Âm nhạc và phim ảnh từ lâu không đơn giản chỉ để giải trí mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận cho con người. Đặc biệt tr" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

5 bộ phim về marketing khơi nguồn cảm hứng

Advertisement
Âm nhạc và phim ảnh từ lâu không đơn giản chỉ để giải trí mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận cho con người. Đặc biệt trong thế giới Marketing đòi hỏi chúng ta phải biết quan sát, nhạy cảm với mọi thứ, luôn hướng đến những cái mới mẻ đầy sáng tạo, ngoài học hỏi từ sách vở hay thực tế thì xem phim cũng là 1 cách giúp ta trau dồi thêm nhiều thứ.
Danh sách 5 bộ phim về marketing sau đây không hoàn toàn đề cập trực tiếp đến Marketing nhưng cũng đã phần nào khơi gợi lên những khía cạnh quan trọng của Marketing. Hãy cùng Creatio điểm qua 5 cái tên nổi bật mang lại cảm hứng sâu sắc cho các Marketer nhé! Và hãy chia sẻ cùng chúng mình quan điểm cũng như cảm xúc của các bạn sau khi xem xong các bộ phim dưới đây!

1. Her (2013) – Phim về marketing: Cảm xúc của con người là một tổ hợp phức tạp

Cảm xúc con người phức tạp, nhu cầu của họ thầm kín, thấu hiểu được là một thách thức vô cùng lớn đối với một Marketer. Bộ phim về marketing “Her” là một nguồn cảm hứng đầy mãnh liệt thôi thúc các Marketer tìm hiểu và đào sâu hơn vào thế giới nội tâm của khách hàng, để từ đó chạm đến được những mong muốn sâu thẳm nhất của họ.
Một bộ phim về marketing dài hơn 2 tiếng với nội dung chỉ là những cuộc đối thoại không hồi kết giữa nhân vật nam chính Theodore và trí tuệ nhân tạo mang tên Samantha. Tông màu tươi sáng với sắc đỏ bao trùm nhưng “Her” vẫn mang lại một cảm giác man mác buồn, day dứt như có cái gì đó nghẹn lại mà không nấc ra được. Nghe có vẻ phi lí nhưng tình yêu giữa Theodore và Samantha tồn tại như chính cái bản chất điên rồ của nó vậy. “Tình yêu là một căn bệnh tâm thần được xã hội chấp nhận”. Một con người và một hệ điều hành máy tính, mối quan hệ chỉ đơn giản là những cuộc trò chuyện hàng ngày nhưng không thấy mặt nhau, là những chuyến đi cùng nhau nhưng chưa bao giờ cùng bước, là giây phút cả hai hoà làm một nhưng cơ thể chẳng thể chạm vào nhau. Để rồi đến cuối cùng, liệu đây có phải là cảm xúc thực sự? Hay chỉ là khao khát được xoa dịu đi nỗi cô đơn, trống trải từ cuộc hôn nhân đổ vỡ trước đó của nhân vật chính. “Her” – bộ phim về marketing tựa như một quyển sách được lật thật chậm từng trang từng trang một, mỗi một phút trôi qua là mỗi lát cắt tâm lí được lột bỏ. 
“Her” đã vẽ ra một thế giới trong tương lai, nơi mà công nghệ có thể làm những điều phi thường. Thế giới phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật tiến bộ hàng ngày, đòi hỏi những con người trong ngành Marketing phải liên tục cập nhật cái mới, không ngừng tự cải thiện bản thân để bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của thế giới từ vật chất đến con người. Không dừng lại ở đó, nhân vật Theodore còn mang một đức tính mà mỗi Marketer cần học hỏi. Đó là khả năng quan sát và nhạy cảm với mọi thứ.
“Em biết không? Đôi lúc anh nhìn mọi người, và anh thử cảm nhận họ chứ không chỉ coi họ là một người lạ. Anh tưởng tượng họ yêu nhau say đắm thế nào hoặc bao nỗi đau họ phải trải qua”. (Theodore Twombly, Her 2013).

2. The Social Network (2010) – Ý tưởng lớn nhưng chỉ thành công khi dám thực hiện 

Ý tưởng lớn, thành công lớn khi những nhà Marketer dám đầu tư thực hiện! Dù thuộc dòng phim tiểu sử, nhưng The Social Network vẫn thừa sức làm khuynh đảo màn bạc như các thể loại phim ăn khách khác. Bộ phim về marketing xoay quanh chủ đề gây bão trong cộng đồng: Sự ra đời “ông lớn” Facebook và Mark Zuckerburg – người đặt những viên gạch đầu tiên cho trang web xã hội hàng đầu thế giới. Một sinh viên trường Đại học Harvard danh giá suýt bị đuổi học, bạn gái chế giễu phiền phức và chia tay… là hoàn cảnh oái ăm của Mark đã khiến anh quyết tâm trả đũa những kẻ thờ ơ và coi thường anh bằng cách vùi đầu vào lập trình máy tính. 
Những ý tưởng sơ khai của Facebook dần được hiện thực hóa nhưng vấp phải vô vàn khó khăn khác. Mark bị anh em nhà Winklevoss tố ăn cắp ý tưởng và Eduardo, người đồng sáng lập, lật mặt kiện Mark ra tòa vì đã gian dối và đuổi mình ra khỏi công ty. The Social Network không chỉ là bộ phim về marketing mà còn là câu chuyện về một con người làm nên huyền thoại, cho thấy mặt khác của các mối quan hệ trong xã hội, tình yêu, tình bạn, lòng tin hay sự phản bội. Facebook giúp bạn mở rộng kết nối nhưng cũng là một thế giới ảo, nhưng đôi lúc cuốn con người vào những trò đùa của cuộc đời.
Gặp những thất bại trong cuộc sống nhưng Mark dám biến khuyết điểm thành điểm mạnh để theo đuổi ý tưởng về một “đế chế” mạng xã hội. Những ý tưởng lớn có thể nhen nhóm trong bất kì ai nhưng chỉ Mark thành công vì anh đủ bản lĩnh. Bài học dành cho Marketer, trong ngành công nghiệp quảng cáo, ý tưởng sinh ra hàng ngày, hàng giờ nhưng chúng chỉ phát huy giá trị khi người sáng tạo nắm bắt cơ hội, dám thử, dám đối mặt khó khăn và thất bại để hiện thực hóa ý tưởng của mình.

3. Idiocracy (2006) – Sự trớ trêu của tiến hóa

Marketing quan trọng là hình thức hay chất lượng? Là câu hỏi đáng để chúng ta suy ngẫm trong thời đại số phát triển như vũ bão, các thương hiệu chạy đua trong việc quảng bá sản phẩm. Kể đến Idiocracy, có lẽ là một bộ phim về marketing mà các Marketer không thể bỏ qua. Nội dung hài hước, châm biếm đủ sức khiến bạn phải tâm đắc vì sự thâm thúy.
Thế giới sẽ ra sao trong vòng 500 năm sau? Idiocracy khéo léo dựng lên viễn cảnh tương lai để ám chỉ lối sống thực dụng của con người hiện tại. Joe Bauer – một người lính binh nhì “thiếu đầu óc” lại may mắn trở thành ứng cử viên cho một thí nghiệm tầm cỡ lịch sử. Joe được đưa đưa đến thế kỉ 26 bằng cỗ máy thời gian và chứng kiến sự thật trớ trêu: một người tầm thường ở thế kỉ 21 như anh lại là người trí tuệ siêu việt nhất ở tương lai. Con người chỉ lao vào ăn uống, giải trí và kiếm lợi nhuận, những bảng hiệu quảng cáo, pano chỉ toàn hình vẽ… Chỉ số IQ của loài người ngày càng giảm vì mạnh vì những người thông minh chỉ lo vụ lợi, kiếm chác mà không quan tâm đến duy trì nòi giống. Những giá trị tầm thường lên ngôi trong khi thông tin truyền thông dần dần suy thoái được truyền tải sâu sắc qua bộ phim về marketing này.
Trong Marketing cũng vậy, nếu các thương hiệu chỉ đua nhau “phô” những điểm mạnh của mình, “đau đầu” tìm ra những chiến dịch quảng bá độc, lạ để thu hút khách hàng. Song, chính họ lại quên mất tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm, cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng để tạo dựng niềm tin. Đừng để những pano, bảng hiệu quảng cáo tương lai chỉ biết tranh giành nhau những địa thế bắt mắt, lôi kéo khách hàng, nhưng thực sự chỉ là bức hình vô nghĩa. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn? Marketer chỉ thành công khi điều hòa được 2 yếu tố đó cho thương hiệu của mình.

4. Black Mirror (2011) – Giá trị thực của công nghệ có còn tồn tại?

Công nghệ số thực sự trở thành công cụ đắc lực cho các thương hiệu quảng bá sản phẩm, nhưng nó rất dễ trở thành con dao hai lưỡi khi bộc lộ những mặt trái.
Black Mirror – bộ phim về marketing thuộc thể loại anthology series, mỗi tập phim là một câu chuyện độc lập nhưng cốt truyện tập trung vào mặt trái của thực tại khi công nghệ lên ngôi, đạo đức con người trở nên tầm thường. Xã hội này sẽ ra sao khi một ngày công nương bị bắt cóc, thủ tướng của Anh buộc phải làm tình với một con heo và phát sóng trực tiếp trên cộng đồng mạng? Thiên tai khủng khiếp đã ập đến chân nhưng người ta vẫn cố cập nhật tình hình cho mọi người cùng biết? 3 mùa phim với 3 chủ đề, bối cảnh từ hiện tại, tương lai khác nhau đã thực sự tạo tiếng vang lớn, đánh thức được con người đang mù quáng trong kỷ nguyên số.
Từ khi nào những anh hùng bàn phím trở nên quyền lực đến vậy, con người nhìn vào những tấm gương đen từ màn hình laptop đến smartphone nhiều hơn là nhìn mặt nhau ngoài đời và đánh giá nhau qua những nút vote. Thậm chí, trong tập “Hated in the Nation”, cư dân mạng hùa vào, chọn ra người đáng ghét nhất và người đó sẽ bị kết liễu theo hiệu ứng đám đông. 
Kỷ nguyên số phát triển như vũ bão, thách thức đặt ra của marketing là làm sao vượt qua những mặt trái và khai thác lợi ích của công nghệ và tăng độ nhận diện thương hiệu. Suy cho cùng, mục tiêu mà các nhà Marketer hướng đến vẫn là tạo ra những chiến dịch quảng cáo giàu tính tác, nhưng thực sự phải gắn liền với giá trị của sản phẩm và đề cao uy tín thương hiệu.

5. Whiplash (2014) – Cái giá cho sự sáng tạo

Trên thực tế, Whiplash là bộ phim về marketing nhưng không nói về sự sáng tạo. Nhưng bộ phim đã phản ánh lên được một bức tranh điển hình của thế giới sáng tạo. Tương tự như cái cách mà người thầy giáo Terence Fletcher hành xử với cậu sinh viên Andrew, có không ít giám đốc sáng tạo hay client la hét, ném đồ đạc và thậm chí khiến người khác phải rơi lệ.
Whiplash – bộ phim về marketing đã mở đầu bằng tiếng trống dồn dập của một tay trống trẻ tuổi mang tên Andrew, Terence là một thầy giáo nổi tiếng trong trường đã bắt gặp được cậu và đề nghị cậu tham gia vào ban nhạc của mình. Cứ ngỡ đây là cơ hội toả sáng nhưng Terence là một người vô cùng nghiêm khắc và thậm chí có thể dùng đến bạo lực đến những học viên của mình. Ông chửi bới, lăng mạ và còn tát cả Andrew. Cả một bộ phim về marketing là quá trình đầy đau thương và nước mắt của Andrew chỉ vì một mục tiêu là trở thành tay trống huyền thoại. Đây cũng chính là cái khốc liệt diễn ra hàng ngày trong ngành sáng tạo. Liệu phương pháp của Terence có đúng đắn? Phải gây áp lực lên người khác, phải cho họ nếm trải những khổ đau, phải dập tắt từng hi vọng của họ mới có thể kích thích năng lực con người phát triển đến đỉnh điểm?
Không có đúng, cũng không có sai. Câu trả lời nằm ở chính bản thân mỗi người. Bởi vì không có đỉnh cao nào mà không trải qua chông ngai, trắc trở. Nếu có niềm đam mê và ý chí sục sôi quyết tâm như Andrew thì mới có thể gặt hái được nhiều thành công.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468