RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Xử lý nợ khó đòi như thế nào?

Advertisement

Cách xử lý nợ khó đòi như thế nào?


Xử lý nợ khó đòi  như thế nào từ trước đến nay vẫn luôn là bài toán khó đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiêp. Dù muốn hay không doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi tình trạng “ trả chậm” trong thanh toán và đôi khi nhứng khoản “trả chậm” này bị chuyển đổi thành nợ xấu, nợ khó đòi gây nên áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Người bán luôn muốn thu hồi tiền nhanh, còn người mua muốn trì hoãn việc thanh toán để tận dụng đồng vốn. Nếu là chủ nợ của nhiều doanh nghiệp, bạn phải cố thu tiền về nhưng không được làm bất kỳ ai mất lòng, nếu không họ sẽ không hợp tác với bạn nữa. Vậy làm thế nào để quản lý tốt các khoản nợ và lên kế hoạch đòi nợ, xử lý nợ khó đòi?
Xử lý nợ khó đòi như thế nào?
Xử lý nợ khó đòi như thế nào?

1, Nợ khó đòi là gì?

Trước tiên chúng ta tìm hiểu nợ khó đòi là gì?

Nợ khó đòi là khoản công nợ có tuổi nợ cao nhưng chưa có khả năng thu hồi, hoặc hồ sơ công nợ còn tranh chấp

2, Nguyên nhân dẫn đến tồn tại các khoản nợ khó đòi.

Xử lý nợ khó đòi như thế nào?
Nguyên nhân của nợ khó đòi?

Việc tìm hiểu nguyên nhân đẫn đến các khoản nợ khó đòi giúp cho nhà quản trị và bộ phận làm công tác thu hồi nợ nhìn nhận đúng đắn về bản chất các khoản nợ để có kế hoạch thu nợ hiệu quả nhất. Nợ khó đòi trong doanh nghiệp do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
  • Nguyên nhân chủ quan: Con nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi:

Việc chiếm dụng vốn của con nợ được biểu hiện dưới các dạng sau:
+  Chây ỳ, có ý đồ muốn xù nợ vì họ đưa ra nhiều lý do
+  Hoặc có nợ nhưng chỉ trả ít “ nhỏ giọt” , cố tình kéo dài thời hạn thanh toán;
+  Thường xuyên tìm cách lẩn tránh
+  Không ký nhận vào bất kỳ giấy tờ, tài liệu, biên bản xác nhận công nợ nào khác (không có công văn phúc đáp)
  • Nguyên nhân khách quan: Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp:

Hồ sơ công nợ còn tranh chấp là dạng hồ sơ thiếu căn về pháp lý do bị thất lạc chứng từ tài liệu giao dịch hoặc sự bát đổng, mâu thuẫn của hai bên dẫn đén chưa thể thỏa thuận được càc tài liệu như: Biên bản xác nhận khối lượng thực tế phát sinh, chủ đầu tư chưa nghiệm thu phê duyệt, quyết toán về đơn giá, chất lượng công trình (đối với XDCB) …lượng hàng hóa giao nhận thực tế, phần giảm trừ chiết khấu, chất lượng hàng hóa …(đối với KDTM)…
Nguyên nhân này có thể xảy ra tình trạng:
– Con nợ rất có thiện chí thanh toán nhưng do hồ sơ công nợ (là các chứng từ tài liệu giaodịch) chưa rõ ràng hoặc đã bị thất lạc nên không có căn cứ chắc chắn tạo sự yên tâm để bên phía khách nợ tthực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Nếu doanh nghiệp có nghiệp vụ thì khôi phục các chứng từ, tài liệu bị tất lạc không có gì là khó.
– Con nợ có ý định xù nợ nên vịn vào cớ hồ sơ công nợ không đầy đủ để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trong trường hợp này nếu để kéo dài con nợ sẽ có những động thái nhằm “tạo ra” nhiều những tài liệu, chững cứ gây bất lợi cho chủ nợ và có thể dẫn đến mất nợ.
  •  Do con nợ không còn khả năng thanh toán:

Con nợ rơi vào tình trạng này cũng là phổ biến vì nguyên nhân: Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ không hiệu quả do khách nợ cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn…nên trong trong trường hợp này tuy chưa thể thực hiện việc thu hồi nợ ngay, nhưng nếu có biện pháp, nghiệp vụ thu nợ thích hợp sẽ giúp chủ nợ thu hồi được ngay khi con nợ có khả năng thanh toán trở lại. Nếu chủ nợ không có biện pháp hợp lý, thì chủ nợ không thể kiểm soát được khả năng tài chính thực của con nợ, không biết khi nào con nợ thanh toán được. Do vậy, nếu con nợ tự giác, chủ động trả nợ thì không sao còn nếu không thì khảo nợ có nguy cơ bị thất thoát.

3,  Nợ khó đòi có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp?

Trong doanh nghiệp, các khoản nợ phải thu được hoạch toán trong các khoản chi phí. Nó cũng là căn cứ để tính toán các chỉ số phân tích tài chính của doanh nghiệp. Các khoản nợ phản ánh trực tiếp và gián tiếp hiệu quả hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Việc tồn tại các khoản phải thu này là điều tất yếu khách quan không thể tránh khỏi, với một tỷ lệ hợp lý, các khoản phải thu không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhưng con số này cao trên mức trung bình thì nhà lãnh đạo phải xem xét và phân tích, tìm hiểu nguồn gốc và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để không bị liệt vào nợ xấu
Một doanh nghiệp tồn tại một số lượng nợ khó đòi quá nhiều đương nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các khoản nợ khó đòi này nếu tồn tại lâu ngày sẽ có thể chuyển đổi thành nợ xấu nêu không có biện pháp xử lý, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp có thể khồn bao giờ thu hồi được những khoản nợ này, trong những trường hợp khoản nợ khó đòi này khá lơn sẽ đe dọa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

4, Xử lý nợ khó đòi như thế nào?

Xử lý nợ khó đòi như thế nào?
Xử lý nợ khó đòi như thế nào?

Bài toán xử lý nợ khó đòi trước nay vẫn luôn là câu hỏi vô cùng nan giải. Đòi nợ là cả nghệ thuật, nhưng đã là nghệ thuật thì đương nhiên không thể áp dung cứng nhắc trong mọi trường hợp. Đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng trong các trường hợp

1. Soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm.

2. Thể hiện ngày cụ thể trong hoá đơn của bạn. Bạn hãy ghi trong hợp đồng ngày cụ thể mà bên đối tác phải hoàn trả tiền cho bạn. Ví dụ thay vì bạn ghi “chi trả trong vòng 30 ngày” thì bạn nên thay vào đó là ghi  “hạn chót vào ngày 30/11/2019”.

3. Thiết lập một quy trình thu hồi nợ cho công ty của bạn: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc gửi thư nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ chứ không chỉ đơn thuần coi đó là một việc kiêm nhiệm.

4. Khi một khách hàng dùng dằng quá lâu, hãy quên việc gửi email hay thư từ nhắc nhở đi vì chúng có thể sẽ bị ném đi hoặc xoá mất. Thay vào đó hãy nhấc điện thoại lên và hẹn gặp trực tiếp để trao đổi.

5. Trước khi gọi cho khách hàng trễ hạn, bạn hãy xem lại toàn bộ lịch sử giao dịch với khách hàng này. Để các thông tin này kế bên để tham khảo ngay khi bạn đang trao đổi.

7. Phải chắc chắn bạn đang nói chuyện với người có khả năng quyết định chi trả. Nếu bạn không thể gặp trực tiếp người đó, hãy trình bày thật ngắn gọn mục đích của cuộc gọi và hạn chót thanh toán. Hãy yêu cầu người thư ký ghi chú lại thông tin cuộc gọi của bạn và xác nhận lại thông tin.

8. Luôn giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Đây là một giao dịch kinh doanh, bạn giao hàng và khách hàng nợ bạn tiền. Đừng la hét hay đe doạ.

9. Đòi hỏi cam kết chính xác. Đừng để khách hàng kết thúc cuộc trao đổi bằng cách thoái thác “Tôi sẽ gửi trong vài ngày tới”. Bạn phải yêu cầu con số chính xác vào một thời gian chính xác. Sau đó lập lại các cam kết để xác nhận, tránh mọi nguy cơ hiểu lầm và sau cuộc gọi gửi một email xác nhận nội dung.

10. Luôn luôn lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như email, thư, cuộc gọi,… Bạn có thể cần những thứ này cho việc tranh chấp sau này.

11. Phải luôn luôn theo dõi khi khách hàng từ chối tôn trọng cam kết chi trả: Hãy yêu cầu rõ ràng là bạn muốn được thông báo nếu khách hàng không thể chi trả đúng thời hạn và xác định rõ ràng ngày bạn có thể nhận được thanh toán.

12. Nếu đã quá hạn thanh toán 90 ngày và tài khoản này bị trượt giá với tỷ lệ 15%/tháng thì bạn nên yêu cầu một tổ chức chuyên thu nợ đứng ra làm việc với khách hàng này hoặc thực hiện  một số chính sách hỗ trợ họ để họ có thể trả nợ.

Trên đây là một số những mẹo giúp doanh nghiệp thu hồi nợ. Ngoài ra, đối với mỗi cá nhân đều có những phương pháp sáng tạo riêng trong tình huống như vậy, bạn có thể kết hợp nhiều cách khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất.
                                                          Chúc bạn thành công!

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468