RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

35 PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU AI CŨNG CẦN HỌC

Advertisement

?‍? 35 PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU AI CŨNG CẦN HỌC

1. Đừng bao giờ tùy tiện chụp mũ cho những người có ý kiến bất đồng với bạn.

2. Cho dù có ác ý hay không cũng đừng bao giờ nhại lại những người nói giọng địa phương.
3. Đến trước giờ hẹn, nếu ai đó hỏi, luôn trả lời rằng “Tôi cũng vừa đến thôi”.
4.Bất luận là xin lỗi hay cảm ơn, đều phải nói đúng lúc (vừa đủ để đối phương nghe thấy).
5. Khi nhận điện thoại, cố hết sức thấp giọng nói, đừng hét lên.
6. Không rung chân, dù đứng hay ngồi cũng không rung chân.
7. Khi người khác phủ định bản thân cũng không thẹn quá hóa giận, nói lời khó nghe.
8. Tuân thủ phép lịch sự trên bàn ăn, khi chọn món cần để ý đến khẩu vị của mọi người, chủ động rót đồ uống, thêm canh cho người bên cạnh, chủ động ngồi vào vị trí thêm đồ ăn, khi ăn chú ý không gây ra tiếng động.
9. Khi có người giúp, rót nước hoặc đưa đồ cho mình, đừng chỉ nhìn không, hay dùng tay đỡ, thể hiện phép lịch sự.
10. Những thứ đã cho vào miệng, đừng nhổ ra bàn, nếu cần nhằn xương, dùng khăn giấy, nhằn vào tay, gói lại rồi đặt xuống dưới khay.
11. Đừng nói chuyện với thái độ dạy bảo người khác, cẩn thận khi dùng những câu như “Hiểu chưa?” “Biết chưa?”, và những câu cầu khiến.
12. Khi nghe người khác nói cần phải tập trung, đừng vội giải thích quan điểm của mình, trước tiên phải làm rõ ý kiến và quan điểm của người khác.
13. Có thể không thích một ai đó, nhưng không có nghĩa là có thể không tôn trọng họ.
14. Khi người phía trước giữ cổng giúp bạn, thì chạy tới, khi mình đã tới cổng, đưa tay ra giữ, và nói cảm ơn.
15. Khi đi qua một con đường chật hẹp, đừng chen chúc, mà hãy xếp hàng đi theo thứ tự.
16. Trời mưa, đi vào phòng, cửa tiệm hoặc những nơi công cộng khác, hãy cụp ô lại rồi bỏ vào túi.
17. Đừng tùy ý nhìn vào màn hình máy tính của người khác, mà hỏi, “đang làm gì thế”?
18. Gặp người lớn chào hỏi, nếu bạn đang ngồi, thì hãy đứng lên nhé.
19. Ở những tiệm ăn nhanh, khi ăn xong hãy để gọn những đồ thừa trên bàn.
20. Ba người cùng đi với nhau, hai người nói chuyện rôm rả, hoàn toàn không để ý đến người thứ ba, như vậy là bất lịch sự.
21. Trên xe buýt, nếu bạn không xuống xe thì hãy đứng gọn sang bên cửa, đừng đứng chắn trước cửa xe.
23. Khi ăn cơm ở nhà người khác, đừng bỏ dở cơm ở bát hoặc sót lại nhiều hạt cơm.
24.Khi ở nhà tiếp khách cũng nên ăn mặc gọn gàng.
25. Đừng ở trước mặt người khác chơi điện thoại, khi chuông điện thoại kêu cũng nên nói, “xin lỗi.”
26. Khi nhờ ai đó giúp đỡ, đừng hỏi người ta có thời gian không mà không nói rõ chuyện gì.
27. Đối với đồ vật của người khác, hay đồ công cộng, sau khi dùng xong hãy cố hết sức để nó về trạng thái ban đầu, tiện cho người sau sử dụng.
28. Đừng lấy điểm yếu của người khác làm trò cười, hoặc gần chạm đến cũng không thích hợp, ví như xung quanh có người béo, mà bạn lại nói cách giảm cân của mình, như vậy không được lịch sự cho lắm. (Đối với quan hệ xã giao bình thường).
29. Tránh đến muộn, nếu có lỡ hẹn với ai đó ít nhất hãy nói trước một ngày.
30. Khi ho, hay chảy nước mũi, quay mặt ra chỗ khác.
31. Giữ quan hệ tương đối với bạn bè, đừng đợi đến khi cần người ta giúp mới nhớ đến.
32. Khi vào không gian riêng của người khác phải có sự đồng ý của họ.
33. Khi người khác đưa cho bạn xem một thứ gì đó, dù là điện thoại, sách báo, hay văn kiện, người ta không để bạn tiếp tục lật xem thì đừng lật.
34. Cầm những vật sắc nhọn, để đầu nhọn chĩa về hướng mình, đưa đồ cho người khác hãy dùng hai tay.
35. Đừng bao giờ chỉ tay vào mặt người khác khi nói chuyện hay tranh luận.
Đó chỉ là một số ít những lưu ý thôi, những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy, thường rất hay gặp trong cuộc sống, chỉ cần bạn lưu tâm một chút, sẽ khiến việc giao tiếp trở nên dễ chịu hơn nhiều.

st
—————–
?DienDan.Edu.Vn cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn. https://diendan.edu.vn/

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468