RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị tài chính

Ví dụ về tính rủi ro và biện pháp hạn chế

Advertisement

    Một ví dụ về tính rủi ro là tính bấp bênh về thu nhập có được từ một danh mục vốn đầu tư trong trường hợp đầu tư vào cổ phiếu thường. Thu nhập sẽ tăng khi mà công ty phát hành hoạt động hiệu quả, và giảm đi hoặc thậm chí mất sạch, khi công ty phát hành bị phá sản.
    Để hạn chế rủi ro loại này bằng việc đa dạng hóa hoặc chia phần rủi ro, thông qua việc thiết kế các danh mục vốn đầu tư cổ phiếu, sao cho có thể lợi dụng được việc bù trừ lẫn nhau các rủi ro thuộc danh mục đầu tư cổ phiếu, và từ đó giảm bớt tổng rủi ro. Nhưng với một danh mục vốn đầu tư về cổ phiếu đã được đa dạng hóa đến mức có thể đạt được hiệu quả, thì cũng đòi hỏi phải có một lượng tài sản tương đương đủ lớn và chi phí giao dịch cao do phải mua đi bán lại các tài sản ấy và do vậy, cũng khó tìm được những ai chấp nhận chi phí chuyển dịch tài sản cao này để họ có thể hùn vốn.
Ví dụ về tính rủi ro và biện pháp hạn chế
    Ngược lại, trong trường hợp quy mô của các định chế tài chính trung gian đủ lớn, đến lượt mình, lại tạo thuận lợi cho việc hùn vốn để cùng chia phần rủi ro, vì với quy mô lớn, chi phí giao dịch sẽ giảm đi nhiều, so với định chế tài chính trung gian có quy mô nhỏ, hoặc với một cá nhân, vì chi phí giao dịch tỷ lệ nghịch với khối lượng giao dịch, và nếu là chi phí bất biến thì nó được phán chia ra cho toàn bộ các giao dịch cùng chịu.
    Tuy nhiên, không phải mọi rủi ro đều có thể né tránh bằng cách đa dạng hóa danh mục vốn đầu tư, kể cả bằng cách phân tán rủi ro hoặc chung phần gánh chịu rủi ro. Có những rủi ro luôn có thể phát sinh và chỉ có những định chế tài chính trung gian cụ thể nào đó, hoạt động có hiệu quả mới có thể biến đổi được chúng, ví dụ như rủi ro thị trường.
Biến đổi thời điểm đảo hạn và tạo khả năng thanh khoản
    Chức năng quan trọng thứ hai của các định chế tài chính trung gian là biến đổi thời điểm đáo hạn và khả năng thanh khoản. Yếu tố quan trọng để cho các định chế tài chính trung gian có thể thực hiện được chức năng này, chính là họ có khả năng nắm giữ các tích sản kém lưu hoạt (vì kỳ hạn thanh toán dài) so với các tiêu sản mà họ phát hành, nhưng đồng thời họ vẫn duy trì được khả năng thanh toán. Hơn thế nữa, nếu các định chế tài chính trung gian có ý định đứng ra đảm nhận vai trò là con nợ chính trong các cam kết bảo lãnh, bằng cách mua lại bất kỳ khoản nợ nào mà người cho vay trước đó muôn bán, tức hành vi mua nợ, họ vẫn có thể tiến hành một cách dễ dàng. Bằng cách thiết kế thời điểm đáo hạn thuộc tài sản có một cách hợp lý, các định chế tài chính trung gian cò quyền khẳng định rằng, họ hoàn toàn có khả năng đáp ứng bất kỳ nhu cầu chi trả nào về các khoản nợ mà họ đang nắm giữ.

Đọc thêm tại:

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468