Có một sự thật là không phải ai làm marketing cũng biết về Trade Marketing một cách đầy đủ, thậm chí còn nghĩ rằng Trade " />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Trade Marketing là gì? Đừng “đánh đồng” Trade, Sales và Brand

Advertisement
Có một sự thật là không phải ai làm marketing cũng biết về Trade Marketing một cách đầy đủ, thậm chí còn nghĩ rằng Trade Marketing nằm trong bộ phận Sale. Nếu dịch sang Tiếng Việt thì Trade Marketing là Marketing thương mại, Marketing kênh phân phối hoặc Marketing tại điểm bán. 
Tùy vào từng tính chất công việc, từng ngành khác nhau hay theo từng cách gọi “thân mật” của từng công ty. Thế nhưng, Trade Marketing không phải là Sales. 

Hiểu đơn giản thì Trade Marketing là phần giao giữa Sale và Marketing. Nó giống như một cây cầu trung gian biến tác động của Branding trở thành hành động cụ thể của khách hàng, giúp bên Sale bán được hàng. Để làm được điều này cần một loạt các “thủ đoạn”, công cụ, cách thức thực hiện đề khách hàng “rơi vào bẫy” và sẵn sàng chi tiền mua.

Sự khác nhau giữa Brand Marketing và Trade Marketing là gì?

Brand Marketing tác động vào tâm trí khách hàng, vào tình yêu, vào trái tim, vào những điều cao cả. Branding sử dụng truyền thông quảng cáo, dùng PR, dùng Event, dùng Digital marketing, các loại công cụ truyền thông để giành lấy tâm trí khách hàng. Chiến thắng trong Brand Marketing gọi là Win in Mind.

Trade Marketing thì bám vào hành vi mua của khách hàng, thúc vào quyết định mua hàng và đẩy khách hàng đến đường cùng không thể kiềm chế mà phải chi tiền. Trade Marketing tác động vào khách hàng qua các chương trình phát triển khách hàng, triển khai danh mục hàng, Packaging, Visual Merchandising, trunwng bày hàng hóa, Thiết kế không gian bán hàng, Trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán, Promotion,…Và chiến thắng trong Trade Marketing là Win in Store.
Tóm lại, Branding phải làm khách yêu mình thay vì yêu đối thủ. Khi khách hàng yêu rồi mà đến store thì Trade Marketing phải buộc khách hàng thể hiện tình yêu bằng hành động. Tức là, nếu khách hàng chưa mua thì bây giờ phải mua, nếu đang mua thì phải mua nhiều hơn, nếu mua nhiều rồi thì nhất định lần sau phải quay lại mua tiếp.
Ví dụ, tại kênh siêu thị, quầy X-men và Clearmen đặt cạnh nhau. Dầu gội đầu nam nhưng thực ra chỉ toàn hội chị em phụ nữ đi mua. Có nghĩa consumer là nam nhưng shopper lại là nữ. Thế nên, mặc cho Xmen quảng cáo rầm rộ với thông điệp về “Đàn ông đích thực”, hội chị em vẫn nhặt Clearmen bỏ vào giỏ chỉ vì Clear dang có chương trình mua dầu gội đầu tặng nước tẩy rửa Vim. 
Như vậy, trong giai đoạn đó, Clearmen đã Win in Store. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 70% khách hàng ra quyết định mua hàng tại điểm bán, 25% ra quyết định đổi sản phẩm tại điểm bán vì các hoạt động của Trade Marketing. Vậy nên, cũng giống như Marketing, Trade Marketing rất quan trọng. Thực tế đáng buồn, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang xem không tận dụng hoặc xem nhẹ công việc của Trade Marketing.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468