RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Về miền di sản cố đô

Advertisement

(LĐO) – Đến Huế, không thể không ngắm sông Hương, một tượng đài lấp lánh về thiên nhiên, du lịch Huế.

Vẻ đẹp sông Hương, núi Ngự

Đến với cố đô Huế, ngoài các lăng tẩm đền đài, còn có vẻ thơ mộng của dòng Sông Hương trong xanh, lững lờ trôi ngang trước Kinh thành Huế. Đây là yếu tố tạo nên vẻ đẹp đậm chất thơ ấy. Sông Hương gắn với núi Ngự Bình tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình đậm chất phương Đông.
Hiếm có dòng sông nào ở Việt Nam lại mang vẻ đẹp trong xanh, đa dạng và đầy chất thơ như sông Hương. Bởi thế, nó đã trở thành con sông đi vào thơ ca nhạc họa nhiều nhất, trong đó có tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Từ núi rừng Trường Sơn, băng qua đại ngàn, Sông Hương lại có vẻ đẹp rất hoang sơ. Khi về đến đồng bằng, sông Hương vắt ngang qua thành phố mềm mại như một dải lụa. Rồi ra đến phá Tam Giang, gắn với sông nước vùng đầm phá, sông Hương lại có vẻ đẹp mênh mông, chầm chậm chảy qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế. Trên dòng Hương Giang, những con thuyền xuôi ngược chở thương lái tấp nập nhộn nhịp giao thương.
Dulichgo

Buổi chiều tàn cũng là lúc lên đèn, Sông Hương mang vẻ đẹp huyền ảo. Cầu Tràng Tiền với sáu màu đèn in hình lên dòng sông Hương thơ mộng làm cho Huế đã đẹp càng thêm quyến rũ. Du khách có thể “ngắm Sông Hương về đêm”. Con sông mà nhà thơ Thu Bồn đã viết: “Con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.

Đêm Huế, du khách còn được mê đắm trong những tình khúc ca Huế trên Sông Hương. Những cô gái Huế tà áo tím với giọng hát ấm áp đã thổi hồn vào những giai điệu Nhã Nhạc cung đình làm say đắm lòng người.

Cơm hến xứ Huế

Một trong những món ăn làm nên sự độc đáo của ẩm thực Huế  đó là cơm hến và bún hến.
Đối với tầng lớp sinh viên như chúng tôi thì cơm hến quả là món ăn tuyệt vời vừa rẻ lại vừa ngon. Tôi còn nhớ năm 2000, tô bún hến chỉ 1.000 đồng, đủ lót dạ cho buổi sáng đến giảng đường.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết rất cảm động về người bán cơm hến: “Bây giờ tôi mới phát hiện ra vị thứ mười lăm (trong gánh cơm hến) là lửa. Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người”. Cái ngặt nghèo của thị trường là thế, nhưng bàn tay tài hoa người phụ nữ Huế đã chịu đựng từ bao đời nay nên họ chiều chuộng khách để kiếm sống và để bảo tồn một món ăn đặc sản của quê hương.
Dulichgo
Đến Huế, dọc hành lang các đường Đội Cung, Trần Quang Khải, Lê Lợi… nơi có các trường đại học là ở đó có rất nhiều gánh cơm hến, bún hến và đông sinh viên. Có lẽ đây là điểm độc đáo của Huế chăng?

Một ngày bước chân trên đường phố Huế, dáng ai gánh bún hến giữa cái nắng oi nồng mùa hạ làm tôi chạnh lòng nhớ về gánh bún hến năm nào và thúc giục tôi tìm lại hương vị món ăn dân dã này.

Trong sự giản dị từ những nguyên liệu bình dân, dễ kiếm trộn lẫn những tinh tế và tỉ mỉ khéo léo của cách chế biến, đã hình thành một món ăn chứa đựng những nét tinh túy của ẩm thực Huế đủ sức chinh phục bất cứ thực khách nào. Cơm hến, bún hến đã trở thành một phần cốt cách con người Huế, tâm hồn Huế, dù họ có đi đâu và sống nơi nào thì khi nhớ tới Huế điều đầu tiên người Huế vẫn nhớ tới cơm hến và bún hến. Vì vậy Tố Hữu, người con của xứ Huế đã viết lên rằng: “Bữa mô mời bạn vô chơi Huế/ Cồn Hến buồm giăng ngược Bến Tuần”.

Ngày tháng sinh viên của tôi trôi qua với biết bao khó khăn nhưng cũng ngập tràn kỷ niệm. Lòng yêu Huế nồng nàn trong tôi vẫn thế, yêu những buổi chiều lang thang trên cầu Tràng Tiền, cơn mưa mù mịt của xứ Huế và cả những thành quách lăng tẩm đền đài. Hòa mình trong dòng người vội vã trên đường phố Huế, có bao giờ bạn tản bộ trên một con phố Huế để lắng động tâm hồn, tìm lại một chút riêng tư của tôi và của bạn. Có lẽ cả bạn và tôi, chúng ta hãy cùng sống chậm lại đôi chút, để ngắm nhìn và cảm nhận, để thêm yêu, thêm tự hào về một vùng đất di sản.
Dulichgo

Ngày nay, quần thể di tích cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với du khách trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới. Du khách đến Huế còn là đến với một địa bàn đa dạng về văn hóa, một địa danh nổi tiếng của di sản văn hóa thế giới với những giá trị về truyền thống hiếu khách. Huế là nơi con người hòa hợp với thiên nhiên và với văn hóa. Huế đang tồn tại và phát triển đúng nghĩa là một di sản thế giới. Có thể nói, người Huế có ý thức và tình cảm rất đặc biệt đối với những di sản của cha ông để lại. Họ bảo vệ di sản như bảo vệ chính cuộc sống của mình.
Dulichgo
Có được danh hiệu trên, ngoài sự nỗ lực của người dân Huế còn phải kể đến sự hợp tác, giúp đỡ của các chính phủ và tổ chức quốc tế đặc biệt là UNESCO, Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam – Hội Di sản Văn hóa Việt Nam không chỉ giúp Huế có cơ sở về tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ… mà quan trọng hơn đó còn là tình cảm đặc biệt của bạn bè quốc tế dành tặng cho Huế, từ đó tạo thành những cầu nối giúp Huế quảng bá hình ảnh của mình hiệu quả hơn đến với thế giới.

Theo Lê Thị Thu Thanh (Lao Động)
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468