Xin chào các bạn, khởi nghiệp là vấn đề ấp ủ của rất nhiều startuper. Bạn có bao giờ đọc đến quyển sách “Quốc gia khởi nghiệp” chưa nhỉ? Chắc có lẽ bạn phải tìm đọc ngay thôi hay đơn giản tôi sẽ cung cấp cho bạn 1 đoạn video ngay sau đây bạn sẽ mất từ 5-10P khi xem xong nó trước khi bắt đầu đọc tiếp bài này, nó sẽ nói thay tôi đoạn content sẽ viết.
Bạn là ai trong đóng người khởi nghiệp? |
Vậy điều gì khiến tôi viết nên bài viết này?
Có lẽ khi nói về bản thân mình một chút. Đa phần những người không hiểu tôi sẽ không hiểu tư duy của tôi nằm ở đâu trong 4 tư duy dưới đây? Tôi không phải là người dễ sai bảo và dễ sai khiến, bản thân tôi có một lập trường riêng. Cũng phải thừa nhận tôi nằm trong vị trí số 2 trong 4 tư duy mà bạn sẽ đọc bên dưới.
Hầu hết ở mỗi cty tôi sẽ học được khá nhiều và cực nhanh để tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị bàn đạp để bước lên bậc tư duy mới.
Nếu chưa tìm một cty thích hợp để tôi công hiến hoặc cty không nhìn ra đều tôi cần, không hiểu những định hướng của tôi thì tôi sẽ không thể gắn bó lâu được với tôi cần 1 thứ đó chính là sự phát triển, một sự thấu hiểu tận tâm chứ không phải là kìm hãm sự phát triển
Hầu hết các cty không nhận ra nhận sự giỏi, thiếu chính sách giữ nhân tài mà trong khi lý thuyết hiện đại cho rằng con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp mà họ thường xuyên đánh mất.
Tốn một chút thời gian của bạn nhưng hãy đọc tiếp 4 tư duy bên dưới để nhìn ra nhân sự giỏi của mình để phát triển họ nhé. Để xem sau này họ sẽ “đối xử” với doanh nghiệp của bạn như thế nào nhé, ý tôi nói là đưa lên hoặc kéo xuống:
1. Tư duy khởi nghiệp từ người làm thuê:
Người làm thuê có nghĩa là một cá nhân tổ chức nào đó thuê bạn về làm việc cho họ, bạn đổi thời gian và công sức, trí óc của bạn để kiếm được tiền. Người có tư duy này luôn muốn tìm một cty tốt hơn với mức lương khá hơn, khả năng thăng tiến và phấn đấu làm ở các tập đoàn, cty đa quốc gia là đã ok rồi.
Họ chấp nhận làm thuê miễn sau cty là tốt với họ, có chính sách tốt cho họ. Những người này thường nắm vai trò cốt cán trong cty
2. Tư duy khởi người từ người làm tư hay tự kinh doanh:
Người có tư duy này sẽ tự làm chủ hệ thống kinh doanh của riêng họ, đến lúc này họ cũng chỉ được gọi là làm tư vì họ phải bỏ sức và thời gian ra để quản lí.
Để trở thành người làm tư họ tự xây dựng hệ thống kinh doanh để kiếm tiền ra để trả lương cho công sức họ tạo ra, họ thích tự do và sự quyết định
Người có tư duy này họ luôn cố gắng học tập, tích lũy nhiều kinh nghiệm, nguồn lực để chuẩn bị cho việc startup, thứ họ cần là sự phát triển phát triển và tiến bộ, họ không chấp nhận sự không tiến bộ và sự bất công bằng, họ cần có một lợi ích phù hợp hơn với công sức họ bỏ ra và thường tự động làm việc có sáng kiến
3. Tư duy khởi nghiệp từ người làm chủ:
Nó cũng gần nghĩa với người làm tư rồi đấy nhưng ở một đẳng cao hơn là hệ thống kinh doanh “ít” cần họ vận hành. Người làm chủ thì thuê toàn bộ người điều hành hệ thống kinh doanh từ giám đốc, CEO, nhân viên, trưởng phòng pla pla để đảm bảo làm sao không có mặt họ ở cty hệ thống kinh doanh vẫn tự hoạt động được.
Người có tư duy này thường thích lãnh đạo định hướng điều hành nếu làm trong cty, họ có xu hướng giải phóng công việc sao cho công việc nhẹ nhàng nhất để tìm đến tự do.
4. Tư duy người đầu tư:
Đây là giai đoạn bạn dùng tiền để tạo ra tiền, vì tiền để ra tiền khả năng sinh sôi cũng kinh khủng hơn. Có một câu nói của một tỷ phú tôi không nhớ rõ tên nếu bạn đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên của bạn được thì 1 tỷ USD sau đó sẽ khá dễ dàng – ý nói tiền kiếm được ra ban đầu lúc nào cũng khó khăn nhưng khi vượt qua cái khó và thành công, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng như một trò chơi nhắm mắt cũng chiến thắng.
Người có tư duy này thì ít thích hợp làm trong cty hoặc họ làm cty của chính họ hoặc đồng sở hữu, họ thường trở thành người đầu tư và chỉ có môi trường của những nhà đầu tư mới thích hợp cho họ ở lại
Mỗi người sẽ tự đặt tư duy của mình ở đâu sẽ khác nhau mà mỗi doanh nghiệp nhất là người đứng đầu bộ phận nhân sự phải hiểu rõ từng “nhân tài” mà mình đang có, kẻo sẽ bị đánh mất vì nhân tài thường hay bay nhảy vì họ có rất nhiều cơ hội
Hãy tìm hiểu sự biến động tài sản của tỷ phú nào nhé!
- Khi 20 tuổi: tài sản đạt 100.000 USD (2.2 tỷ VNĐ – 2016)
- Khi 30 tuổi: trở thành triệu phú (22 tỷ VNĐ – 2016)
- Khi 40 tuổi: 43.000.000 (43 triệu USD)
- Khi 50 tuổi: Tỷ phú (22.000 tỷ VNĐ – 2016)
- Khi 66 tuổi: 16,5 tỷ USD
- Khi 72 tuổi: 35,7 tỷ USD
- Cho đến 8/2015 (80 tuổi): 67 tỷ USD – Trở thành người giàu thứ 3 trên thế giới sau Bill Gates và Carlos Slim Helu
Đó chính là chuyên gia đầu tư tài chính hàng đầu thế giới – Warren Buffett, bạn sẽ học được gì từ câu chuyện khởi nghiệp khi thấy các con số này?
Quay lại vấn đề chính dưới đây có lẽ chỉ là những trãi nghiệm riêng của các nhân mình và nó kinh nghiệm thực tiễn mà tôi đúc kết, mời bạn xem qua
#04 cách khởi nghiệp mà bạn có thể chưa nghĩ tới!!
Cách 1 – Khởi nghiệp từ người làm thuê
- Bạn yêu thích gì? khởi nghiệp trong ngành gì? yêu thích kinh doanh sản phẩm gì? Lên Google Keywords Planner để search từ khóa đó ngay lập tức
- Lấy từ khóa cạnh tranh cao nhất nhiều người tìm lên search google nó sẽ cho ra cty mạnh nhất về SEO ở vị trí 1 (đây chỉ là dùng SEO để đánh giá DN mạnh mảng SEO thôi)
- Vào phần tuyển dụng nộp CV ứng tuyển để làm nhân viên của nó
- Học hết các bí kíp, từ mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, hệ thống phân phối…pla học hết sạch
- Nhanh chóng trở thành vị trí nhân viên cao cấp trong cty (bạn phải là người giỏi nhất khi nhắc đến trong cty), lên các vị trí quan trọng hơn, đưa vốn vào trong cty để làm cổ đông, cổ đông lớn hoặc trở thành viên trong hội đồng quản trị đồng sở hữu công ty
Cách 2 – Xây dựng hệ thống kinh doanh và bán lại
Trường hợp này giống với trường hợp của Alibaba mua lại Lazada, Microsoft mua lại Nokia. Cách này là xây dựng cty và bán lại toàn bộ hệ thống hoặc 1 phần trong hệ thống nếu xây thành công bán được và sẽ ăn cả đời và chỉ cần xây được nên 1 hệ thống thành công và bán lại thì chuyện nhân bản ra cũng dễ như trở bàn tay.
“Nếu đối thủ quá mạnh hãy mua lại đối thủ”
Người đầu tư nên hệ thống phải là người cực kì tinh tế, biết được khi nào thì bán?, bán cho ai và bán với giá bao nhiêu?. Lúc này bạn cần định giá doanh nghiệp, định giá thương hiệu…vv
Ví dụ tôi muốn kinh doanh lại sản phẩm là áo thun. Tôi sẽ tìm 1 doanh nghiệp mạnh nhất về MO, SEO trong lĩnh vực này để hiểu rõ cách thức hoạt động kinh doanh. Tiến hành xây dựng hệ thống kinh doanh online tương tự nó để sau này bán lại cho chính nó hoặc nó phải cạnh tranh lại với tôi.
Việc này bạn cho là xấu hay không thì hãy suy nghĩ xuất phát từ mục đích của bạn là gì? tốt hay xấu? có ảnh hưởng đến cty đó hay không?
Tương tự như việc Google mua lại Youtube, Facebook mua lại Instagram và nó chỉ mua lại vì bạn đầu nó không phải sáng lập ra. Nhưng ông chủ của Youtube và Instagram sẽ kiếm được một khoảng tiền khá lớn từ việc bán lại.
Ở Việt Nam thì nếu bạn chưa lấn sân sâu trong kinh tế thì chuyện khởi nghiệp bằng cách dựng lên một doanh nghiệp hoạt động trơn tru và bán lại cho người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam – họ mua vì họ không an hiểu về thị trường, nhu cầu Việt Nam nên mua cả hệ thống cty.
Họ chỉ cần tiếp tục dựng 1 cty khác và cứ như thế bán lại mà ở nước ngoài chuyện này quá dễ để thấy, đó là chuyện bình thường trong kinh tế.
Cách 3 – Xây dựng hệ thống kinh doanh và sát nhập
Cũng vẫn như cách 2, với cách này khi bạn đã xây dựng một hệ thống kinh doanh tương tự với 1 cty nào đó hoặc phần nào đó mà cty đó còn thiếu. Bạn có thể đàm phán với họ bằng việc sát nhập, hợp nhất với nhau làm một cty để mở rộng thị trường sức ảnh hưởng, cũng như câu chuyện giữa Mobi và Vina sát nhập hoặc trước đó là VPN Telecome sát nhập Viettel nếu bạn có tìm hiểu vấn đề này.
Việc sát nhập như thế này bạn sẽ đổi lấy một số cổ phần trong cty và trở thành nhà đầu tư cho cty đó hoặc thành đồng chủ sở hữu điều hành cty nếu nằm trong hội đồng quản trị
Cách 4 – Xây dựng từ một cửa hàng kinh doanh sang hệ thống chuỗi cửa hàng
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.