RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (phần 3)

Advertisement

50 bước đi tài chính cá nhân thông minh (phần 3)

Bảo vệ và sử dụng tài chính của cá nhân gồm nhiều vấn đề không phải ai cũng biết. Tờ USNews giới thiệu 50 bước đi tài chính thông minh, qua đó có thể giúp cá nhân cải thiện được tình hình tiền bạc của mình.
21. Nhớ rõ quy luật lợi nhuận – rủi ro
21_1369760965[1230090083].jpg
Cùng với sự quan trọng của việc đa dạng hóa, quy luật lợi nhuận – rủi ro là một nguyên tắc cổ điển trong đầu tư. Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn. Hãy đánh giá lại danh mục đầu tư của bạn. Nếu mong muốn tiền của mình được an toàn, bạn có thể đi theo hướng gửi tiết kiệm.
22. Bắt đầu sớm, đầu tư thưởng xuyên
22[1230090083].jpg
Sức mạnh của cách tính lãi kép sẽ thể hiện rõ ràng khi bạn tiết kiệm từ sớm cho thời gian nghỉ hưu thay vì đợi đến khi chuẩn bị nghỉ việc. Nếu công ty của bạn có chế độ hỗ trợ đóng góp cho nhân viên thì hãy tận dụng lợi thế đó. Nó sẽ giúp bạn thêm rất nhiều.
23. Không cố gắng đuổi theo thị trường
23[1230090083].jpg
Thị trường ngày càng trở nên khó dự đoán, vì vậy bạn nên đầu tư theo hướng chậm mà chắc. Chọn một hướng đi khác đôi khi là chiến lược đầu tư tốt hơn so với việc bỏ tiền vào thị trường khi nó có vẻ hứa hẹn.
24. Xem xét thời gian còn lại của bạn
24[1230090083].jpg
Khi thời điểm nghỉ hưu đang đến gần, bạn sẽ muốn chuyển tất cả tiền về một tài khoản để bảo toàn. Đó không phải là cách hay. Có một quy tắc ngón tay cái (rule of thumb) là lấy 100 hoặc 110 trừ đi tuổi hiện tại của bạn, sau đó lấy số tiền tương ứng với tỷ lệ đó đầu tư vào cổ phiếu, phần còn lại có thể để trong tài khoản hoặc mua trái phiếu.
25. Không nhất thiết phải theo dõi thị trường hàng ngày
25[1230090083].jpg
Thị trường luôn lên xuống thất thường và nếu bạn đầu tư trong dài hạn thì không nhất thiết phải quá lo sợ. Thay vào đó, bạn nên kiểm tra danh mục đầu tư của mình ít mỗi quý một lần để giữ cân bằng và có những điều chỉnh cần thiết.
26. Xem xét làm việc với một chuyên gia
26[1230090083].jpg
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý tiền, không có gì là sai nếu tìm đến một chuyên gia tư vấn tài chính. Hãy chọn nhà tư vấn chỉ tính phí, không hưởng hoa hồng để tránh xung đột lợi ích. Ngoài ra, họ còn có thể tư vấn miễn phí về kế hoạch đầu tư khi bạn về hưu.
27. Tính toán số tiền về hưu cho riêng bạn
27[1230090083].jpg
Một số công cụ ước tính dành cho nghỉ hưu trực tuyến đã xuất hiện để giúp mọi thứ dễ dàng hơn. Ngoài ra, số tiền bạn để dành được sau khi tính toán có thể còn cao hơn mục tiêu ban đầu. Điều đó phụ thuộc vào chi phí sống của bạn.
28. Tập đi từng bước nhỏ
28[1230090083].jpg
Dành lại 10% thu nhập cho nghỉ hưu có thể hơi quá sức với nhiều người. Để thành công, những nhà tiết kiệm “chuyên nghiệp” thường bắt đầu trích 2 – 3% thu nhập của họ để dành cho nghỉ hưu, sau đó từ từ nâng tỷ lệ đó lên theo thời gian.
29. Kiểm tra phúc lợi xã hội trong tương lai
29[1230090083].jpg
Bạn nên kiểm tra, xem xét những khoản phúc lợi mình có thể nhận trong tương lai như bảo hiểm, lương hưu để biết chính xác số tiền được hưởng khi về hưu.
30. Tiết kiệm ngay cả khi bạn không có thu nhập
30[1230090083].jpg
Có nhiều lựa chọn cho tài khoản hưu trí giúp bạn có thể tiếp tục tiết kiệm ngay cả khi bạn không có thu nhập. Tài khoản Roth IRA và IRA vợ chồng là 2 lựa chọn tốt. Hãy kiểm tra điều kiện bản thân và bắt đầu đóng góp vào tài khoản trên.
Nguyễn Tâm (theo Money USNews)
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468