RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị chiến lược Quản trị Marketing

Từ giảng đường tới công sở

Advertisement

( Bình chọn: 4 — Thảo luận: 2 — Số lần đọc: 3152)
Ai cũng đã một thời mài đũng quần trên giảng đường để ra trường với tấm bằng mưu sinh cuộc sống. Việc làm đang là chủ đề nóng nhất trong những ngày hè khi phần lớn sinh viên chuẩn bị ra trường, quãng đường từ giảng đường tới công sở, sinh viên và doanh nghiệp cần những gì?
Sinh viên ngày nay đã khác những gì mà nhà tuyển dụng và xã hội nhìn nhận về họ, lâu nay chúng ta tư duy theo lối mòn rằng sinh viên đồng nghĩ với học tốt, bằng giỏi và thiếu kiến thức trầm trọng. Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ của lịch sử và sinh viên là đối tượng tích cực nhất với việc phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian lớn, những người chủ tương lai của đất nước đã và đang làm gì để thu gọn khoảng cách từ ghế giảng đường tới công sở- nơi họ sẽ gắn bó suốt cuộc đời còn lại.

Năng động : Đây là từ cửa miệng của nhiều người khi nói về các hoạt động của sinh viên, một sự thay da đổi thịt của thị trường lao động khi mỗi cá nhân đều có những hoạt động tích cực. Sinh viên ngày nay phần lớn ý thức được về cuộc sống và sự nghiệp trong tương lai, họ đặt ra các mục tiêu phấn đấu và quyết tâm thực hiện nó bằng cách tạo cho mình những công việc thực tế, sinh viên bây giờ dành ít thời gian lên giảng đường, thư viện mà dành thời gian để làm các công việc ngoại khóa, tham gia các hoạt động xã hội. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, họ đã thoát ra khỏi sự nhàm chán mà thay vào đó là những thú vị và tính thực tế. Sinh viên tự tổ chức các nhóm làm việc, các câu lạc bộ nghiên cứu, làm việc để hỗ trợ bổ sung kiến thức cho nhau. Sinh viên có khả năng tổ chức những chương trình lớn một cách bài bản. Từ những công việc nhỏ nhất đến lớn nhất, họ đã bắt đầu học được những kiến thức thực tiễn thứ mà giảng đường và giảng viên ít khi đem đến cho họ. Sinh viên đi làm thêm không phải điều xa lạ nhưng giờ đây sinh viên ít khi quan tâm đến những công việc như tiếp thị, gia sư mà họ bắt đầu len lỏi vào những văn phòng từ ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, họ tìm kiếm các cơ hội làm việc đúng chuyên ngành, sở thích, bắt đầu đi lên từ những nhân viên thực tập dần dần họ trưởng thành để rồi đứng vào đội ngũ của doanh nghiệp ngay từ trước khi ra trường.

Học đúng nhu cầu: Chúng ta hàng ngày vẫn than thở trên các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng đào tạo tại Đại Học, phần lớn chỉ đề cập đến trách nhiệm của người làm thầy và người quản lý mà quên đối tượng chính của đào tạo là học sinh, sinh viên chúng ta đã bao giờ hỏi xem sinh viênmuốn được đào tạo như thế nào? Trước khi chúng ta “kịp” nghĩ ra các giải pháp thì sinh viên đã đi trước nền giáo dục một bước khi tự tạo cho mình các cách học các môn học theo sở thích và nhu cầu. Ngoài giờ học trên giảng đường, nhiều sinh viên thường xuyên lên mạng internet vào các diễn đàn trao đổi học tập, các diễn đàn chuyên ngành để được trao đổi, học tập các kiến thức mà những kiến thức đó ít khi được giới thiệu trên giảng đường. Sinh viên không học tràn lan các môn học như chính khóa mà tập trung vào một số môn họ coi là thế mạnh của mình, họ cố gắng hoàn thiện kiến thức và kỹ năng.Không ít sinh viên kinh tế có bằng quản trị mạng và các sinh viên kỹ thuật có khả năng làm marketing giỏi hơn một sinh viên đào tạo bài bản. Trước khi thay đổi phong cách giáo dục tại Đại học, hãy gạt bỏ những quan niệm cố hữu, những ắp đặt xã hội lên cả một thế hệ, giáo dục là tăng cường khả năng làm việc và sáng tạo, gò bó và khuôn khổ sẽ bóp chết những cây giống và làm nó cằn cỗi ngay từ khi đâm chồi nảy lộc.

Hoài bão, khát vọng: Hàng năm xã hội đào tạo ra khoảng 50.000 cử nhân, kỹ sư trên tất cả các lĩnh vực, họ đang bổ sung vào đội ngũ nhân lực của nền kinh tế bằng những niềm đam mê hoài bão trong cuộc sống. Các doanh nghiệp tư duy rằng sinh viên cần một công việc để sống mà quên mất những ước mơ của sinh viên. Một vị trí làm việc không phù hợp sẽ nhanh chóng thui chột những tài năng, những hoài bão và để rồi họ lần lượt rời bỏ và rời đến các doanh nghiệp khác nơi họ có thể chứng minh khả năng. Sinh viên luôn giàu ý tưởng, hoài bão và muốn biến những ý tưởng trở thành hiện thực, bản thân nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi về ước muốn của lao động trẻ và luôn đi từ bất ngờ tới thán phục sự sáng tạo của sinh viên. Môi trường đào tạo đã bó buộc khả năng sáng tạo và tư duy của sinh viên, nếu doanh nghiệp nhà nước và tư nhân không thể giúp họ phát huy được khả năng, sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên sẽ là các công ty nước ngoài- nơi người lao động được thể hiện mọi khả năng sáng tạo của mình, chúng ta đánh mất nhân tài chỉ vì những lý do đơn giản nhất.

Doanh nghiệp là đối tượng cầu của thị trường lao động, mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược chung để phát triển nguồn nhân lực của mình, những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp phát triển và duy trì một đội ngũ nhân lực trẻ và chất lượng cao. Doanh nghiệp hay phàn nàn về các chi phí đào tạo lại nhân viên trẻ mới vào doanh nghiệp mà chính bản thân họ không thể đề ra giải pháp trong việc này. Chúng ta đặt một bài toán cho doanh nghiệp và sinh viên, họ cùng ngồi để trao đổi một cách nghiêm túc, doanh nghiệp có thể làm được gì để có được nhân lực giỏi, sinh viên cần gì ở doanh nghiệp? Tại sao doanh nghiệp không đào tạo cho sinh viên ngay từ khi họ đang học trên giảng đường, tại sao chúng ta không cho sinh viên cơ hội để làm việc để họ tích lũy thêm kinh nghiệm? Thay vì mất rất nhiều công sức để tuyển dụng những sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp có thể tìm kiếm những nhân lực phù hợp, đào tạo họ cùng với nhà trường để ươm mầm tài năng. Thay vì chuẩn bị những bài test, những câu hỏi trắc nghiệm phức tạp, hãy cho sinh viên cơ hội chứng tỏ mình từ những công việc đơn giản nhất và có thể uấn nắn, đào tạo họ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy tích cực hơn để thu hẹp khoảng cách giữa giảng đường và công sở.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468