Mặc dù mức giá 1,3 triệu đồng có thể khiến không ít nguời cảm thấy phân vân, nhưng những lợi ích mà TP-Link M7350 mang lại chắc chắn sẽ đủ khiến bạn cảm thiết bị thực sự ‘đáng đồng tiền bát gạo’.
Gần đây, phong trào “đi phượt” dường như đã trở nên quá quen thuộc với những bạn trẻ vốn đam mê “xê dịch” luôn mong mỏi được đặt chân đến những địa điểm du lịch vào những ngày cuối tuần để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
“Xách balo lên và đi” thôi là chưa đủ, giới trẻ hiện đại ngày nay còn mong muốn khoe gần như mọi khoẳnh khắc được ghi lại trong suốt chuyến đi của mình lên mạng xã hội. Khi đó, bên cạnh Wi-Fi công cộng thì mạng dữ liệu 3G hay 4G/4G LTE chắc chắn sẽ trở thành một trợ thủ cho có những phút giây “sống ảo” này.
Tuy nhiên, hạn chế ở đây chính là mỗi thành viên trong nhóm phượt tự đăng ký một gói cước Internet riêng. Tiết kiệm hơn chút, một thành viên đại diện sẽ biến chiếc smartphone của mình thành một trạm phát Wi-Fi di động. Trên thực tế, điều này nhanh chóng rút cạn kiệt năng lượng hoặc khiến smartphone trở nên quá nóng sau vài phút hoạt động.
Chính vì lẽ đó, một thiết bị phát Wi-Fi di động khai thác băng thông 4G/3G của nhà mạng viễn thông được xem là một giải pháp hoàn hảo nhất trong những dịp như thế này. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường đã có không ít nhà sản xuất thiết bị mạng đã cho ra đời nhiều mẫu mã khác nhau với nhiều ưu điểm nổi trội, đơn cử là bộ phát TP-Link M7350.
TP-Link M7350 về cơ bản có nhiều nét tương đồng so với mẫu D-Link DWR-932 từng được Test Lab đánh giá gần đây như kích thước khá gọn, vỏ ngoài bằng nhựa cứng đen tuyền khá sang.
Mặt trên của bộ phát này còn có màn hình 1,4 inch, cung cấp những tính năng cơ bản nhất của thiết bị bao gồm thông tin về mạng dữ liệu, dung lượng đã sử dụng, thời lượng pin, cường độ tín hiệu, tùy chỉnh băng tần 2,4GHz/5GHz,…
Phía sau nắp lưng là thỏi pin có dung lượng 2.000mAh, khe cắm SIM, khe cắm thẻ nhớ microSD và nút Reset về trạng thái mặc định của thiết bị này.
Nói thêm về SIM,
M7350 sử dụng SIM “to” nên
TP-Link đã ưu ái tặng kèm người dùng một bộ adapter đi kèm để họ không gặp khó khăn khi chuyển đổi từ microSIM hay nanoSIM.
Theo thông số kỹ thuật được TP-Link công bố, khi sử dụng với mạng 4G LTE, tốc độ tải xuống (downlink) và tải lên (uplink) tối đa mà M7350 hỗ trợ lần lượt đạt mức 150Mbps và 50Mbps. Trong khi đó, nếu sử dụng mạng 3G, M7350 có thể đặt tốc độ tải xuống và tải lên lần lượt là 42Mbps và 7,2Mbps.
Không chỉ vậy, M7350 còn có thể tạo ra một điểm truy cập Wi-Fi cá nhân băng tần kép 2,4GHz và 5GHz, có độ tương thích cao với các thiết bị di động đời mới như smartphone, tablet, laptop,..
Qua trải nghiệm thực tế, mình cam đoan rằng việc sử dụng M7350 thực sự là rất đơn giản, người dùng chỉ mất vài phút làm quen là đã có thể sử dụng thiết bị này thuần thục, thậm chí là chẳng cần xem qua bộ tài liệu đi kèm.
Cụ thể hơn, sau khi gắn thẻ SIM vào thiết bị, bạn hãy nhẫn giữ phím nguồn cho đến khi màn hình sáng đèn với biểu tượng của nhà sản xuất và chờ trong giây lát để máy bắt đầu khởi động.
Khi quá trình khởi động hoàn tất, bạn sử dụng phím Menu để di chuyển con trỏ trên màn hình, nhấn phím nguồn để chọn tuỳ chọn mình muốn. Lưu ý, trong lần đầu sử dụng, bạn nên truy cập vào Devices Info để xem mật khẩu Wi-Fi mặc định của thiết bị.
Khác với một số bộ phát Wi-Fi di động hiện có trên thị trường, việc cung cấp thông tin về mạng Wi-Fi thông qua tuỳ chọn ngay trên màn hình thiết bị giúp người dùng dễ dàng hơn khi kết nối và chia sẻ mạng với người dùng khác.
Sử dụng “Thánh SIM” của nhà mạng Vietnamobile, mình cảm thấy thoả mãn khi sử dụng
M7350. Bộ phát này hoạt động khá ổn định, cung cấp đường ra Internet mượt mà, ít gặp phải hiện tượng giật lag, cho phép xem mượt các video chuẩn HD trên YouTube, chơi game trực tuyến hạng nặng, tải tài liệu, tập tin trực tuyến không bị gián đoạn.
Về mặt lý thuyết, tốc độ truyền tải dữ liệu giữa
M7350 với các thiết bị kết nối có thể đạt 600Mbps (trong đó 433Mbps cho băng tần 5GHz và 150Mbps cho băng tần 2,4GHz). Bên cạnh đó, mình nhận thấy
M7350 hoàn toàn đáp ứng được việc cung cấp mạng Internet liên tục cho 8 thiết bị kết nối lên cùng lúc.
Nhưng trên thực tế, tốc độ kết nối Internet mà người dùng có được sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào băng thông gói dịch vụ 3G/4G đăng ký. Do đó, tốc độ truy cập internet sẽ giảm đi khi có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc.
Theo quan sát của mình ,
M7350 không có khả năng cấp phát cùng lúc 2 băng tần 2,4GHz và 5GHz. Thay vào đó, bộ phát này chỉ cho lựa chọn một trong hai băng tần khi hoạt động, người dùng có thể thực hiện điều này ngay trên giao diện chính của thiết bị. Hơn nữa, việc chuyển đổi giữa 2 băng tần khá mất thời gian do thiết bị phải khởi động lại.
Khi nhắc đến khả năng cơ động của thiết bị công nghệ, không thể không nhắc đến thời lượng pin tối đa của sản phẩm, và M7350 cũng không ngoại lệ. Như đã đề cập trên, M7350 được trang bị viên pin có dung lượng 2.000mAh, cho phép thiết bị này hoạt động liên tục trong cả ngày dài.
Thử nghiệm bằng việc kết nối với một smartphone Android, mình nhận thấy
M7350 có thời gian hoạt động lên đến gần 8 tiếng. Khi càng có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc, thời lượng pin sẽ giảm nhanh hơn do M7350 phải phân bổ lưu lượng băng thông cho những thiết bị này.
Mặc dù không được trang bị bộ sạc đi kèm, nhưng người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng bộ sạc micro USB của smartphone phổ thông để nạp lại năng lượng cho M7350.
Bên cạnh đó, trong trường hợp không có nhiều thời gian để cắm sạc M7350 từ ổ điện gia dụng,mình vẫn có thể sạc thiết bị này bằng cáp sạc micro USB kết nối với máy tính xách tay, sạc dự phòng hoặc cổng sạc USB trên xe hơi.
Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế, mình nhận thấy điểm trừ không đáng có của bộ phát này đó là nhiệt độ tương đối nóng trong suốt quá trình hoạt động, nghĩa là có thiết bị kết nối và truy cập internet. Do đó, khi luớt mạng liên tục từ 2 giờ đồng hồ trở lên, người dùng không nên để thiết bị này trong túi quần, túi áo. Thay vào đó, hãy chọn nơi thông thoáng như ngăn cặp, ba lô chẳng hạn.
Quay trở lại màn hình hiển thị của M7350, khi chuyển sang tuỳ chọn App Download, thiết bị này sẽ cung cấp một mã QR, cho phép người dùng Android và iOS tải về ứng dụng tpMIFI từ cửa hàng ứng dụng trực tuyến.
Sau khi đã cài đặt, ứng dụng tpMIFI sẽ cung cấp những tổng qua về thiết bị này, như số dung lượng hiện tại, số dung lượng pin còn lại, …
Truy cập sâu hơn bằng cách nhấn vào biểu tượng hình 3 gạch ở góc trên bên trái, tpMIFI sẽ cho phép bạn tùy chỉnh thông số về mạng Wi-Fi như tên SSID, mật khẩu, băng tần 2,4GHz hoặc 5GHz, chế độ mạng (4G, 4G Only, 3G Only),…
Trong một số trường hợp, bạn hãy nhập “admin” nếu tpMIFI yêu cầu nhập mật khẩu mặc định của thiết bị. Để thay đổi mật khẩu này, bạn chỉ cần truy cập Login account > Modify login account và điền các thông tin được cung cấp, cuối cùng nhấn Save để hoàn tất.
Bên cạnh việc quản lý trên ứng dụng tpMIFI, M7350 cũng được tích hợp trang điều khiển khá bắt mắt và rất trực quan. Theo đó, người có thể truy cập vào trang điều khiển này thông qua địa chỉ IP mặc định 192.168.0.1. Phần lớn tính năng được cung cấp tại đây đều tương tự trên ứng dụng tpMIFI.
Không thể phủ nhận rằng 1,3 triệu đồng là một mức giá tương đối cao cho một thiết bị phát Wi-Fi di động, nhưng với khả năng đạt tốc độ tốt, tính ổn định cao và thời lượng pin đúng theo những gì mà hãng quảng cáo, mình có thể cam đoan rằng người dùng chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng khi chọn mua M7350.
Link mua sản phẩm giá rẻ nhất thị trường trên Tiki.vn :
Tại đây
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.