đắp bằng xi măng rất khéo.

Trong chánh điện còn có một trống sấm và một chuông lớn, đúc năm 1925 do tín nữ Huỳnh Thị Nguyệt, người làng Trung Tín, huyện Vũng Liêm phụng cúng. Sau lưng điện Phật là bàn thờ Tổ, trên bày bốn linh vị của bốn Hòa thượng : Tiên Giác (đời 37, dòng Lâm Tế chính tông), Trí Lượng (đời 38), Từ Phong (đời 39) và Thuần Hòa (đời 40).

Tiếp theo gian thờ Tổ là nhà khách với nền thấp hơn chánh điện. Ở đây ngoài các bàn ghế, Chùa Gò Kén còn giữ được hai tủ sách của Hòa thượng Từ Phong để lại. Trong đó, ngoài một số quyển kinh còn có các tập tài liệu, bài viết của Ngài.

Đặc biệt đáng chú ý là một quyển sách bằng chữ Nôm nói về đạo Phật, viết theo thể lục bát. Sách viết tay, dài trên 1000 câu. Tiếc rằng tờ bìa đã bị mất nên không rõ nhan đề của quyển sách.

Hòa thượng Từ Phong còn soạn quyển Phát Bồ Đề  tâm văn diễn nghĩa, dày 118 trang, in tại Tây Ninh. Cuối sách ghi : “Thiên vận Kỷ mão niên thập nguyệt thập ngủ nhật (25-11-1939)”. Ngoài ra nói đến chùa Thiền Lâm, không thể không nhắc đến mối liên hệ của chùa với đạo Cao Đài. Vào năm 1926 hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đã mượn chùa để làm nơi khai đạo lúc đầu.

Chùa Gò Kén còn có nhiều công trình nổi tiếng khác như cổng Tam quan, điện thờ Đức Phẩ Di Lạc, vường Lâm Tỳ Ni, núi Ngũ Hành Sơn và Bảo Tháp Xá Lợi cao 9 tầng đang trong thời gian hoàn thiện. Nơi đây vẫn giữ được các dụng cụ thờ tự cổ như trống sấm, đại hồng chung và nhiều tượng Phật bằng gỗ có giá trị.
Dulichgo
Chùa Gò Kén đã được trùng tu năm 1970 sau khi đã bị hư hại nhiều trong những năm chiến tranh. Hiện nay chùa đang xuống cấp nặng, mong rằng nay mai chùa sẽ được trùng tu lại cho đẹp như thời Hòa thượng Từ Phong(1925- 1938)

Ngôi chùa được nhiều người mến mộ bởi chùa không chỉ hoạt động Phật sự mà còn tích cực tham gia các tổ chức, hoạt động từ thiện xã hội. Hàng năm, chùa còn vận động đóng góp cho các hoạt động như xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ trẻ em khuyết tật, đồng bào khó khăn, người nghèo, người cao tuổi, đóng góp cho các hoạt động khuyến học của địa phương, tổ chức khám bệnh và phát thuốc từ thiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Chùa Gò Kén mang nét kiến trúc kết hợp với hai nền văn hóa Đông và Tây, thu hút đông đảo du khách đến khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai ở Tây Ninh này.

Người Miền Trung tổng hợp từ Tienamphu.com, Vntrip, Giapha.org…

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468