Sự thành công của một doanh nghiệp được th" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị chiến lược Quản trị kinh doanh

Các loại lợi thế cạnh tranh

Advertisement
     Sự thành công của một doanh nghiệp được thể hiện một cách rõ nét nhất thông qua vị trí mà nó chiếm giữ được trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu như doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao về mặt tài chính, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh thì đó là do doanh nghiệp biết sử dụng hợp lý những nguồn lực, năng lực mà nó tích lũy được vào các lĩnh vực hoạt động đã chọn. Để có thể duy trì các kết quả đạt được trong dài hạn, phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải có trong tay nghiệp tố quyết định đó được gọi là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh được xây dựng từ những đặc trưng của bối cảnh cạnh tranh và nằm ngay trong cách thức phân bổ nguồn lực riêng có của doanh nghiệp.
     Theo Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh có thể được xây dựng theo hai cách chủ nghiệp
Các loại lợi thế cạnh tranh
Cách thứ nhất là làm ging như đối thủ cạnh tranh
     Nhưng rẻ hơn, tức là với chi phí thấp hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có một nghiệp tố quyết định là lợi thế về chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Khi doanh nghiệp đã kiểm soát được chi phí thì nó sẽ có một công cụ cạnh tranh rất hiệu quả đó là giá cả, công cụ này cho phép doanh nghiệp hoặc tăng lợi nhuận của mình, hoặc chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
Cách thứ hai là làm khác đối thủ cạnh tranh
     Cũng theo Michael Porter, doanh nghiệp có thể nhắm hai mục tiêu thị trường. Hoặc là doanh nghiệp nhằm vào toàn bộ thị trường và chấp nhận đối đầu với các đối thủ cạnh tranh, trong trường hợp này mục tiêu của doanh nghiệp là sẽ trở thành người dẫn đầu thị trường (leader). Hoặc là doanh nghiệp lựa chọn chỉ nhằm vào một phân đoạn thị trường đặc biệt, với chủ đích tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh mạnh và tham vọng kiểm soát phân đoạn này.
     Như vậy, theo Michael Porter thì để đương đầu với cạnh tranh, doanh nghiệp có thế lựa chọn ba kiểu chiến lược tổng quát sau đây: chiến lược chi phí thấp (cost leadership), chiến lược khác biệt hóa (differentiation) và chiến lược trọng tâm (focus). Ba kiểu chiến lược này xuất phát từ mục tiêu kiểm soát thị trường của doanh nghiệp cũng như mong muốn kiểm soát lợi thế cạnh tranh.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468