RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Bình luận về thực trạng Quản trị nhân sự tại Việt Nam

Advertisement
Các bạn thân mến, trong chiến lược phát triển nhân tài của doanh nghiệp (DN), người làm công tác nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Người làm công tác quản trị nhân sự phải quản lý, duy trì và phát huy tối đa sức mạnh của nguồn lực nhân sự, một nguồn lực quan trọng trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả doanh nghiệp, tổ chức và của người lao động.
Thế nhưng, hiện nay nhiều DN Việt vẫn chưa chú trọng đến đội ngũ này. Lãnh đạo công ty chưa thật sự hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của công tác nhân sự, chưa coi trọng văn hóa DN và cách thức tổ chức quy trình nhân sự một cách chuyên nghiệp.Trong khá nhiều các doanh nghiệp và tổ chức, bộ phận nhân sự mới chỉ đóng vai trò thi hành các phần công việc về hành chính nhân sự: chấm công, tính lương, làm chế độ bảo hiểm, tuyển dụng, thừa hành các yêu cầu về nhân sự do các bên đề ra chứ không thực hiện được vai trò “đối tác chiến lược” cho các nhà quản lý.

Việc đào tạo nghề nhân sự, giám đốc nhân sự một cách chiến lược và có kế hoạch dài hạn ở hầu hết các công ty Việt Nam vẫn còn là giấc mơ đối với nhiều bộ phận nhân sự trong mỗi doanh nghiệp. Điều này dẫn đến những kết quả mà phòng nhân sự đã thực hiện được vẫn giữ một khoảng cách lớn so với kỳ vọng của các nhà quản trị và hệ quả là khi nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay các DN đã liên tục gặp không ít khó khăn liên quan đến các vấn đề nhân sự như tuyển dụng nhân tài gặp nhiều khó khăn, chảy máu chất xám,…  

Với xu thế cạnh tranh cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay, khi các DN đứng trước thách thức phải tạo ra cho sản phẩm, dịch vụ của mình một bản sắc riêng, một dấu ấn riêng trong lòng người tiêu dùng thì hơn bao giờ hết các doanh nghiệp phải trông đợi vào một nguồn lực chính, đó là “nguồn nhân lực”. Vì vậy, các chuyên viên nhân sự phải được đầu tư, hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của nghề nghiệp bằng các hình thức đào tạo bài bản, chuyên sâu, tăng cường và mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài công ty. Các chương trình đào tạo Nghề nhân sựhay Giám đốc nhân sự cần được chú trọng phát triển cả về chất và lượng, nhưng ngay cả khi công ty có cử nhân viên đi học, cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của nhân viên, có khi lại yêu cầu quá mức về hiệu quả đạt được sau khóa học. 

Các bạn nên biết rằng đa phần hoạt động quản lý nhân sự chưa thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt cũng như người lao động bởi đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự (hoặc có thể là chưa bao giờ) coi trọng hoạt động này. Các nhân viên nhân sự trong doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách bài bản và được tạo điều kiện để thực hành một cách bài bản mà thường là nhân viên làm các công việc khác như kế toán, hành chính, còn hoạt động tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự… chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ tuyển dụng (hỗ trợ đăng tuyển, lọc hồ sơ, tổ chức phỏng vấn,…) giải quyết các thủ tục liên quan đến nghỉ thai sản, bảo hiểm … cho người lao động, chứ chưa có điều kiện và khả năng tác động vào các hoạt động như tính lương thưởng (xưa nay vốn quyết định thuộc về nhà quản lý và mảng tính lương thuộc về kế toán). chứ đừng nói đến những chiến lược nhân sự cho nó xa xôi… 

Ví dụ, bạn được cử đi học, nội dung lý thuyết, được thực hành 1 ít về những nội dung như ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) hay ứng dụng KPIs để đánh giá nhân sự, nhưng, để được xây dựng và triển khai thì đó là điều xa vời do quá trình xây dựng triển khai đòi hỏi một thời gian khá dài và khó, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người… Không được tạo điều kiện làm việc, hoặc yêu cầu quá mức trong khi sức ì của doanh nghiệp không đổi, bạn làm thế nào đây?

Hỏi nhỏ nhé,.. 

Bạn có bao nhiêu niềm tin xây dựng một hệ thống quản lý nhân sự mới, hiện đại, ở một doanh nghiệp mà ngay đến bản mô tả công việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website tuyển dụng mà nội dung sơ sài đến mức đáng ngạc nhiên và nếu bạn có yêu cầu 1 bản mô tả công việc thì nhà tuyển dụng cũng không trả lời rõ ràng… 

Đây là thực trạng ở hầu hết các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đa phần các doanh nghiệp Việt là vừa và nhỏ chiếm 94% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – tại thời điểm tôi viết bài này thì con số kia cũng đang thay đổi do rất nhiều doanh nghiệp đang phá sản, đang dừng hoạt động, đang chết dần) Có bao nhiêu vị giám đốc quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đào tạo và giữ chân người tài … hay họ quan tâm đến túi tiền của mình hơn? bởi “lũ thất nghiệp đang đầy rẫy ngoài đường kia kìa, nó muốn nghỉ thì cho nó nghỉ”… “Trước mắt nó còn có thể làm một vài việc “vặt” cho công ty, cứ để nó đấy/ cứ tuyển nó đi”… rồi thì hàng tỉ thứ việc không tên, các bạn nhân viên mới sẽ là những nhân viên đa năng, tức là, cái gì cũng biết nhưng biết không sâu… 

Thế nào, các bạn sinh viên nhất định không thích những điều tôi nói, các bạn tự thấy các bạn có tài, tôi cũng không phản đối, trong các bạn, thực sự cũng có người tài thật, nhưng đa số các bạn là người bình thường thôi, tức là các bạn cũng chỉ làm đến mức “chuyên viên tầm thường”. Nếu các bạn không có những đột phá, các bạn sẽ mãi mãi chìm đắm và làm việc tại những công ty tầm tầm như thế thôi. “Cá nhỏ” thì cần ra biển lớn để trưởng thành, khi bạn có tài năng, kiến thức, mối quan hệ và kinh nghiệm, bạn sẽ có những gì bạn muốn, sắp xếp, xây dựng lại hoạt động quản lý nhân sự của công ty ư, chuyện đó có thể thực hiện được, một môi trường làm việc mà rất nhiều người mơ ước ư, đó là trong tầm tay của bạn. 

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468