RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

35 THỨ BẠN CẦN HỌC CÁCH TỪ BỎ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG (PHẦN 2)

Advertisement
Mọi thứ đều có giá của nó, và thành công cũng vậy. Để đạt được thành công, chúng ta phải học cách từ bỏ nhiều thứ. Bạn thì sao, bạn có sẵn sàng chấp nhận cái “giá” của thành công không?  Con đường dẫn đến thành công có lẽ là rất dài nữa, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách từ bỏ 35 điều sau.
Xem phần 1 : Tại đây

18. KHÔNG NHẬN RA RẰNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CHÍNH LÀ TRÍ THÔNG MINH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

Chúng ta đang sống trong một thời đại có nhiều cám dỗ, phân tâm nhất của lịch sử nhân loại. Internet là một con dao hai lưỡi. Giống như tiền bạc, Internet cũng mang tính trung lập – và nó có thể được sử dụng cho cả mục đích tốt lẫn xấu, phụ thuộc vào người sử dụng nó.
Đáng buồn thay, hầu hết chúng ta không có trách nhiệm đối với internet. Chúng ta lãng phí hàng giờ đồng hồ mỗi ngày nhìn chằm chằm một cách vẩn vơ vào màn hình. Những người thuộc thế hệ xưa đặc biệt dễ bị cám dỗ bởi internet, nhưng ngày nay, tất cả mọi người đều có khả năng bị ảnh hưởng.
Các khoảng chú ý của chúng ta bị thu nhỏ lại gần như bằng không. Tinh thần của chúng ta bị suy giảm. Chúng ta đã hình thành và nuôi dưỡng một số thói quen thực sự xấu, đòi hỏi cần phải có những can thiệp khắc nghiệt để thay đổi.
Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy Internet – với sự phiền nhiễu và gián đoạn liên tục của nó – đang biến chúng ta thành những con người có tư duy hời hợt. Một trong những thách thức lớn nhất gây ra bởi sự mất tập trung liên tục là nó dẫn đến những suy nghĩ nông cạn, và tư duy nông cạn thì sẽ dẫn đến cuộc sống nông cạn. Nhà triết học La Mã Seneca đã nhận thức được điều này từ 2.000 năm trước: ” Khi bạn ở khắp mọi nơi nghĩa là bạn không ở đâu cả.”
Trong cuốn sách của mình – “Làm việc tập trung: Những quy tắc tập trung để thành công trong một thế giới xao lãng” (Deep Work: Rules for Focused Success in a Distracted World), tác giả Cal Newport đã phân biệt thế nào là “làm việc sâu sắc” và “làm việc hời hợt”. “Làm việc sâu” là khi bạn sử dụng những kỹ năng của mình để tạo ra một cái gì đó có giá trị. Nó đòi hỏi suy nghĩ, năng lượng, thời gian và sự tập trung. “Làm việc hời hợt” là khi bạn làm tất cả các công việc hành chính và hậu cần: email, họp hành, gọi điện thoại, báo cáo chi tiêu, vv. Hầu hết mọi người không hướng tới mục tiêu của họ vì họ ưu tiên cho những công việc hời hợt.
“Khả năng thực hiện những công việc sâu đang ngày càng trở nên hiếm hoi đồng thời cũng ngày càng trở nên có giá trị trong nền kinh tế của chúng ta. Kết quả là, số ít người phát triển được kỹ năng này, biến nó thành điểm cốt lõi trong cuộc sống làm việc của họ, sẽ thành công”- Cal Newport

19. THEO ĐUỔI CÁC MỤC TIÊU “HỢP LÝ”

“Bạn cần phải nhắm đến những gì bạn có khả năng. Bạn cần phải coi thường chính khả năng và giới hạn của mình. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể làm việc cho công ty tốt nhất trong lĩnh vực của mình, hãy biến nó thành mục tiêu của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể lên trang bìa tạp chí Time, hãy biến nó thành công việc của bạn. Hãy biến viễn cảnh của bạn về tương lai trở thành hiện thực. Không có gì là không thể. “- Paul Arden
Mục tiêu và ước mơ của chúng ta là hoàn toàn hợp lý, không có gì là vô lý cả. Chúng không cần nhiều trí tưởng tượng. Chúng chắc chắn cũng không đòi hỏi quá nhiều đức tin, may mắn, ma thuật, hay phép lạ.
Cá nhân tôi tin rằng thật đáng buồn khi nhìn thấy con người đang dần trở nên hoài nghi và cổ hủ. Tôi thấy rất vui khi có niềm tin vào những điều thuộc tinh thần. Nó mang đến bối cảnh cho cuộc sống và ý nghĩa cho sự phát triển cá nhân. Có đức tin cho phép tôi theo đuổi những điều mà nhiều người khác coi là vô lý, như đi bộ trên mặt nước và vượt qua cái chết. Quả thật, với Đức Chúa Trời mọi sự đều có thể. Không có gì là đáng sợ.

20. TÌM KIẾM LỜI KHEN NGỢI THAY VÌ PHÊ BÌNH

Nó đã trở thành một nét văn hoá, sợ hãi lời phê bình khiến chúng ta dần trở nên mong manh, yếu đuối đến mức chúng ta phải đắp lên một lời phản hồi trung thực những 20 lời khen ngợi giả tạo. Và khi chúng ta nhận được phản hồi, chúng ta lại cố hết sức để bác bỏ nó. Các nhà tâm lý học gọi sự thiên kiến xác nhận này là khuynh hướng tìm kiếm, giải thích, thiên vị và thu hồi những thông tin ủng hộ niềm tin của chúng ta, trong khi không suy nghĩ gì về những khả năng thay thế.
Thật dễ dàng để được khen ngợi bởi gia đình và bạn bè – những người sẽ nói cho bạn chính xác những gì bạn muốn nghe. Nhưng thay vì tìm kiếm lời khen ngợi, công việc của bạn sẽ cải thiện nhiều hơn nếu bạn tìm kiếm những lời chỉ trích.
Làm thế nào để điều này được cải thiện?
Bạn sẽ biết công việc của mình có giá trị khi có người quan tâm đủ để đưa ra lời phê bình dù không được yêu cầu. Nếu có điều gì đáng chú ý, sẽ có những kẻ ghen ghét. Như Robin Sharma, tác giả của cuốn “Tìm về sưcs mạnh vô biên” (The Monk Who sold his Ferrari” đã nói, “những kẻ ghen ghét sẽ xác nhận sự vĩ đại.” Khi bạn thực sự bắt đầu phát triển, những kẻ ghen ghét sẽ bị bạn đe doạ. Thay vì làm những gì họ có thể làm, bạn hãy làm những gì họ không thể.

21. NHẬN NHIỀU HƠN CHO

Từ góc nhìn của sự thiếu thốn, giúp người khác sẽ tổn hại bạn vì bạn không còn có lợi thế. Quan điểm này nhìn thế giới như một chiếc bánh khổng lồ. Mỗi miếng bánh mà bạn có là bánh tôi không có. Vì vậy, để bạn giành chiến thắng, tôi phải mất.
Từ góc nhìn của sự dư dật, thế giới này không chỉ có một chiếc bánh mà nó có một số lượng bánh quy vô hạn. Nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn làm nhiều hơn. Vì vậy, giúp đỡ người khác thực sự giúp bạn bởi vì nó khiến hệ thống toàn diện này được tốt hơn. Nó cũng xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng cùng sự tự tin.
Tôi có một người bạn đang chế tạo ra một số công cụ cải tiến thực sự cho công ty đầu tư bất động sản anh ấy làm việc cho. Anh ta đang sử dụng các chiến lược mà không ai khác dùng. Và anh ta đang làm rất tốt. Bạn tôi nói rằng anh ấy đang nghĩ về việc giữ chiến lược đấy bí mật. Bởi nếu người khác biết, họ sẽ sử dụng chúng và điều đó có nghĩa là anh ta không còn đi đầu nữa.
Nhưng rồi bạn tôi lại làm ngược lại. Anh chia sẻ với mọi người trong công ty về những gì anh đã làm. Anh ta thậm chí đã phải bỏ đi hàng tấn lợi thế! Điều này chưa bao giờ được thấy trước đây trong công ty.
Nhưng bạn tôi biết rằng một khi chiến lược này không còn hiệu quả, anh ta vẫn có thể đưa ra một kế hoạch khác. Và đó là câu chuyện của lãnh đạo và đổi mới. Và mọi người đã tin tưởng anh ta. Trên thực tế, họ đã dựa vào anh để phát triển lên các chiến lược tốt nhất.
Bạn tôi là người đã nướng thêm bánh – cho chính mình và nhiều người khác. Và vâng, anh ấy cũng là người sale tốt nhất và có thu nhập cao nhất trong công ty của mình. Đó là bởi vì anh ấy cho đi nhiều nhất và không giấu đi ý tưởng, tài nguyên hoặc thông tin của mình.

22. TẠO RA NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ MÌNH “NÊN” TẠO RA

Nhiều doanh nhân thiết kế ra các sản phẩm với mục đích để “gãi đúng cho ngứa của chính họ” Trên thực tế, đó là cách chúng ta nên giải quyết vấn đề. Bạn gặp khó khăn và tạo ra một giải pháp.
Các nhạc sĩ và nghệ sĩ cũng tiếp cận tác phẩm của họ theo cách tương tự. Họ tạo ra âm nhạc họ muốn nghe, vẽ tranh mà họ muốn xem, và viết những cuốn sách họ muốn. Đó cũng là cách cá nhân tôi tiếp cận công việc của mình. Tôi tự viết những bài báo mà mình muốn đọc.
Công việc của bạn trước nhất và quan trọng nhất là với chính bạn. Nếu bạn không thích sản phẩm hay công việc, làm sao bạn có thể mong đợi người khác ủng hộ?

23. CHỜ ĐỢI CƠ HỘI KẾ TIẾP

Những khách hàng hoàn hảo, cơ hội hoàn hảo và hoàn cảnh hoàn hảo gần như không bao giờ xảy đến. Thay vì mong muốn mọi thứ khác đi, tại sao không tu luyện những gì ngay trước mắt bạn?
Thay vì chờ đợi cơ hội tiếp theo, hãy coi thứ đang có trong tay bạn là cơ hội tốt nhất. Nói cách khác, nếu bạn cố gắng, bạn sẽ được đền đáp.
Tôi thấy có rắt nhiều người không kết hôn vì họ tin rằng các mối quan hệ tốt hơn vẫn ở ngoài kia. Và trong hầu hết các trường hợp, những người này bắt đầu mối quan hệ mới và kết thúc chúng theo cùng cách mà mối quan hệ trước đó đã kết thúc. Vấn đề không phải là hoàn cảnh của bạn. Vấn đề là bạn. Bạn sẽ không thể bỗng dưng tìm thấy người bạn tri kỷ của mình, bạn tạo ra họ bằng những cố gắng.
Như Jim Rohn đã nói, “Không ước cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, hãy ước bản thân tốt hơn. Đừng ước cuộc sống có ít vấn đề hơn, hãy ước bản thân có nhiều kỹ năng hơn. Không ước cuộc sống có ít thách thức hơn, hãy ước bản thân mình khôn ngoan hơn. “

24. CHỜ ĐỢI ĐỂ BẮT ĐẦU

Nếu bạn không cố gắng sắp xếp thời gian mỗi ngày để tiến bộ và cải thiện – thì chắc chắn, thời gian của bạn sẽ mất đi trong khoảng trống của cuộc sống ngày càng vội vã của chúng ta. Trước khi bạn biết điều đó, bạn sẽ già đi và khô héo – tự vấn bản thân rằng tất cả thời gian đó đã đi đâu cả rồi.
Như Meredith Willson đã nói – “Bạn nói câu để ngày mai nhiều quá rồi, nếu tiếp tục bạn sẽ thấy bạn không có gì ngoài rất nhiều những ngày hôm qua trống rỗng.”
Tôi đã đợi một vài năm – 1 khoảng thời gian rất dài để bắt đầu viết 1 cách tích cực. Tôi đã chờ đợi đến đúng thời điểm khi tôi có đủ thời gian, tiền bạc, và bất cứ thứ gì tôi nghĩ là tôi cần. Tôi đã đợi cho đến khi nào tôi đủ điều kiện hoặc đã được phép làm những gì tôi muốn làm.
Nhưng bạn không bao giờ được chứng nhận trước. Cuộc sống không cấp cho bạn bằng để “Sống những ước mơ của bạn.” Bạn đạt tiêu chuẩn bằng cách bắt đầu làm việc. Bạn được phép bằng cách quyết định.
Cuộc sống ngắn ngủi.
Đừng đợi đến ngày mai bạn có thể làm gì hôm nay. Bản thân tương lai của bạn sẽ cảm ơn bạn hoặc bảo vệ bạn một cách xấu hổ.

25. QUYẾT ĐỊNH QUÁ VỘI VÀNG

Ở tuổi 22, Tony Hsieh (CEO của trang thương mại điện tử toàn cầu Zappos.com), vừa tốt nghiệp từ đại học Harvard. Khi Tony 23 tuổi, sáu tháng sau khi khởi nghiệp với website quảng cáo Linkexchange, anh đã được đề nghị một triệu đô la cho công ty. Điều này thật tuyệt vời đối với Tony bởi vì chưa đầy một năm trước, ông còn phải nhận một công việc tại Oracle với mức lương 40 nghìn đô/năm.
Sau nhiều suy nghĩ và thảo luận với đối tác, ông đã từ chối đề nghị và tin rằng mình có thể tiếp tục xây dựng Linkexchange thành một cái gì đó lớn hơn. Ông đam mê xây dựng và sáng tạo. Một chuyên gia thực sự được trả nhiều tiền, nhưng không làm việc chỉ vì tiền. Một chuyên gia thực sự làm việc vì đam mê.
Năm tháng sau, Hsieh đã được chào bán 20 triệu đô la từ Jerry Yang, người đồng sáng lập của Yahoo !. Điều này thực sự làm Tony choáng ngợp. Suy nghĩ đầu tiên của ông là: “Tôi vui vì tôi đã không bán nó 5 tháng trước!” Tuy nhiên, ông cố giữ bình tĩnh và muốn có một vài ngày để xem xét đề xuất. Ông sẽ đưa ra quyết định theo các điều khoản của mình.
Ông nghĩ về tất cả những điều ông có thể làm được nếu ông sở hữu tất cả số tiền đó, Hsieh sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của ông nữa. Sau khi suy ngẫm, ông chỉ có thể đưa ra một danh sách nhỏ những điều ông muốn:
Một căn hộ
●     TV và rạp chiếu trong nhà
●     Khả năng đi nghỉ một chuyến nghỉ cuối tuần nhỏ bất cứ khi nào ông muốn
●     Một chiếc máy tính mới
●     Bắt đầu một công ty khác vì ông ấy thích ý tưởng xây dựng và phát triển thứ gì đó.
Vậy thôi.
Niềm đam mê và động lực của ông không bắt nguồn từ những thứ vật chất. Ông kết luận rằng ông đã có thể mua TV, một máy tính mới, và có thể đã đi nghỉ một chuyến nghỉ mát cuối tuần mini bất cứ khi nào ông muốn. Ông ấy chỉ mới 23 tuổi, vì vậy ông quyết định rằng việc sở hữu một căn hộ có thể chờ được. Tại sao ông lại bán Linkexchange chỉ để xây dựng và phát triển một công ty khác?
Một năm sau khi Tony từ chối 20 triệu đô la, Linkexchange phát triển chóng mặt. Công ty có hơn 100 nhân viên. Doanh thu cũng tăng vọt. Tuy nhiên, Hsieh không còn thích ở đó. Văn hoá và chính trị của công ty đã thay đổi một cách tinh tế trong quá trình tăng trưởng nhanh. Linkexchange đã không còn là Linkexchange do Hsieh và nhóm bạn thân của ông xây dựng và yêu thích nữa. Họ đã thuê nhân sự một cách vội vàng, những người đó không có cùng một tầm nhìn và động cơ với họ. Nhiều nhân viên mới không quan tâm đến Linkexchange, hoặc việc xây dựng một thứ họ thích. Thay vào đó, họ chỉ muốn làm giàu nhanh chóng – hoàn toàn chỉ quan tâm đến bản thân.
Vì vậy, ông quyết định bán công ty theo các điều khoản của mình. Microsoft đã mua Linkexchange vào năm 1998 với giá 265 triệu đô la khi Hsieh chỉ mới 25 tuổi.
Một khái niệm tương tự cũng xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn khoảng một năm trước đây với Jeff Goins, tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Nghệt thuật làm việc” (The Art of Work). Khi được hỏi lời khuyên về việc xuất bản một cuốn sách, ông nói, “Chờ đã. Đừng quyết định quá vội vàng về điều này. Tôi đã từng sai lầm như thế. Nếu bạn chờ đợi một hoặc hai năm, bạn sẽ có được một tiến bộ lớn gấp 10 lần, điều này sẽ thay đổi quỹ đạo của toàn bộ sự nghiệp của bạn. “
Đây là cách nó hoạt động. Với 20.000 tài khoản email đăng ký, một nhà văn có thể nhận được một khoảng 20-40 nghìn đôla trả trước cho 1 cuốn sách. Nhưng với 100-200 nghìn tài khoản email đăng ký, một nhà văn đó có thể nhận được 150-500 nghìn đôla trả trước cho cuốn sách. Chờ một hoặc hai năm và thay đổi quỹ đạo sự nghiệp (và cuộc sống) của bạn.
Đây không phải là sự trì hoãn. Đây là câu chuyện chiến lược. Thời gian – thậm chí vài giây – có thể thay đổi toàn bộ cuộc đời của bạn.

26. CHƠI THEO “QUY TẮC”

“Làm những điều tương tự và mong đợi kết quả sẽ khác là dấu hiệu cao nhất của chứng điên rồ” – Albert Einstein
Quy tắc là nơi chúng ta đang đứng hiện tại. Phá vỡ nó là cách chúng ta tiến hóa, việc này đòi hỏi một số lượng khổng lồ của những lần thất bại.
Nếu bạn không có ý định thất bại 10.000 lần, bạn sẽ không bao giờ phát minh ra được bóng đèn. Và như diễn giả Seth Godin đã nói, “Nếu tôi thất bại nhiều hơn bạn, tôi sẽ thắng.”
Thất bại nên là một thứ được đánh giá cao và ca ngợi. Thất bại là phản hồi. Thất bại có nghĩa là bạn đang tiến triển. Đó là nỗ lực có ý thức và nỗ lực đối với những điều bạn chưa bao giờ làm trước đây. Nó là một điều phi thường.
“Người không phạm sai lầm nào là người không làm gì cả” – Paul Arden

27. KHÔNG ĐẶT MỤC TIÊU CHIẾN THẮNG TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU LÀM MỘT VIỆC GÌ ĐÓ

“Nhiều người dành cả cuộc đời của họ leo lên bậc thang của sự thành công chỉ để nhận ra rằng cái thang đó đang dựa vào sai bức tường rồi.” – Thomas Merton
Quá nhiều người đang chơi nhầm trò chơi – và họ thua cuộc từ trước lúc bắt đầu – điều này thực sự đau lòng. Đó là cách bạn hủy hoại cuộc sống của chính mình mà không hề hay biết.
Quan trọng hơn cả việc chơi “trò chơi” là cách trò chơi đó được thiết lập như thế nào. Cách bạn thiết lập trò chơi xác định cách bạn chơi. Và tốt nhất là bạn nên giành chiến thắng trước tiên, sau đó hẵng chơi.
Cái này hoạt động ra sao?
Bắt đầu từ mục đích cuối cùng để tìm ra điểm xuất phát. Thay vì suy nghĩ về những gì hợp lý, hoặc những gì được mong đợi, hoặc những gì có lý – hãy bắt đầu với những gì bạn muốn. Hay như tác giả Covey đã viết trong cuốn sách 7 Thói quen (7 Habits), “Bắt đầu với một kết quả rõ ràng trong tâm trí.” Một khi đã xác định được mục đích, hãy đưa ra các kế hoạch hành động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm để tạo điều kiện cho mục tiêu đó xảy ra.
Jim Carrey đã tự viết ch chính mình một tờ séc 10 triệu đôla. Rồi sau đó anh ta mới đi kiếm nó. Anh ấy đã thắng cuộc chơi, rồi mới chơi. Và bạn cũng có thể làm được điều tương tự.

28. KHÔNG TẬN DỤNG TỪNG THÀNH CÔNG NHỎ MÀ BẠN ĐẠT ĐƯỢC

Không quan trọng những thành công bạn gặt hái được trên con đường phát triển là nhỏ hay to, hãy luôn luôn tận dụng tình thế!
Bạn có bằng tốt nghiệp trung học? Hãy tận dụng nó!
Bạn biết một gã biết một gã biết một anh chàng? Hãy tận dụng nó!
Bạn được đăng một bài báo nổi bật trên một trang blog vô danh? Hãy tận dụng nó!
Bạn có $ 100? Hãy tận dụng nó!
Đáng buồn, hầu hết mọi người không thể dừng việc đứng núi này trông núi nọ. Họ không nhận ra những khả năng tuyệt vời hiện đang có sẵn trong tầm tay. Đây là một sự quản lý kém.
Có những người bạn đã quen có thông tin bạn cần.
Có những người bạn đã quen có nguồn vốn bạn có thể sử dụng.
Có những người bạn đã quen có thể kết nối bạn với những người mà bạn nên biết.
Thay vì muốn nhiều hơn, hãy thử tối ưu hóa những gì bạn đã có xem sao? Nếu bạn không bắt tay vào làm, ước nhiều hơn cũng chả đi đến đâu. Trên thực tế, nó sẽ chỉ tiếp tục gây hại cho bạn nếu bạn không học được cách kiếm được một cái gì đó cho chính mình. Rất dễ dàng để người khác làm điều đó cho bạn. Nhưng thành công thực sự đến khi bạn làm chủ cuộc sống mình. Không ai khác quan tâm đến thành công của bạn (hoặc sức khoẻ, hoặc mối quan hệ, hoặc thời gian của bạn) hơn bạn đâu.
Hoàn cảnh hiện tại của bạn đã chín muồi với rất nhiều cơ hội. Tận dụng nó. Một khi bạn đã tiến thêm được 1 mét gần hơn tới thành công, hãy tận dụng tất cả những giá trị nó mang lại. Đừng ước mình có nhiều hơn. Hãy ước mình tốt hơn. Và sớm thôi, bạn sẽ thấy mình ở một vị trí cao khó tin và làm việc cùng những người bạn ngưỡng mộ.
Thành công dựa trên sự lựa chọn.
Thành công dựa trên việc có và duy trì một động lực đáng để chiến đấu vì. Nó dựa trên việc tin tưởng vào những điều mà người đời cho là ảo tưởng. Nó dựa trên việc tận dụng vị trí của bạn và duy trì động lực trên từng bước đi bạn thực hiện.

29. COI CÔNG VIỆC CHỈ NHƯ MỘT “CÔNG VIỆC”

Với hầu hết các nhà thơ, điều tuyệt vời nhất với thơ ca là khi thả hồn, làm ra bài thơ đó – thậm chí là quan trọng hơn – những gì thực sự được viết ra.[4]
Cũng tương tự như vậy, khi bạn đi đến một sự kiện hoặc đi nghe một bài phát biểu, bạn thường sẽ nhìn người nói, hơn là nghe những gì họ nói. Bởi bạn đã biết trước những gì họ nói.
Dù bạn đang làm trong ngành nghề nào, bạn sẽ học được nhiều điều hơn nếu bạn xem nó như là một môn nghệ thuật. Bạn đang biểu diễn cho khán giả xem. Họ muốn bạn nhiều như họ muốn công trình của bạn – thường thì còn nhiều hơn.

30. ĐỂ NGƯỜI KHÁC QUYẾT ĐỊNH CÔNG TRÌNH, CÔNG SỨC CỦA BẠN NÊN NHƯ THẾ NÀO

Tác giả Ryan Holiday trong cuốn sách “Trở ngại trở thành con đường” (The Obstacle is the Way), đã giải thích khái niệm “khoảnh khắc” – nơi mà mọi sáng tạo, kỹ năng thăng hoa. Ông nói “Khoảnh khắc” là khi đôi mắt của bạn mở ra hết giới hạn cơ học và nó cũng là hậu trường nơi bạn tạo ra công trình của mình.
Trước khi bạn đạt được thời khắc đó, mọi thứ sẽ luôn là mông lung với bạn. Bạn không thể hiểu làm thế nào con người lại có thể tạo ra những sản phẩm kia. Nhưng sau khi bạn đạt được khoảnh khắc đó, bạn sẽ hiểu ra rằng mọi thứ được tạo nên khi con người ta hữu ý muốn sáng tạo ra một trải nghiệm cụ thể.
Gần đây tôi có xem bộ “Chúa tể của những chiếc nhẫn” (Lord of the Rings) và tôi chợt nhận ra rằng bộ phim này có lẽ sẽ hoàn toàn khác hẳn nếu nó không được đạo diễn bởi Peter Jackson. Hoàn toàn khác hẳn!
Mỗi bức ảnh, mỗi phân cảnh, ánh sáng, trang phục, ngoại hình nhân vật hay phong cảnh trông ra sao, và cảm xúc cũng như hình ảnh của cả bộ phim. Tất cả có lẽ sẽ trông và cảm thấy hoàn toàn khác nếu dựa trên trải nghiệm của một đạo diễn khác.
Do đó, không có cách nào là hoàn toàn đúng hay sai. Thay vào đó, nó là về việc làm theo cách của bạn. Cho đến khi bạn trải nghiệm được “khoảnh khắc” ấy, bạn sẽ tiếp tục cố gắng làm hoặc đúng hoặc tốt nhất có thể để thực hiện. Bạn sẽ tiếp tục sao chép tác phẩm của người khác.
Nhưng nếu bạn kiên trì làm, thất bại rồi lại làm tiếp, bạn sẽ thôi ảo tưởng những người bạn từng thần tượng. Họ chỉ là những người giống như bạn và tôi. Chỉ là họ quyết định sáng tạo theo cách riêng của họ.
Việc bắt chước tác phẩm của người khác thực đáng ghê tởm, hãy giải phóng bản thân và tự sáng tạo khi bạn thấy phù hợp. Bạn sẽ nổi bật với giọng nói và tác phẩm gốc của riêng mình. Bạn sẽ thôi lo phiền về việc công trình của mình có được chấp nhận hay không và có thể tập trung hoàn toàn vào việc sáng tạo ra một thứ mà bạn tin tưởng.

31. MONG CHỜ VIỆC NGHỈ HƯU

“Nghỉ hưu là chết.” – Nghệ sĩ vi-ô-lông-xen Pablo Casals.
Để tung ra một cú đấm mạnh nhất có thể, bạn phải đặt trọng tâm cơ thể vào chân sau.
Bằng cách đó, bạn sẽ giữ được đà và sức mạnh khi nắm đấm của bạn tiếp xúc với vật thể. Nếu bạn chỉ nhắm mục tiêu và đấm tới, vào thời điểm nắm đấm của bạn tiếp xúc, bạn đã mất dần động lượng và chậm lại rồi. Vì vậy, nắm đấm của bạn sẽ không được mạnh như bạn dự định.
Nghỉ hưu cũng giống như vậy.
Hầu hết những người lên kế hoạch nghỉ hưu sớm sẽ thăng tiến chậm dần khi đến ngưỡng tuổi 40 – 50. Và điều đáng buồn là, giống như trong thuyết động lượng học, khi chúng ta mất dần đà và bắt đầu chậm lại, chúng ta cũng bắt đầu quá trình phân rã khó đảo nghịch.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng nghỉ hưu thường:
●     Tăng sự khó khăn của việc di chuyển và các hoạt động hàng ngày
●     Tăng khả năng bị bệnh
●     Và làm giảm sức khoẻ tinh thần
Nhưng nghỉ hưu là một hiện tượng của thế kỷ 20. Nhưng trên thực tế, nền tảng chứa đựng khái niệm đã lỗi thời này không có ý nghĩa gì trong xã hội hiện đại và tương lai.
Ví dụ như, nhờ những tiến bộ trong chăm sóc sức khoẻ và y khoa, 65 tuổi đã không còn được coi là già nữa. Khi hệ thống an sinh xã hội được thiết kế, các nhà quy hoạch thời trước đã chọn tuổi 65 vì tuổi thọ trung bình lúc đó là 63 tuổi. Do đó, hệ thống này chỉ nên cho những người thực sự cần giúp đỡ, chứ không phải để tạo ra một nền văn hoá lười biếng, ỷ lại khi người dân dù vẫn khỏe mạnh lại đi sống dựa trên lao động của người khác.
Hơn nữa, ý kiến cho rằng những người trên 65 tuổi không thể cung cấp những sản phẩm có ý nghĩa cũng không còn hợp lý nữa. Ngày trước, nghỉ hưu phổ biến là do hầu hết các công việc khi đó là lao động chân tay – nhưng ngày nay việc làm dựa trên tri thức nhiều hơn. Và nếu có bất cứ điều gì thiếu trong xã hội ngày nay, thì đó sự khôn ngoan, thứ mà con người ta trong những năm sau của cuộc đời đã tinh luyện được.
Việc nghỉ hưu không nên là mục tiêu.
Chúng ta hoàn toàn có khả năng để làm việc – trong một số giới hạn – cho đến khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng.
Ông nội 92 tuổi của tôi, là một người lính lái máy bay trong chiến tranh. Trong năm năm qua, ông đã viết ba cuốn sách. Ông đi ngủ mỗi ngày lúc 8 giờ và thức dậy mỗi sáng lúc 4 giờ rưỡi. Ông dành 2.5 giờ đầu tiên mỗi ngày xem những phóng sự truyền cảm hứng và hướng dẫn trên TV. Sau đó ông ăn sáng vào lúc 7 giờ và dành cả ngày để đọc, viết, kết nối và phục vụ mọi người, và thậm chí làm cả những hoạt động thể chất xung quanh nhà . Ông thậm chí còn đi quanh khu phố để truyền bá đức tin của mình và hỏi vài người lạ ngẫu nhiên trên đường họ có cần giúp gì không.
Tôi không có ý định dừng lại hoặc chậm lại. Trái ngược với nhiều quan điểm phổ biến, tôi tin con người giống như rượu vang, để càng lâu càng thơm ngon “gừng càng già càng cay”.

32. KHÔNG QUÝ TRỌNG QUÁ KHỨ

“Thời gian tốt nhất để trồng cây là 20 năm về trước. Thời gian tốt thứ hai là bây giờ. “- ngạn ngữ Trung Quốc
Hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là một sự phản ánh chính xác các quyết định trong quá khứ. Dù chúng ta có sức mạnh to lớn có thể thay đổi quỹ đạo của cuộc sống mình ở đây và bây giờ đi chăng nữa, chúng ta không thể thay đổi quá khứ, vị trí hiện tại của chúng ta đang chính là kết quả của quá khứ. Nhiều quan niệm phổ biến cho rằng quá khứ không quan trọng, nhưng thực sự thì điều đó hoàn toàn không đúng sự thật.
Hôm nay sẽ là ngày hôm qua của ngày mai. Những gì chúng ta làm ngày hôm nay có thể nâng tầm hoặc cũng có thể hạ bệ tương lai của mình. Ấy vậy mà hầu hết mọi người thường để dành mọi thứ sang ngày mai. Chúng ta nợ nần, bỏ tập thể dục và việc học hành, biện minh cho những mối quan hệ không tốt. Nhưng đến một thời điểm nào đó, tất cả mọi thứ sẽ dồn đến. Giống như một chiếc máy bay khi bị lệch hành trình vậy, chúng ta càng chờ lâu mới khắc phục sự cố, càng khó để quay trở lại hành trình ban đầu.
Thời gian là một thứ vô cùng kỳ diệu. Chúng ta cần dự đoán trước những trải nghiệm mà mình muốn có – điều này thường thú vị hơn cả chính bản thân những trải nghiệm đó. Chúng ta có được những trải nghiệm mà mình mong muốn. Và sau đó chúng ta nhớ và mang những trải nghiệm đó bên người mãi mãi. Quá khứ, hiện tại và tương lai đều cực kỳ quan trọng và thú vị.

33. NGHĨ RẰNG BẢN THÂN KÉM HƠN NGƯỜI KHÁC

Trong thể thao cũng như tất cả các hình thức cạnh tranh khác, mọi người thể hiện tốt nhất khi trận đấu có tỉ số sát nhau. Đó là lý do tại sao mà những chiến tích kỳ diệu thường xảy ra ở những phút cuối, . Nhưng khi cuộc thi được quyết định lợi thế nghiêng về một bên, thì hai đội sẽ không bỏ ra những nỗ lực giống nhau.
Khi bạn giành chiến thắng lớn, bạn sẽ dễ dàng để bản thân lười nhác và tự tin thái quá. Khi bạn thua lớn, bạn sẽ dễ nản và từ bỏ.
Điều đáng buồn là, thậm chí có lúc bạn còn cảm thấy những người dù ở trên cùng một sân cỏ nhưng dường như đang chơi “trong những giải đấu khác nhau”. Bạn ít nỗ lực hơn nếu bạn nhận thức được “trò chơi” đang có tỉ số quá chênh lệch.
Khi bạn nâng cao tư duy của mình – và nhìn thấy bản thân mình cũng có thể ngang bằng với những người giỏi nhất – bạn nhanh chóng sẽ thôi ảo tưởng về trình độ siêu việt của những người bạn từng thần tượng. Họ chỉ là con người thôi. Quan trọng nhất, bạn sẽ bắt đầu chơi với mức độ khẩn trương hơn để vượt qua họ.
Trò chơi rất suýt sát, rất suýt sát.

34. NGHE LOẠI ÂM NHẠC HỦY HOẠI NIỀM VUI VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẠN

“Không có âm nhạc, cuộc sống sẽ là một sai lầm” – Friedrich Nietzsche
Bạn cũng có thể sử dụng âm nhạc như là một kích hoạt để tối ưu hóa năng suất. Ví dụ, vận động viên bơi lội vĩ đại Michael Phelps đã có một thói quen liên quan đến âm nhạc mà anh rất tôn trọng, luôn luôn thực hiện trước mỗi cuộc thi. Anh ấy không phải là người duy nhất. Nhiều vận động viên sử dụng âm nhạc trước các cuộc thi để thư giãn khỏi áp lực và chuẩn bị tinh thần cho bản thân mình.
Khi được tờ báo Time Magazine phỏng vấn về việc nghe nhạc của anh trước các cuộc thi, Phelps nói nó giúp anh tập trung và “điều chỉnh mọi thứ, từng bước một”. Khi được hỏi về loại nhạc mà anh nghe, anh trả lời, “Tôi nghe nhạc hip hop và rap”.
Thật thú vị là, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng âm nhạc cuòng độ cao như hip-hop có thể tạo ra sự hưng phấn mạnh mẽ và sức sẵn sàng về hiệu suất. Các bằng chứng khác cũng cho thấy cường độ phản ứng cảm xúc có thể kéo dài kể cả sau khi âm nhạc dừng lại. Vì vậy, trong khi Phelps đang bơi, anh ấy vẫn được cổ vũ bởi nhạc hip hop của mình.
Cuối cùng, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại nhạc mà chúng ta nghe có ảnh hưởng đến mức độ tinh thần của chúng ta. Điểm cuối cùng này đặc biệt quan trọng đối với tôi. Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi thứ tôi làm, từ cách tôi tương tác với gia đình, tới những thứ và cách tôi viết, đến cách tôi phát triển và theo đuổi mục tiêu của mình như thế nào.

35. LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG

Nếu bạn muốn tập trung vào các hoạt động đúng và nhận được kết quả nhanh hơn 10 lần so với hầu hết người khác, hãy hành động từ bây giờ và thay đổi bản thân.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468