Nhìn qua, cuộc khủng hoảng này có vẻ như một sự khó hiểu. Mất một thời gian để có thể có một bức tranh tài chính hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra trong một khung thời gian hạn hẹp, để có một sự cảm nhận đúng đắn về tầm cỡ của những thua lỗ được dự đoán của tất cả những người tham gia vào thị trường tài chính, để hiểu quy mô nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, để nhận ra rằng thị trường tài chính đang phải trải qua một cú sốc chưa từng có trong thời hiện đại, và những luật lệ và những cách làm tốt nhất trong quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả.
Làm thế nào mà thị trường dưới chuẩn lại gây ra một sự lây lan tới tất cả những người tham gia thị trường tài chính và toàn ngành công nghiệp tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tê? Tại sao những quy đinh thất bại? Làm sao mà rủi ro hệ thống có thế trở thành sự thật vào một thòi điểm khi những luật lệ với mục đích để loại trừ nó được phát triển với đỉnh cao là sự thực thi của Hiệp ước Basel 2 cho các ngân hàng, và với giai đoạn cuối cùng của những quy định Khả Năng Thanh Toán 2 đối với ngành công nghiệp bảo hiểm?
Kích cỡ thị trường dưới chuẩn ước lượng khoảng 600 tỷ USD vào năm 2007 so với 3000 tỷ USD của thị trường vay thế chấp. Những khoản vay dưới chuẩn là những khoản vay mà thông thường sẽ không được cung cấp cho người đi vay vì họ không có đủ tiêu chuẩn tín dụng. Những người vay dưới chuẩn baan đẩu trả 200-300 điểm cơ sở (2-3%) cao hơn lãi suất thế chấp chuẩn (chênh lệch) bởi vì họ có rủi ro tín dụng cao hơn và bởi vì thông thường họ sẽ không được cho vay. Những người vay dưới chuẩn thường trả lãi suất thay đổi, với giai đoạn ưu đãi (2-3 năm) trước khi lãi suất tăng cao hơn. Những đặc tính đó khiến cho những khoản vay rủi ro hơn nếu những người đi vay không thể duy trì trả lãi suất cao hơn và nếu giá nhà giảm.
Việc vỡ nợ thường không xảy ra vào giai đoạn đầu của một khoản nợ hay ở giai đoạn cuối khi khoản nợ đã gần được trả xong. Thay vào đó, việc vỡ nợ hay xảy ra nhất ở giai đoạn giữa, theo thông kê là khoảng 50 tới 60 tháng sau khi bắt đầu, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như điều kiện kinh tế hay bản chất của lãi suất phải trả, cố định hay thả nổi. Đối với người cho vay, thua lỗ trong trường hợp vỡ nợ được làm giảm bớt nhờ có bất động sản được dùng thế chấp cho khoản nợ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tài chính, khủng hoảng tài chính
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.