We are Social vừa đưa ra báo cáo về Internet và di động năm 2014 thì Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc mang Internet và nội dung số tới người dùng, đặc biệt là thông qua những kết nối di động.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có thời gian sử dụng trung bình các trang mạng xã hội lâu nhất so với trong khu vực cũng như trên thế giới. Thêm một thông tin đáng chú ý nữa là chúng ta có gần 60% người dùng thực hiện thanh toán thông qua điện thoại. Những số liệu này rất có giá trị, đặc biệt cho những cá nhân và tổ chức đang làm việc ở những mảng liên quan tới thế giới số và di động.
1. Báo cáo thống kê tổng quan
Theo báo cáo, mức dân số Việt Nam hiện nay là hơn 92 triệu người, trong đó, số dân thành thị chiếm 31% (khoảng 27 triệu người và số dân cư nông thôn chiếm 69% (khoảng 56 triệu người). Sự thâm nhập của Internet vào đời sống của người dân cũng ngày một tăng cao. Theo điều tra, hiện nay, số lượng người sử dụng Internet đã chiếm đến 39% trên tổng dân số. Các trang mạng xã hội như Facebook cũng đã thu hút được 22% dân số (20 triệu người), số lượng thuê bao di động đang hoạt động cũng có một số lượng đáng kể đạt mức 134 triệu thuê bao.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh về số lượng người sử dụng internet và các thiết bị số, đặc biệt là mạng xã hội và thiết bị di động. Xu hướng làm marketing mới là marketing online, digital marketing, social marketing…
Số lượng người dùng lớn tạo ra một thị trường cực kì hấp dẫn cho các công ty về lĩnh vực thế giới số và di động. Người làm marketing cũng cần nhanh nhạy trong việc sử dụng các công cụ số để thực hiện quảng bá và xây dựng thương hiệu khi chi phí thấp hơn và cũng hiệu quả hơn.
2. Các chỉ số Internet
Thời gian người dùng sử dụng internet trong một ngày càng lớn thì người dùng càng có khả năng tiếp nhận nhiều nguồn thông tin sử dụng internet với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau. Tần suất người dùng nhận biết thông tin tăng cao vì online thường xuyên với lượng thời gian cao.
Tỷ lệ sử dụng internet bằng di động chiếm 34% dân số cùng với lượng thời gian truy cập internet bằng di động mỗi ngày giúp tối ưu hóa tiếp số thị trên thiết bị di động thông qua các ứng dụng, tích hợp quảng cáo trên di động , sẽ mang lại nhiều lợi ích, nâng cao hiệu quả tiếp thị và nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
3. Các chỉ số về sử dụng mạng xã hội
Tỷ lệ người dùng mạng xã hội chiếm 38% dân số, thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội trung bình một ngày cao giúp cho Social marketing trở thành một công cụ tất yếu để xây dựng thương hiệu, và thực hiện hiệu quả các chiến dịch Marketing. Marketing mạng xã hội sẽ tiếp cận được một khối lượng thị trường khổng lồ đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ, thông qua tương tác và chia sẻ trên mạng xã hội sẽ giúp chi phí marketing được tối ưu hóa 1 cách đáng kể.
Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng mạng xã hội rất cao, có sự chênh lệch lớn khi Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay so với các mạng xã hội khác. Facebook marketing chính là 1 công cụ social Marketing nổi bật nhất hiện nay, từ việc quảng cáo, xây dựng cộng đồng, gia tăng tương tác với người dùng cho đến định vị thương hiệu.
4. Các chỉ số về di động và sử dụng smartphone
Số liệu về thuê bao di động, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tỷ lệ thuê bao trả trước 89% trong khi tỷ lệ trả sau chỉ là 11%, và kết nối 3G chỉ chiếm 16% trên tổng dân số.
Tỷ lệ sử dụng smartphone đang có xu hướng ngày càng tăng (chiếm 20% dân số), tỷ lệ sử dụng smartphone để tìm kiếm thông tin, sản phẩm, mua hàng và thanh toán đang ngày càng tăng. Đồng nghĩa với việc tiếp thị số trên điện thoại thông minh càng dễ dàng và thuận lợi, sẽ đem lại hiệu quả cao nếu tích hợp được nhiều ứng dụng.
Theo WeAreSocial
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.