Trong một nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triể" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Bill Gates (2): Chính sách “sản phẩm hướng tới người dùng” là trọng tâm.

Advertisement
Trong một nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển mỗi công ty phải chọn cho mình một chiến lược tạo, củng cố, phát triển và cao nhất là chiếm lĩnh thị trường. Ðấy luôn là vấn đề mang tính nguyên tắc số một cần phải giải quyết.
Trong trào lưu toàn cầu hoá kinh tế, nhất là đối với các công ty tầm cỡ toàn cầu, vấn đề chịến lược cạnh tranh và chinh phục thị trường lại mang một ý nghĩa quyết định.
Microsoft, dưới sự lãnh đạo của Gates, đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là liên tục tạo ra và cải tiến các phần mềm sao cho chúng ngày càng “thân thiện” hơn, hiệu quả cao hơn do đó là hấp dẫn hơn đối với người sử dụng. Ðấy là chính sách “sản phẩm hướng tới người dùng”. Với chính sách này, Gates và Microsoft đã và sẽ tham gia vào mọi cuộc chơi trong các trận đấu phần mềm cho máy PC và giải pháp mạng, sẽ làm bất kỳ những gì cần thiết để giành chiến thắng. Công ty đã mở rộng, thiết lập hàng chục mối quan hệ với các đối tác và mua lại được nhiều sản phẩm nổi tiếng để phát triển đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Ðối với từng loại sản phẩm, Microsoft đã tạo ra một phạm vi thử nghiệm rộng rãi sản phẩm với đông đảo người dùng để hoàn thiện sản phẩm của mình. Ví dụ bản Windows 95 bêta, Microsoft từng lấy ý kiến của hơn 400.000 khách hàng. Tại Microsoft, tất cả các nhân viên đều dùng thử sản phẩm của hãng. Khi một sản phẩm được đưa vào kiểm thử (bêta test) thì toàn bộ công ty sẽ chuyển sang được dùng sản phẩm đó kể cả những người quản lý cấp cao. Như khi phiên bản cuối cùng của Word được công bố chính thức, Bill và giới quản lý cấp cao đều đã dùng nó trong nhiều tháng để kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra các điều chỉnh, hoàn thiện cuối cùng. Ðể so sánh, ta hãy nhìn vào một công ty sản xuất ôtô bất kỳ. Những nhà quản lý cấp cao ở đó chẳng gặp vấn đề gì hay sự bất tiện nào với xe cộ của họ cả, mặc dù có những sự trục trặc đã xảy ra với các ô tô mà họ cho xuất xưởng. Giờ đây, Microsoft vẫn đi đầu trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Hàng năm 25% tổng doanh thu của Microsoft (3-4 tỷ đôla) vẫn tập trung cho việc nghiên cứu triển khai để tăng cường chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ta hãy tưởng tượng Microsoft như một chàng kỵ mã tham gia các cuộc đụa ngựa trên những sân đấu khác nhau với những con ngựa đua – phần mềm tuyệt vời của mình. Ðó là những cuộc đấù nảy lửa, nhưng phần thắng cuối cùng thường thuộc về Microsoft. Trận đầu tiên, bằng DOS Microsoft đã thách đấu với CP/M của Digital Research Inc. ; trận sau dùng Excel “qua mặt” Lotus l -2-3 của Lotus Development Corp. Rồi Microsoft vượt lên trên WordPerfect bằng Word; lại thách đố Apple Computer, Inc. và Macintosh bằng cách cho ra Windows; lao vào cuộc chiến với NetWare của Novell, Unix và. OS/2 của IBM bằng Windows NT. Ðã biết bao giấy và mực được dùng để viết về cuộc chiến nảy lửa giữạ Explorer của Microsoft với Navigator của Netscape (đã từng là công ty cung cấp Web browser hàng đầu của thế giới) để giành giật thị phần chương trình duyệt (browser) World Wide Web. Sự việc có lúc đã dẫn đến phải có sự phán xử của các quan toà, nhưng ở đây Microsoft lại một lần nữa chiến thắng. Ngày nay, Công ty lại đang hướng đến những trận đấu mới, với các nhà cung cấp các mạng trực tuyến bằng cách tiếp thị Microsoft Network cùng với Windows 2000. Ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử củạ các trận đấu với các “con ngựạ đua” – các sản phẩm chính của Microsoft.
BASlC
Sản phẩm đầu tiên mà Bill Gates tham gia là chương trình thông dịch ngôn ngữ lập trình BASIC – chương trình cho máy vi tính đầu tiên của thế giới. Tại Albuquerque, New Mexico, vào năm 1975. Microsoft hợp tác với hãng MITS -(một hãng nhỏ đã sản xuất ra chiếc máy điện toán cá nhân Altair 88000 mà trước đây hai chàng trai Bill và Paul đã được thấy trước đây trên trang bìa của tạp chí Popular Electronics) để viết trình thông dịch cho ngôn ngữ BASlC. Với lý do đơn giản: đấy là hãng đầu tiên bán máy điện toán cá nhân với giá rẻ cho công chúng. Vào năm 1977, các hãng Apple, Commodore và Radio Shack cũng tham gia vào ngành kinh doanh máy tính cá nhân này và Microsoft đã cung cấp ngôn ngữ BASIC cho hầu hết các máy điện toán cá nhân đầu tiên của họ.
Trong những năm đầu bán ngôn ngữ Altair BASIC, doanh thu rất thấp so với số lượng phần mềm của họ đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Nhưng đây cũng là những thành công hết sức quan trọng đối với Bill Gates giúp anh khẳng định được chắc chắn hướng đi lâu dài, thành công tương lai của mình trong lĩnh vực phát triển phần mềm phục vụ đông đảo người dùng.
MS-DOS
Ðến những năm 80, IBM quyết định đi vào kinh doanh máy tính cá nhân. Chuyện đó bắt đầu từ việc IBM thuê Microsoft xây dựng hệ thống chương trình cho hệ máy tính PC đầu tiên của mình. Microsoft đã mua Q-DOS từ một công ty có tên là Seatle Computer Product và thuê luôn viên kỹ sư hàng đầu ở đó là Tim Paterson thiết kế thành hệ điều hành của Microsoft gọi là MS-DOS. Microsoft đã mang nó bán cho IBM để trang bị lại mọi máy PC (máy tính cá nhân) vào tháng 8/1981, DOS của Microsoft được bán là một trong số ba hệ chương trình PC : pC-DOS, hệ CP/M-86, và hệ UCSD Pascal P-system đi kèm PC. IBM, Máy điện toán cá nhân của IBM được tung ra thị trường vào tháng 8/198l và giành được thắng lợi vang dội (Hãng này đã tiến hành công việc tiếp thị khá tốt và đã quần chúng hóa hai chữ “PC”, tức Personal Computer – máy điện toán cá nhân). Như thế, Microsoft lại nhảy vào một cuộc đua mới có ba ngựa cùng tham gia.
Nhận thức rằng, chỉ có một trong ba hệ điều hành đó là thành công và nó sẽ trở thành hệ tiêu chuẩn Microsoft đã dốc sức hoàn thiện hệ PC-DOS. Chính sách kinh doanh của Bill Gates khi đó là: phải làm cho PC-DOS trở thành sản phẩm tốt nhất, sau đó là phải giúp đỡ các công ty phát triển phần mềm’ trên PC-DOS và cuối cùng là bảo đảm, cho giá của PC-DOS thật hạ (sau này PC-DOS được Microsoft phát triển độc lập và gọi là MS-DOS).
Vào năm 1982, những nhà phát triển phần mềm đã tạo ra nhiều ứng dụng mới để chạy trên máy IBM PC đó. Ða số các phần mềm, đặc biệt như Lotus l -2-3 của Mitch Kapor bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này. Khách hàng bắt đầu tin tưởng và mua máy ngày càng nhlều khiến cho máy IBM PC càng trở thành một tiêu chuẩn “thực tế” tiềm tàng của ngành công nghiệp máy điện toán. Ðiều quyết định sự thắng bại của cuộc đua trên chính là do hãng Lotus đã chọn hệ điều hành PC-DOS. Như vậy kết quả là PC-DOS đã nhanh chóng đánh bại hal con ngựa – hệ điều hành kia.
Tại thời điểm này, Chu kỳ phản hồi tích cực giữa cung và cầu bắt đầu có tác dụng đối với thị trường máy điện toán cá nhân. Sự xuất hiện các phần bổ sung cho phần mềm cũng như cứng làm cho việc bán máy đlện toán cá nhân vượt xa dự định bàn đầu của hãng IBM, lên tới con số hàng triệu máy và mang lại cho IBM hàng tỷ đô la doanh số. Chỉ trong vòng vài năm, hơn phần nửa số máy điện toán cá nhân dùng trong các cơ sở kinh doanh là của IBM và hầu hết số còn lại đều có thể thích ứng với máy của họ và cùng với nó MS-DOS của Microsoft đến được tay mỗi một người dùng.
Windows và các phần mềm giao diện đồ họa
Năm 1983, Microsoft nghĩ tới bước đi kế tiếp là phải phát triển hệ điều hành đồ họa. Tư tưởng “Giao diện dựa trên đồ họa” trong giao tiếp người máy bằng hình ảnh phông chữ là điều căn bản giúp cho Microsoft vượt lên trên các hãng phần mềm khác lúc đó. Loại giao diện như thế này đã có vào tháng Giêng năm 1984, trong hệ máy tính mới Macintosh của hãng Apple, đó là một kết quả nghiên cứu trước đó của Xerox tại trung tâm nghiên cứu Palo Alto. Microsoft đặt kế hoạch đưa hệ điều hành có giao diện đồ hoạ với tên là “Windows” vào máy IBM PC. Công ty muốn tạo ra một tiêu chuẩn mở và áp đụng khả năng đồ hoạ vào bất cứ máy điện toán nào đang chạy hệ MS-DOS. Với Windows, người dùng có thể sử dụng “chuột” để cho hiện lên màn hình các hình đồ hoạ và sẽ làm cho màn hình chứa nhiều “cửa sổ”, mỗi cửa sổ chạy một chương trình khác nhau. Chính thành công của Windows, và chính xác là Windows 3.1 đã đưa Microsoft vào thị trường chứng khoán. Nói một cách hình ảnh là Windows 3.l chính là bệ phóng đưa Microsoft vào quỹ đạo kinh doanh tầm quốc tế.
Microsoft Office. Cùng với hệ điều hành mới là việc xuất hiện các bộ phần mềm văn phòng giao diện đồ hoạ đầu tiên như Microsoft Excel và Microsoft Word, Microsoft Access, Microsoft PowerPoint, Microsoft Outlook tập hợp trong bộ sản phẩm có tên là Microsoft Office đã tạo nên sự thành công chói lọi của Microsoft. Từ đây, các sản phẩm Microsoft đã đạt mức độ thông dụng, phổ biến tuyệt đối và chiếm lĩnh thị trường với cặp bài Windows + Office cho mọi hệ thống Windows, Macintosh, WinCE… một cách vững chãi, không ai có thể đuổi kịp được.
Bộ công cụ lập trình cho Windows. Tiếp theo là việc Microsoft cho ra đời phần mềm công cụ lập trình trực quan rất phổ dụng Visual Basic, và sau này là cả Visual C++ cho môi trường Windows được gộp trong bộ phần mềm Visual Studio. Ðây là những công cụ rất mạnh đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển các phần mềm trên môi trường Windows.
Thế mạnh trên thị trường công cụ phát triển ứng dụng cho máy tính vẫn được Microsoft duy trì đến ngày nay. Microsoft như một hãng công nghệ chuyên cung cấp những sản phẩm công nghệ mới Internet với giá cả ít hơn nhiều lần của những hãng khác nên luôn chiếm thị phần lớn trên thị trường công cụ. Chúng hợp thành bộ ba chân kiềng: Hệ điều hành, công cụ lập trình và ứng dụng văn phòng tạo nên nền tảng cơ bản cho các sản phẩm Microsoft tích hợp tương lai của số đông người dùng máy tinh.
Tấn công vào lãnh địa Multimedia.
Một trong những ứng dụng rộng rãi nhất của cách mạng công nghệ thông tin đã được con mắt tinh tường của Bill Gates sớm nhận ra là lĩnh vực Multimedia (còn gọi là đa phương tiện). Chính ở đây, nhu cầu giải trí và học tập của đông đảo người dùng được thể hiện và đáp ứng một cách phổ cập. Hàng loạt các sản phẩm thường thức dùng công nghệ multimedia của Microsoft đã ra đời rất sớm trong dòng sản phẩm Microsoft Home. Microsoft hiện đã đưa ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm multimedia, từ những chương trình trò chơi cho trẻ em đến các hệ thống server video cho các công ty điện thoại và truyền hình cáp. Sản phẩm mới nhất Microsoft đặt niềm tin được sử dụng rộng rãi trong gia đình là máy xem phim, chơi trò chơi gia đình XBox. Một ví dụ kinh doanh thành công mỹ mãn là CD-ROM bách khoa toàn thư Microsoft Encarta. Sau nhiều lần liên tiếp nâng cấp trình này, đến nay tất cả mỗi người dùng máy tính đề có thể sở hữu tại gia bộ đĩa Encarta DVD hoặc tra cứu online trên Internet miễn phí với hơn 20 triệu từ của hơn 50000 chủ đề tri thức, trong đó 32.000 chủ đề bao quát có trong Encarta 98 Encyclopedia Deluxa, 1,2 triệu địa danh trong Encarta Virtual Globe và hơn 600.000 đề mục về định nghĩa, đồng nghĩa – trái nghĩa, trích dẫn và nhiều thứ khác trong thư viện tham khảo Bookshelf 98. Trong năm 1995, Microsoft đã liên doanh với hãng phim Dreamworks SKG của đạo diễn thiên tài Steven Spielberg nhằm phối hợp dùng công nghệ tương tác và multimedia làm các chương trình cho đối tượng thiếu nhi. Ðiều đó giải thích sự nổi tiếng cũng như sự yêu thích và cổ vũ của hàng triệu triệu người dùng trên thế giới đối với các sản phẩm Multimedia của Microsoft.
Nâng cấp và Internet hoá các sản phẩm.
Cho đến đầu những năm 1990, e-mail và Internet phát triển mạnh. Những người yêu kỹ thuatạ thì nhắc đến như là một “Siêu lộ thông tin”. Năm 1994, World Wide Web nổi lên khiến trình browser trở nên rất cần thiết và Netscape cũng bùng lên từ năm đó. Sun Microsystem thì đưa ra ngôn ngữ Java, ngôn ngữ lập trình cho Internet. Người ta đã tưởng như Microsoft đã lại tụt hậu không còn bắt kịp với những biến động mới liên tiếp ấy. Cuối năm 1995, đã có nhiều “lời ong tiếng ve” về chuyện các trình browser đã có thể đè bẹp Microsoft Windows giành vị trí thống trị.
Gates đã đưa ra một chiến lược rất ấn tượng, Microsoft lại bắt đầu tìm tòi vị trí mới của mình, hình dung xem khách hàng sẽ cần gì trong hoàn cảnh mới này bây giờ và 10, 20, 30… năm nữa. Bill Gates sau này cũng tự thú nhận “phải đợi đến tận năm 1996 thì Microsoft mới bắt đầu ôm lấy Internet với cả trái tim mình”. Browser đầu tiên – đó là Internet Explorer 1.0 được một công ty có tên là Spyglass cấp bằng sáng chế và được Microsoft mua lại. Ngày 7/12/1995, Microsofr tung một đòn tổng lực đầu tiên đưa công nghệ Internet hợp nhất vàoo mọi sản phẩm và dịch vụ của Microsoft. Microsoft thậm chí còn mua giấy phép sử dụng ngôn ngữ lậo trình nổi tiếng Java của Sun kết hợp vào Windows.
Tiếp theo là trong một xu thế mạng hoá các ứng dụng, Microsoft đã vạch ra kế hoạch mạng hoá toàn bộ các sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu phát triển của Internet và mạng LAN, “Xa lộ thông tin” trong tương lai. Cùng lúc, Microsoft đã tạo ra rất nhiều sản phẩm phần cứng và phần mềm mới cho Internet. Một hệ điều hành cho các hệ thống máy tính để bàn và server cao cấp là Windows NT và tiếp theo là Windows 2000, Windows XP đã tạo nên những khả năng khai thác Internet tới từng chiếc máy tính để bàn. Cùng với đó, Microsoft cũng nhảy vào lĩnh vực kinh doanh mMạng thông tin trực tuyến bằng mạng MSN, mạng dịch vụ miễn phí e-mail Hotmail & đã thu hút được đông đảo khách hàng của mình, chuẩn bị những hậu thuẫn lới cho kỷ nguyên
Ngọt ngào nào chẳng có chút đắng cay.
Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công của Microsoft đã trải qua nhiều thử thách gay go. Một số nhà phê bình, các công ty khác nhau đã cho rằng Microsoft đã dùng những thủ đoạn thương mại để hạ thủ một cách nhẫn tâm các đối thủ của mình trong cạnh tranh và họ rất lo lắng về sự độc quyền quá rõ của Microsoft. Ngay cả Toà án thương mại liên bang cũng đã nhiều lần điều tra Microsoft để mong tìm ra những chứng cứ về việc Microsoft vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Thậm chí, đã có phương án đề đạt là chia đôi công ty phần mềm này. Sự thực thì sao? Microsoft luôn luôn đặt lòng tin vào người dùng và coi họ là những người trọng tài, người phán quyết duy nhất và cuối cùng đối với số phận của mìnnh. Ngày nay, sự ủng hộ to lớn nhất của người dùng với sản phẩm của Microsoft là điều không còn ai nghi ngờ nữa.
Sự phản hồi tích cực đó từ phía khách hàng lại là một sản phẩm ” tất yếu nữa của một chính sách “sản phẩm hướng người dùng” của Microsoft.

Bài học kinh doanh của Microsoft: tận dụng Chu kỳ phản hồi tích cực
Triết lý Chu kỳ Phản hồi tích cực có nghĩa, một sản phẩm khi có nhiều khách hàng, sản phẩm đó sẽ trở nên có giá trị hơn, điều này sẽ lại làm cho sản phẩm trở nên có giá trị hơn, làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm đối với nhiều khách hàng hơn.
Càng thu hút nhiều khách hàng thì càng có nhiều thông tin phản hồi và giảm khả năng rủi ro vì thiếu thông tin kinh doanh.
Microsoft đã áp dụng triệt để triết lý “Chu kỳ phản hồi tích cực” từ nhiều sản phẩm và thường nguỵ biện cho việc chiếm lĩnh thị phần là do “sự lựa chọn khách quan của khách hàng”. Nhưng thực ra đó là sự vận dụng triệt để triết lý đó vào kinh doanh. Hai lãnh đạo của Microsoft từng có những phát biểu về thực hiện sách lược như vậy:
Steve Ballmer: “Chỉ có Thị phần, thị phần và thị phần mới là đáng kể – bởi vì nếu nắm được thị phần, các bạn đã làm cho những đối thủ còn lại sống ngắc ngoải. Giữ cho các đối thủ ngắc ngoải là những gì chúng ta phải duy trì”
Bill Gates: “Hãy chỉ ra một sản phẩm nào của Microsoft đã thành công mà không phải là sản phẩm đứng đầu – chúng tôi không có những sản phẩm như vậy. Nói tới những gì khách hàng cần là phải nói tới những nhãn hiệu sản phẩm của chúng tôi. Duyệt Web là IE, hệ điều hành là Windows, văn phòng là Office, lập trình là Studio…”.
Gates đã kiên trì và ủng hộ chính sách: đẩy nhanh tốc độ sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thấp. Đó là cách tốt thu hút khách hàng đặt niềm tin cho sản phẩm tương lai.
Sau đó tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu đích thực hơn của số đông khách hàng chính thức và cập nhật hoá cho việc kinh doanh ấy. Nó tạo nên những vòng xoáy tích cực. và dần dần nhãn hiệu sẽ được đông đảo biết đến, doanh thu cũng tăng lên một cách chóng mặt. vị trí của người hướng dẫn thị trường được nâng lên.
Thực tế cho thấy dù nhảy muộn vào các lĩnh vực nhưng Microsoft luôn vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần: phần mềm multimedia gia đình, dịch vụ trực tuyến, soạn thảo, bảng tính điện tử, trình duyệt… khắc phục những sai sót, tinh ranh hơn trong cạnh tranh, thường đảo lộn những mô hình kinh doanh quen thuộc để chiếm ưu thế, thường là linh hoạt về giá, hạ giá xuống một mức thấp nhất có thể được nhằm thúc đẩy sức mua lên. (Encarta, Access, Excel, Word có mức giá khởi điểm 99 $) Nhiều công ty không thể cạnh tranh bởi những giá thấp như vậy với Microsoft, và giá không còn lên được như trước nữa. Thị phần chính Microsoft đã thao túng được.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468