RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

3 cách tìm kiếm insight khách hàng

Advertisement

Mọi hoạt động marketing cho doanh nghiệp của mọi tổ chức muốn thành công đều phải xuất phát từ một insight chất lượng tốt. Thế nhưng, làm thế nào để chắt lọc những thông tin về người tiêu dùng để có được một insight logic và hiệu quả?

Cùng  tìm hiểu ngay 3 mô hình khám phá insight sau đây nhé.

Mô hình Truth – Tension – Motivation

Mỗi người tiêu dùng đều có những bí mật tâm lý ẩn sâu mà đôi khi chính họ cũng không thể nhận ra. Một insight tốt là insight nói ra được những sự thật không thể chối cãi (truth), những động lực mạnh mẽ (motivation) hay những mâu thuẫn (tension) chưa có lời đáp trong lòng người tiêu dùng.

Insight không cần phải bao gồm đầy đủ động lực và mâu thuẫn mà thường chỉ cần một trong hai. Điều quan trọng là động lực hay mâu thuẫn này chứa đựng những vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ về insight theo mô hình Truth – Tension – Motivation:


Insight của Dove “Tôi biết vẻ đẹp rất quan trọng. Tôi biết việc trở nên xinh đẹp là một lợi thế của nữ giới, là passport mở ra nhiều cơ hội mới. Nhưng tôi không tự tin vào vẻ ngoài của mình lắm. Tôi thường hay thấy e ngại và cảm thấy có vấn đề gì đó với sắc đẹp của mình”.

Trong ví dụ này có thể thấy:


– Truth: Vẻ ngoài là một lợi thế của người phụ nữ

– Tension chính là cảm giác tự ti, e ngại của người phụ nữ về vẻ ngoài của mình.

– Motivation: Khao khát được cảm thấy thoải mái, tự tin về vẻ ngoài của mình

Một ví dụ khác đến từ nhãn hàng Omo: “Mẹ biết lấm bẩn là cách để con khám phá và tiếp thu những bài học quý giá trong cuộc sống, thế nhưng mẹ cũng rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu”

– Truth: Trẻ em luôn hiếu động và hết mình với các trò chơi mặc cho quần áo lấm bẩn. Chơi trò chơi là cách để trẻ học hỏi những kĩ năng cần thiết.

– Tension: Mẹ rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu

– Motivation: Mẹ luôn muốn con khôn lớn và học hỏi được nhiều điều

Mô hình 3C

Theo mô hình 3C, insight được tạo ra từ sự giao thoa giữa Consumer Truth, Company/Brand Truth và Category Truth. Trong đó:

– Consumer Truth: Những suy nghĩ, cảm nhận, mơ ước, trăn trở hay động lực của người tiêu dùng mà thương hiệu có thể giải quyết tốt hơn đối thủ

– Company/Brand truth: Một thế mạnh, tính năng vượt trội của sản phẩm/dịch vụ khi giải quyết một vấn đề nào đó của người tiêu dùng

– Category Truth: Bản chất của ngành hàng, những đặc điểm của ngành hàng mà mà người tiêu dùng coi là thế mạnh hoặc rào cản.

Ví dụ: Insight người tiêu dùng của Starbucks


– Category Truth: “Having a coffee gives a moment of tension relief (cà phê giúp giải tỏa căng thẳng)


– Brand Truth: A Place to enjoy good coffee (Không gian hoàn hảo để thưởng thức cà phê)

– Consumer Truth: I struggle to balance private and professional demands (Tôi gặp trở ngại trong việc cân bằng công việc và nhu cầu cá nhân).

=> Insight: In this busy world, it is great to have a “refuge”. I need a “third place” where I feel as relaxed and comfortable, far away from busy home and tiring work place. (Giữa bộn bề cuộc sống, tôi cần một nơi chốn thứ 3. Đó là nơi cho tôi cảm giác thư giãn và thoải mái, tách biệt khỏi lo toan công việc, gia đình.)

Mô hình 3D

Tìm kiếm insight theo mô hình 3D bao gồm 3 giai đoạn: 


– Direction (What is the customer doing?): Xác định hiện tượng mà bạn tìm insight, sau đó xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp (VD: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát, etc…) 

– Discovery (Why are they doing it?): Đặt câu hỏi đào sâu tại sao cho tới khi bạn tìm được một vài insight có vẻ khả thi

– Double Check (Do they wow): Insight này có mới mẻ, sâu sắc hay không? Có đúng với đối tượng mục tiêu không? Có đủ rõ ràng hay không (chỉ tập trung vào một động lực/rào cản duy nhất?)

Ví dụ: Cuộc phỏng vấn sâu tìm insight của bà mẹ cho con sử dụng sữa chua uống


– Hỏi: Vì sao chị lại cho con sử dụng sữa chua uống?

– Trả lời: Vì tôi nghe nói sữa chua uống có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa

– Hỏi: Các loại sữa chua thông thường cũng có lợi khuẩn, vì sao chị lại chọn sữa chua uống?

– Trả lời: Vì sữa chua uống rất tiện lợi, dễ mang theo, chỉ cần mở ra và uống. Sữa chua thông thường còn cần thêm thìa và mất thời gian xúc ăn. 

– Hỏi: Vì sao sự tiện lợi của sữa chua uống lại quan trọng với chị?

– Trả lời: Vì tôi muốn giữ gìn sức khỏe cho con nhưng lại quá bận rộn, còn con tôi thì còn quá nhỏ nên rất hiếu động, ít khi chịu ngồi một chỗ đến khi xúc hết một hộp sữa chua. Vì thế sữa chua uống là giải pháp phù hợp nhất với tôi

Thông qua cuộc phỏng vấn này, có thể thấy insight của người mẹ đó là luôn quan tâm và mong muốn sử dụng các sản phẩm sữa chua có lợi cho sức khỏe của con, thế nhưng vì bận rộn và để “đối phó” với tính tình hiếu động của trẻ, các bà mẹ thường lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm thời gian nhất.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468